1.Quyền của người khuyết tật trong pháp luật Việt Nam

Theo kết quả điều tra về người khuyết tật do Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (LĐ-TB-XH) tiến hành và công bố vào năm 1998, Việt Nam có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm tỷ lệ 6-7% tổng dân số. Nh ững số liệu thống kê này cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng và tỷ lệ người khuyết tật cao trên thế giới.

Mức độ tôn trọng, bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ và tạo điều kiện cho người khuyết tật hoà nhập cộng đồng là những tiêu chí quan trọng để đánh giá tính chất nhân văn của một xã hội. Giống như ở các nước khác trên thế giới, ở Việt Nam, người khuyết tật được hưởng tất cả các quyền công dân cơ bản như những người bình thường, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào dựa trên tình trạng khuyết tật của họ. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng quy định những đối x ử ưu đãi v ới người khuy ết tật nhằm bù đắp nh ững thiệt thòi c ủa họ, cũng như để bảo đảm sự bình đẳng th ực chất về các quyền và cơ hội với mọi công dân. Cụ thể, Điều 67 Hiến pháp 1992 nêu rõ: “Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”. Để khuyến khích sự tôn trọng và những hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người khuy ết tật, Nhà nước Việt Nam đã quyết định lấy ngày 18/4 hàng năm làm Ngày bảo vệ, chăm sóc người tàn tật.

Hệ th ống pháp luật hiện hành liên quan đến người khuy ết tật ở Việt Nam bao gồm hàng trăm văn bản khác nhau; tuy nhiên, văn bản quan tr ọng nh ất là Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 (hiện đang được nâng cấp thành Luật về người khuyết tật). Theo Điều 1 Pháp lệnh này, người tàn tật được hiểu là: “…những người, không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật, bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”. Điều 3 Pháp lệnh này quy định, Nhà nước khuy ến khích, tạo điều kiện thuận l ợi cho người tàn tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh t ế, văn hoá, xã hội và phát huy khả năng c ủa mình để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Điều này cũng quy định, người tàn tật được Nhà nước và xã h ội trợ giúp, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định c ủa pháp luật.

Dưới đây khái quát các quy định pháp luật hiện hành quan tr ọng của Việt Nam về nh ững quyền đặc thù c ủa người khuy ết tật mà được quy định trong Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 và m ột s ố văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Quyền được ch ăm sóc, nuôi dưỡng

Theo Điều 4 Pháp lệnh về người tàn tật, cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình, người giám hộ của người tàn tật có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giúp đỡ người tàn tật phục hồi chức năng, học tập, lao động và tham gia sinh hoạt xã hội. Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội trợ giúp, chăm sóc, nuôi dưỡng tại nơi cư trú hoặc tại các cơ sở xã hội của Nhà nước hoặc của các tổ chức xã hội. Người tàn tật nặng tuy có người thân thích nhưng già yếu, gia đình nghèo không đủ khả năng kinh tế để chăm sóc thì được hưởng trợ cấp xã hội. Bổ sung cho nội dung Điều 4, Điều 12 Pháp lệnh quy định, UBND các cấp có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức xã hội tổ chức các hình thức nuôi dưỡng thích hợp để thu nhận những người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa.

Liên quan đến vấn đề trên, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13- 04-2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội xác định ba dạng người tàn tật và gia đình có người tàn tật là đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý (các khoản 4, 5, 8 Điều 4), bao gồm: (i) Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo; (ii) Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo, và (iii) Các hộ gia đình có từ hai người trở lên bị tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ. Điều 5 Nghị định này quy định, những người tàn tật thuộc diện đặc biệt khó khăn sẽ được xem xét tiếp nhận vào các cơ sở xã hội hoặc các nhà xã hội tại cộng đồng. Theo Điều 6 Nghị định, bên cạnh chế độ trợ cấp thường xuyên, người tàn tật và gia đình họ nếu gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc do những nguyên nhân bất khả kháng khác còn được trợ giúp đột xuất.

3. Quyền được chăm sóc y tế

Điều 10 Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 quy định, người tàn tật được phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng; được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa, người tàn tật nghèo được Nhà nước bảo đảm khám chữa bệnh miễn phí. Người mắc bệnh tâm thần thể nặng gây nguy hiểm cho xã hội được điều trị bắt buộc tại các cơ sở chữa bệnh tâm thần.

