1. Khái niệm về hợp đồng mua bán quốc tế

Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên là người bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên kia, là người mua, một tài sản nhất định gọi là hàng hóa – đối tượng của hợp đồng, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng trị giá của hàng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, dù được ký kết hoàn chỉnh, chi tiết đến đâu, bản thân nó cũng không thể dự kiến, chứa đựng, bao gồm tất cả những vấn đề, những tình huống có thể phát sinh trong thực tế. Do đó, cần phải bổ sung cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó. Điều này có nghĩa là, mỗi một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được ký kết, là một cơ sở pháp lý quan trọng để các bên dựa vào đó xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, để các bên tự kiểm tra lại mình và kiểm tra đối phương. Nhưng, trong thực tế lại thường xảy ra những trường hợp mà tranh chấp phát sinh giữa các bên lại không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng: Trường hợp này, các bên phải dựa vào luật điều chỉnh hợp đồng, tức là dựa vào luật được áp dụng cho hợp đồng đó để giải quyết tranh chấp. Không chỉ các bên đương sự phải tìm hiểu luật áp dụng cho hợp đồng mua bán đã ký kết mà cả Tòa án (hoặc Trọng tài), được giao giải quyết tranh chấp phát sinh, cũng phải nghiên cứu vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng đó thì mới có thể làm tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình.

2. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Pháp luật điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực thương mại được hiểu là tổng thể quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.

Nội dung của pháp luật điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực thương mại bao gồm:

– Những quy định về bản chất, chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại;

– Những quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực thương mại;

– Những quy định về thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại;

– Những quy định về trách nhiệm vật chất (chế tài thương mại) do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại;

Ngoài ra, trong nội dung của pháp luật điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, còn có những quy định về hợp đồng vô hiệu, về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng.

Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế (international private law), trong mua bán quốc tế, cảc bên đương sự hoàn toàn có quyền tự do thỏa thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, điều ưóc quốc tế về thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ.

Song, điều quan trọng là ở chỗ nên chọn nguồn luật nào, làm thế nào để chọn luật thích hợp nhất để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình. Vấn đề này thật không đơn giản, cần phải nghiên cứu tất cẳ các nguồn luật nói trên và cách áp dụng cũng như vai trò giá trị pháp lý của từng nguồn luật đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

3. Điểu ước quốc tế về thương mại

Một khi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế liên quan đến vấn đề không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng, các bên kí kết hợp đồng có thể dựa vào các điều ước quốc tế về thương mại. Do đó, điều ước quốc tế về thương mại là nguồn luật đầu tiên của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Có hai loại điểu ước quốc tế về thương mại. Loại thứ nhất đề ra những nguyên tắc pháp lý chung làm cơ sở cho hoạt động ngoại thương nói chung và mua bán xuất nhập khẩu, mua bán quốc tế nói riêng. Những điều ước quốc tế này (có thể là song phương hoặc đa phương, khu vực hoặc toàn cầu) không điểu chỉnh các vấn đề về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế mà chỉ nêu những nguyên tắc pháp lý có tính chất chỉ đạo. Ví dụ như Hiệp định Thương mại song phương như Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ hoặc các Hiệp định Thương mại đa phương như Hiệp định GATT năm 1994, Hiệp định GATS/WTO v.v… trong đó các quốc gia ký kết đưa ra các nguyên tắc: Tôì huệ quốc về thương mại, (Most Favoured Nation – MFN) nguyên tắc có đi, có lại về thương mại, nguyên tắc đôi xử quốc gia… Loại điều ước này chỉ điều chỉnh gián tiếp các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Loại điều ước quốc tế về thương mại thứ hai là những điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bán và bên mua trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Loại này đóng vai trò quan trọng, giúp các bên có thể giải quyết được tranh chấp cụ thể đã phát sinh từ hợp đồng ký kết. Ví dụ về các loại này có thể dẫn ra Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trong đó quy định thủ tục ký kết hợp đồng mua bán; quyển và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng…

Với ý nghĩa là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vai trò của hai loại điều ước quốc tế về thương mại nói trên phụ thuộc vào giá trị pháp lý của chúng đối vổi hợp đồng mua bán hàng hốa quốc tế.

