Vấn đề như sau: Gần nhà tôi (khoảng 10m và 20m) có 02 kho đông lạnh cá hoạt động từ sáng sớm rất gây phiền cho bà con xung quanh. Nhưng cái chính là phát tiếng ồn và cả mùi tanh hôi khiến mọi người rất khó chịu. Có 05 hộ gia đình có viết chung tờ đơn trình lên UBND xã thì xã cũng có động thái cử người xuống đo đạc. Nhưng số liệu thì, mất tiêu không đưa cho bà con xem. Khi đưa ra các điều luật như LuatLVN tư vấn thì xã cho rằng các điều này chỉ áp dụng ở TP.HCM còn Quảng Ngãi thì không áp dụng !!! Ngày 01/03/2016, chủ 02 kho lạnh tiếp tục đưa máy móc và vật liệu về xây dựng tiếp 02 kho nữa có hình thức tương tự như 02 kho cũ và vị trí đặt nối tiếp 02 kho cũ. Tôi có 03 câu hỏi như sau:
1. 02 kho mới có được phép xây dựng không, và cần phải làm gì để giám định?
2. Để khởi kiện dẹp bỏ 02 kho cũ thì thủ tục như thế nào? Khi dùng máy đo tiếng ồn thì đặt trong phạm vi nào so với máy phát là đạt?
3. Mùi hôi tanh có qui định nhưng làm sao để đo lường? Kính mong quí Luật sư của LVN Group cho tôi lời khuyên. Trân trọng,!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật dân sự của Công ty luật LVN Group
Luật sư tư vấn luật dân sự gọi số:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn! cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Luật LVN Group. Vấn đề của bạn được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật, chúng tôi xin được trả lời như sau:
I. Cở sở pháp luật
– Luật bảo vệ môi trường 2014
– Nghị định số 179/2013/NĐ-CP
– Nghị định 18/2015/NĐ-CP
– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT
II. Nội dung phân tích.
Bài viết Kho đông lạnh gây ô nhiễm môi trường mà bác đã đọc trên trang web của công ty Luật LVN Group đã nêu chi tiết các căn cứ pháp lý về vấn đè gây ô nhiễm môi trường của các kho đông lạnh cá hiện nay. Các quy định này trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội thông qua, có phạm vi áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cọng hòa xã họi chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Như vậy, hiệu lực của các quy định này không hcir áp dụng ở Hồ Chí Minh mà còn ở Quảng Ngãi và tất cả các tỉnh khác trên lãnh thổ nước ta. Việc giải thích của cán bộ xã như thế là hoàn toàn sai pháp luật!
Thứ nhất, về vấn đề 2 kho cá mới có được phép xây dựng hay không, cần giám định những gì
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP về các đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:
“1. Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
a) Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định này;
b) Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều này, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định này.”
Như vậy, cơ sở sản xuất trên, mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm 2 kho đông lạnh cá sẽ phải tiến hành đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Chủ cơ sở sản xuất phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận trước khi triển khai phương án sản xuất. Trong trường hợp này, cơ quan tiếp nhận là ủy ban nhân dân cấp huyện. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Trước khi có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì cơ sở này không được triển khai phương án sản xuất kinh doanh của mình. Hồ sơ đăng ký kế hoach bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 33 Thông tư 27/2015/ TT-BTNMT ,theo đó, cần có 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường với yêu cầu về cấu trúc và nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư này và 01 báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của chủ dự án.
Trách nhiệm để giám sát việc thực hiện của cơ sở này như thế nào sẽ thuộc về ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 33, 34 Luật BVMT 2014.