Liên quan đến quy định kể trên, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13-4-2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp của đối tượng bảo trợ xã hội xác định, những người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo; người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo và những người tàn tật nặng sống trong các hộ gia đình có từ hai người trở lên tàn tật nặng được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

4. Quyền được hỗ trợ để phục hồi chức năng

Điều 11 Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 quy định, người tàn tật được hỗ trợ để phục hồi chức năng và được cung cấp các dịch vụ chỉnh hình cần thiết do cơ quan chuyên môn thực hiện kết hợp với sự tham gia của cộng đồng. Người tàn tật nghèo được cấp phát không phải trả tiền hoặc được hỗ trợ một phần kinh phí hay được hướng dẫn làm các dụng cụ trợ giúp về phục hồi chức năng thông thường. Người tàn tật, gia đình người tàn tật được cơ quan y tế hướng dẫn về chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, sử dụng các dụng cụ chỉnh hình.

Bổ sung nội dung Điều 11, Điều 13 Pháp lệnh này quy định, Nhà nước hỗ trợ các dự án nghiên cứu khoa học về người tàn tật, đào tạo chuyên gia về phục hồi chức năng cho người tàn tật; các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị trợ giúp cho sinh hoạt, học tập và lao động của người tàn tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định của Chính phủ từ Quỹ quốc gia về việc làm. Theo Điều 14 Pháp lệnh, Nhà nước khuyến khích sản xuất các loại dụng cụ, thiết bị trợ giúp cho sinh hoạt, học tập và lao động của người tàn tật; các tài liệu, dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho nghiên cứu khoa học mà được viện trợ, gửi tặng hoặc được nhập khẩu để sử dụng cho người tàn tật được miễn thuế nhập khẩu.

5. Quyền được giáo dục

Theo Điều 16 Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998, việc h ọc tập của trẻ em tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học hoà nhập trong các trường phổ thông, trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, c ơ s ở nuôi dưỡng người tàn tật và tại gia đình. Điều 15, 17 Pháp lệnh quy định, học sinh là người tàn tật được nhà trường xét giảm hoặc miễn học phí và các khoản đóng góp khác cho nhà trường, được hưởng trợ cấp xã hội và được xét cấp học bổng theo chế độ của Nhà nước; còn học sinh là người tàn tật trong các cơ sở giáo dục, nuôi dưỡng nội trú được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ.

Nhằm thúc đẩy quyền được h ọc tập c ủa người tàn tật, Điều 17 Pháp lệnh nêu rõ, Nhà nước tạo điều kiện thuận l ợi để t ổ ch ức, cá nhân m ở trường, l ớp dành riêng cho người tàn tật và khuy ến khích t ổ ch ức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định c ư ở nước ngoài có chương trình d ự án giúp đỡ về tài chính, chuyên môn, kỹ thuật đối v ới việc giáo d ục k ết h ợp v ới ph ục hồi ch ức năng cho người tàn tật ở Việt Nam. Điều 16 Pháp lệnh c ũng quy định, h ọc sinh tàn tật có năng khi ếu được ưu tiên ti ếp nhận vào h ọc tại các trường năng khi ếu tương ứng và giáo viên dạy các trường l ớp chuyên biệt dành cho người tàn tật được hưởng ch ế độ ph ụ c ấp ưu đãi theo quy định c ủa Chính ph ủ.

Thành tựu thực hiện một số quyền dân sự đặc thù của người khuyết tật.Hiện nay Việt Nam có hơn 5,4 triệu người khuyết tật, chiếm 6,63% dân số. Nhà nước Việt Nam luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về dân sự, chính trị; kinh tế, xã hội và văn hóa, phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Người khuyết tật được Nhà Nước và xã hội trợ giúp chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Quan điểm này được phản ánh trong quy định của Hiến pháp và được cụ thể hóa trong một số văn bản luật quan trọng như Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Công nghệ thông tin, Luật Người khuyết tật Việt Nam và một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương xây dựng và triển khai kế hoạch dài hạn về người khuyết tật do UNESCAP đề xướng. Việt Nam cũng đã ký Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và đang tích cực chuẩn bị để phê chuẩn công ước này. Việt Nam đã xây dựng hệ thống các cơ quan, tổ chức có phạm vi hoạt động ở tất cả các cấp trong toàn quốc nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của người khuyết tật bao gồm Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, Hội Người mù, Hội Nạn nhân chất độc màu da cam/Dioxin Việt Nam, Ban Điều phối hỗ trợ hoạt động của người tàn tật, Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật.

Luật LVN Group ( sưu tầm và biên tập)