Đối với những điều ưổc quốc tế mà nưổc ta đã ký kết hoặc đã thừa nhận, chúng có giá trị bắt buộc đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có liên quan. Những điều ước quốc tế này là nguồn luật đương nhiên, các bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể dựa vào chúng mà không cần phải có sự thỏa thuận riêng nào trong hợp đồng. Điều này có nghĩa là, dù các bên mua và bán có dẫn chiếu tới hay không dẫn chiếu tối thì các điều ước quốc tế vẫn đương nhiên được áp dụng. Những điều ước quốc tế này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hợp đồng ngoại thương.

Song, hiện nay, ngoại trừ một sô- điều ước quốc tế về thương mại điều chỉnh gián tiếp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nước ta chưa ký, chưa tham gia một điều ước song phương hoặc đa phương nào điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Những điều ước quốc tế về thương mại mà Nhà nước ta không ký, chưa ký hoặc không thừa nhận thì không có giá trị bắt buộc đôi với các thương nhân – chủ thể về phía bên Việt Nam trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Những điều ước quốc tế này không phải là nguồn luật đương nhiên của hợp đồng mua bán do các thương nhân Việt Nam ký kết với thương nhân nước ngoài. Chúng chỉ trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nếu các bên thỏa thuận dẫn chiếu tới chúng trong hợp đồng. Ví dụ: cho đến nay Việt Nam vẫn chưa tham gia Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế, cho nên Công ước này chỉ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà các thương nhân Việt Nam đã ký với các thương nhân nước ngoài nếu trong hợp đồng mua bán ngoại thương có các điều khoản quy định sẽ áp dụng Công ước Viên, hoặc hai bên thỏa thuận với nhau sẽ dựa vào Công ước Viên để giải quyết những tranh chấp phát sinh. Nếu không có sự thỏa thuận đó, Công ước Viên sẽ không có ý nghĩạ và không có bất kỳ giá trị pháp lý nào đôi với các thương nhân Việt Nam, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Khi áp dụng điều ước quốc tế để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cần phải chú ý đến tính chất pháp lý của các loại quy phạm pháp luật có trong điểu ước quốc tế đó. Nếu là các loại quy phạm có tính chất mệnh lệnh, các bên đương sự – chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải tuyệt đối tuân thủ. Nếu làm sai, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ không có hiệu lực. Nếu là quy phạm có tính chất tùy ý, các bên có thể tuân theo hoặc không tuân theo. Nếu trong các điều ước quốc tế về thương mại (mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc do các bên dẫn chiếu tối) có những quy định khác với luật pháp Việt Nam thì, dựa theo Điều 5 khoản 1 của Luật Thương .mại Việt Nam năm 2005 và Điều 759 khoản 2 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 có hiệu lực từ 01/01/2006) có thể có hai cách giải quyết:

– Một là, đối với điều ước quốc tế về thương mại mà Nhà nước ta đã tham gia ký kết và phê chuẩn, chúng ta sẽ phải tuân theo những quy định trong điều ước quốc tế đó;

Điều 5 khoản 1 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Trường hợp điểu ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”

– Hai là, đôi vói điểu ước quốc tê mà Nhà nước ta chưa tham gia và chưa công nhận, chúng ta có quyền bảo lưu, không áp dụng những quy định trái vdi luật pháp của Việt Nam (nghĩa là có thể chỉ áp dụng từng chương, mục, từng điểu khoản nào không trái với luật Việt Nam, còn những chương, mục, nhưng quy định nào trái với luật Việt Nam, chúng ta có quyền bảo lưu không áp dụng).

Những quy phạm pháp luật của điều ước quốc tế là những quy phạm pháp luật thực chất đã được các quốc gia thống nhất. Do vậy, dựa vào điều ước quôc tế, các chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tê dù ở các nước khác nhau, có thể sẽ có một sự hiểu thống nhất trong việc giải quyết nhanh chóng tranh chấp phát sinh, tiết kiệm thời gian. Song hiện nay, đổì với Việt Nam chúng ta, vì nước ta chưa ký nhiều điều ước quốc tê về mua bán với các nước ngoài, đặc biệt là các nưóc phát triển, nên điều ước quốc tế về thương mại vổi ý nghĩa là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chưa phát huy thật sự vai trò của nó.