Thứ hai, về việc có thể tháo dỡ 2 kho đông lạnh cũ hay không và cách tiến hành đo tiếng ồn.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 179/2013 thì mức phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường như sau:
1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy phép quản lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; Giấy xác nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; Giấy chứng nhận túi ni lon (hoặc ni lông) thân thiện với môi trường; Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Giấy phép khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy phép nuôi, trồng các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Giấy phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai; Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Giấy phép nhập khẩu sinh vật biến đổi gen; Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng, cho, thuê loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không đúng quy định về bảo vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình, trại chăn nuôi, khu nuôi trồng thủy sản, nhà ở, lán trại xây dựng trái phép trong khu bảo tồn;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện có chứa loài ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;
đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu đưa vào trong nước không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường; buộc tiêu hủy loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa có Giấy chứng nhận an toàn sinh học;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm thân thiện môi trường;
h) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; buộc lập, thực hiện đề án cải tạo, phục hồi môi trường; buộc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, thực hiện các yêu cầu có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường;
l) Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định;
m) Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm; thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư;
n) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành.
Theo Điều 162 Luật BVMT thì bác có thể khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật này của cơ sở đông lạnh cá. Như vậy, bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết lên UBND huyện nơi nhà máy đóng trụ sở để họ xem xét và giải quyết hoặc khởi kiện lên Tòa án nhân dân huyện nơi bị đơn có trụ sở. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan ( Luật bảo vệ môi trường) . Tuy nhiên, việc bắt buộc tháo dỡ 2 kho đông lạnh hay không còn phụ thuộc vào mức độ gây ô nhiễm môi trường như thế nào và do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Để có thể khởi kiện dỡ bỏ 2 kho đông lạnh cũ, bác phải đưa ra được đầy đủ chứng cứ chứng minh mức độ ô nhiễm từ 2 kho đông lạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của người dân như thế nào. Để có các số liệu cụ thể chứng minh, bác có thể lựa chọn tổ chức giám định để có được kết quả chính xác nhất. Việc ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân quanh vùng sống, bác có thể đưa ra số liệu về tình trạng sức khỏe của các hộ dân và đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thông tư số 39/2010/TT- BTNMT đã đưa ra quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Theo như đó thì Phương pháp đo tiếng ồn thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
Bộ TCVN 7878 Âm học – Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường, gồm 2 phần:
– TCVN 7878 – 1:2008 (ISO 1996 – 1:2003) Phần 1: Các đại lượng cơ bản và phương pháp đánh giá.
– TCVN 7878 – 2:2010 (ISO 1996 – 2:2003) Phần 2: Xác định mức áp suất âm.
Trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, phương pháp đo tiếng ồn có thể là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác do cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
Vì đây là cơ sở sản xuất,nằm xen kẽ với hộ dân nên sẽ thực hiện phép đo trong nhà như sau:
– Các phép đo này thực hiện bên trong hàng rào, mà ở đó tiếng ồn được quan tâm. Nếu không có chỉ định khác, các vị trí đo cách các tường hoặc bề mặt phản xạ khác ít nhất 1 mét, cách mặt sàn từ 1,2-1,5 mét và cách các cửa sổ khoảng 1,5 mét; cách nguồn gây ồn khoảng 7,5 mét;
– Khi đo tiếng ồn tại nơi làm việc do các máy công nghiệp gây ra phải đo tiếng ồn theo tần số ở dải 1:1 ôcta (theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3985:1999).
Thứ ba, quy định về đo mùi hôi tanh.
Mùi hôi tanh có thể xuất phát từ ô nhiễm không khí, hoặc do nguồn thải từ việc chế biến thủy sản, chưa qua xử lý mà trực tiếp thải ra môi trường. Để xác định và đo lường được thông số này, ta cần xác định mức độ ô nhiễm không khí và nguồn nước thải. Về quy trình quan trắc môi trường không khí và quy trình quan trắc môi trường nước thải sẽ tiến hành theo hướng dẫn tại Thông tư 28/2011/TT- BTNMT và Thông tư 47/2011/TT- BTNMT
Việc tiến hành quan trắc các thông số này đều do cơ quan có chuyên môn tiến hành. Bác có thể gửi đơn khiếu nại đến UBND để yêu cầu giải quyết.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn pháp luật dân sự.