4. Luật quốc gia – Luật nước ngoài

Khi không có điều ưôc quốc tế hoặc có nhưng điều ước quốc tế không đề cập hoặc đề cập không đầy đủ những vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các chủ thể của hợp đồng có thể dựa vào luật pháp của một quốc gia nào đó để giải quyết vấn đề phát sinh. Trong trường hợp này, luật quốc gia trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bổ sung cho những thiếu sót của hợp đồng đó. Và như vậy, luật quốc gia đó có thể là luật nước ngoài đốĩ với ít nhất một trong hai bên – người bán hoặc người mua.

Về Việc áp dụng luật nước ngoài, Điều 5 khoản 2 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài nếu pháp luật nước ngoài đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”

Luật quốc gia của một nước sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi:

–        Các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều này có nghĩa là ngay từ lúc đàm phán ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận, đưa vấn đề này vào thành một điều khoản của hợp đồng mua bán, gọi là điều khoản về luật áp dụng. Điều khoản này có thê được quy định như sau: “mọi vấn để không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng này sẽ được giải quyết theo luật Việt Nam”

–        Các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau khi hợp đồng mua bán đã được ký kết: Phương pháp này thường được các bên sử dụng khi trong hợp đồng mua bán, mà các bên đã ký kết trước đó, vì một lý do có tính chất khách quan hoặc chủ quan (hợp đồng được soạn thảo quá đơn giản, ngắn gọn để chớp thời cơ chính bản thân các bên ký kết chưa thấy rõ được tầm quan trọng của điều khoản luật áp dụng…) không có điều khoản về luật áp dụng. Lúc này thường là tranh chấp đã xảy ra, nhưng các bên vẫn có thể đàm phán với nhau để thỏa thuận chọn luật áp dụng. Tất nhiên, trong thực tế, trường hợp này rất khó có được một sự nhất trí trong việc chọn luật của nước nào trong số luật của hai nước liên quan, song, nếu chúng ta chọn luật của nưởc thứ ba hoặc dẫn chiếu tôi một điều ước quốc tế thì vấn đề cũng có thể được tháo gỡ.

–        Khi luật đó được quy định trong các điều ước quốc tế hữu quan. Điều này có nghĩa là nếu trong các điều ước quốc tế mà quốc gia mình đã tham gia ký kết (hoặc thừa nhận) có quy định điều khoản về luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì luật đó đương nhiên được ốp dụng, các chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không phải mất thời gian đàm phán về vấn đề đó nữa.

–        Khi luật đó được trọng tài – cơ quan xét xử tranh chấp – lựa chọn nếu các bên trong hợp đồng không thỏa thuận được với nhau về luật áp dụng (Điều 14.2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).

Luật quốc gia được các bên lựa chọn có thể là luật nước người bán, luật nước ngưòi mua, luật của nước thứ ba hoặc luật của bất kỳ nưổc nào khác có mối liên quan vởi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, chẳng hạn như luật nơi ký kết hợp đồng, luật nơi thực hiện nghĩa vụ…

Việc chọn luật của nước nào hoàn toàn do các chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tự thỏa thuận và tự quyết định. Trong thực tế, việc lựa chọn luật nước nào trưởc hết phụ thuộc vào sự đàm phán, vào thế của người đàm phán và đặc biệt là vào sự hiểu biết của mỗi bên về luật của nước mà mình và bạn hàng đang sắp lựa chọn. Thông thường các doanh nghiệp Việt Nam muốn sử dụng luật Việt Nam làm luật điều chỉnh cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của mình. Nhưng ngược lại, đối phương đàm phán cũng lại chỉ muôh áp dụng luật của chính nước họ. Nếu hai bên không nhân nhượng nhau thì việc ký kết hợp đồng có thể bị cản trở. Trong trường hợp này, ta có thể để nghị với đối phương cùng chọn luật của nước thứ ba hoặc bản thân đối phương cũng có thể đề nghị hãy áp dụng luật của nước thứ ba nào đó.

Trước khi đồng ý chọn luật của nước thứ ba cần phải tương đối am hiểu luật của nước thứ ba đó. Chẳng hạn, ít ra cũng phải biết là luật nước đó bảo vệ quyền lợi cho người bán hay người mua, luật nước đó có liên quan tởi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã ký kết hay không, hoặc có trái với chế độ chính trị hay vi phạm quyền lợi của chúng ta hay không v.v…

Khi nói luật quốc gia là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không có nghĩa là toàn bộ hệ thống luật quốc gia đều được đem áp dụng, mà chỉ áp dụng những luật, những văn bản pháp luật có liên quan tới thương mại như Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị…

Cần lưu ý rằng các văn bản dưới luật thường hay được sửa đổi, bổ sung cho nên cần phải bám sát những sự thay đổi đó.

5. Tập quán quốc tế về thương mại

Tập quán quốc tế về thương mại cũng là nguồn luật của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Tập quán thương mại là những thói quen thương mại được công nhận rộng rãi. Những thói quen thương mại sẽ được công nhận và trở thành tập quán thương mại khi thỏa mãn ba yêu cầu sau:

– Là một thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường xuyên…

– Về từng vấn đề và ở từng địa phương, đó là thói quen độc nhất.

– Là một thói quen có nội dung rõ ràng mà người ta có thể dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Thông thường, các tập quán thương mại quốc tế được chia thành ba nhóm: các tập quán có tính chất nguyên tắc; các tập quán thương mại quốc tế chung và các tập quán thương mại khu vực. Tập quán, có tính chất nguyên tắc là những tập quán cơ bản, bao trùm, được hình thành trên cơ sở của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đắng giữa các dân tộc, ví dụ, Tòa án (hoặc Trọng tài) của nước nào thì có quyền áp dụng các quy tắc tố tụng của nước đó khi giải quyết những vấn đề về thủ tục tố tụng trong các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Tập quán thương mại quốc tế chung là các tập quán thương mại được nhiều nước công nhận và được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực. Ví dụ các Điều kiện Thương mại Quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) tập hợp và soạn thảo (gọi tắt là Incoterms). Các bản Incoterms đã từng được công bô’ và sửa đổi qua các năm: Incoterms 1953 – Incoterms 1980 – Incoterms 1990 – Incoterms 2000 và phiên bản mới nhất hiện nay là Incoterms 2010 trong đó quy định các điều kiện thương mại khác nhau (như điều kiện FOB, CIF, DAP…) được rất nhiều nước trên thế giới thừa nhận và áp dụng.

Các tập quán thương mại khu vực (địa phương) là các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng. Ví dụ, ở Hoa Kỳ cũng có điều kiện giao hàng FOB, nhưng theo điều kiện FOB Hoa Kỳ, nghĩa vụ của người bán sẽ nặng hơn nhiều (như người bán phải thuê tàu hộ người mua) so vói nghĩa vụ của người bán FOB trong Incoterms 2010.

Tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong các trường hợp:

– Khi chính hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định;

– Khi các điểu ước quốc tế liên quan quy định;

– Khi luật thực chất (luật quốc gia) do các bên thỏa thuận lựa chọn, không có hoặc có nhưng không đầy đủ, còn khiếm khuyết về vấn đề tranh chấp, về vấn để cần được điều chỉnh (xem Điều 827 khoản 4 Bộ luật Dân sự Việt Nam).

Trong ba trường hợp trên, tập quán thương mại quốc tế sẽ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Song, cần chú ý là, vì tập quán quốc tế thường có nhiều loại cho nên, để tránh sự nhầm lẫn hoặc sự hiểu không thông nhất về một tập quán nào đó. Ví dụ, giao hàng theo điều kiện FOB, cảng Hải Phòng Việt Nam theo Incoterms 2010, ở đây, từ Incoterms 2010 bao hàm ý là chúng ta chiếu theo bản Quy tắc của Phòng Thương mại Quốc tế, bản sửa đổi năm 2010, cảng đi (cảng bốc hàng) là cảng Hải Phòng của Việt Nam và quyền, nghĩa vụ của người bán và người mua sẽ được xác định theo Incoterms năm 2010.