1. Những điều kiện và thủ tục báo động.

 -Báo động của thẩm định viên kế toán

Thẩm định viên kế toán được thực hiện thủ tục báo động đối với các công ty thương mại, các tổ hợp vì lợi ích kinh tế, các pháp nhân dân. sự có hoạt động kinh tế, các cơ quan nhà nước có hoạt động công nghiệp hay thương mại và các quốc doanh.

1.1. Đối với các công ty vô danh. 

– Giai đoạn thứ nhất
Điều mới 230-1 của Luật ngày 24-7-1966 qui định thẩm định viên kế toán có quyền đòi hỏi chủ tịch Hội đồng quản trị hay ban giám đốc phải giải thích về mọi sự kiện có thể phương hại đến việc liên tục kinh doanh của doanh nghiệp mà mình đã phát hiện trong qúa trình làm nhiệm vụ.
Sự liên tục của kinh doanh là một trong những nguyên tắc cơ bản để đòi hỏi doanh nghiệp khác có những báo cáo kế toán hàng năm (điều 14 Bộ luật thương mại). Doanh nghiệp phải được coi như tiếp tục hoạt động trong một tương lai dự đoán được, và không có ý định hay nghĩa vụ tự thanh lý hoặc hạn chế rõ rệt hoạt động kinh doanh.
Điêu 17 của sắc lệnh ngày 1-3-1985 qui định phương thức và thời hạn trả lời: chủ tịch hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc trả lời bằng thư bảo đảm cùng với yêu cầu phải báo lại là đã nhận được thư này. Thời hạn trả lời là một tháng, kể từ khi đã nhận được yều cầu giải thích. Trong khi trả lời, chủ tịch hay giám đốc phải phân tích tình hình và đề ra những biện pháp cần thực hiện.
– Giai đoạn hai
Nếu không được trả lời, hoặc trả lời không thỏa đáng, thẩm định viên kế toán yêu cầu chủ tịch hoặc ban giám đốc triệu tập hội đồng quản trị hay hội đồng giám sát để thỏa luận về những sự kiện đã được phát hiện. Thẩm định viên kế toán gửi thư bảo đảm cùng yêu cầu báo lại đã nhận được thư đó .Thư phải gửi trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được thư trả lời của chủ tịch hội đồng quản trị hoặc của ban giám đốc,hoặc trong thời hạn một tháng kể từ khi chủ tịch hoặc hội đồng quản trị nhận được yêu cầu giải thích mà không trả lời. Khi thẩm định viên kế toán có yêu cầu thì chủ tịch hội đồng quản trị hay ban giám đốc phải triệu tập hội đồng quản trị hay hội đồng giám sát họp vào tháng sau kể từ khi nhận được yêu cầu của thẩm định viên kế toán để thảo luận những sự kiện đã nêu lên 
Thẩm định viên kế toán phải được triệu tập tham dự  cuộc họp này. Những điều thảo luận tại hội đồng quản trị hoặc hội đồng giám sát phải được thông báo cho ủy ban doanh nghiệp.
-Giai đoạn ba
Nếu hội đồng không thể thảo luận được hoặc đã ra những quyết định nhưng thẩm định viên kế toán thấy chưa bảo đảm được sự kinh doanh liên tục của doanh nghiệp , thì họ sẽ làm một báo cáo đặc biệt với đại hội toàn thể sắp tới của doanh nghiệp. Trong trường hợp khẩn cấp, họ có thể tự mình triệu tập hội nghị để trình báo cáo đó.
Qụyền của thẩm định viên kế toán được triệu tập các cổ đông chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp. Và trong trưòng hợp này, thẩm định viên kế toán có thể hành động mà không cần phải được tòa án cho phép, hoặc không cần phải chứng minh là các tổ chức có thẩm quyền của công ty đã không triệu tập hội nghị. Báo cáo của thẩm định viên kế toán phải được thông báo cho ủy ban doanh nghiệp.

1.2. Đối với những hình thức công ty thương mại khác.

Đối với những công ty khác có một thẩm định viên kế toán thì thủ tục báo động chỉ có hai giai đoạn.
Giai đoạn một: thẩm định viên kế toán gửi tới người quản trị yêu cầu giải thích và bản trả lời phải được thông báo cho hội đồng xí nghiệp và cho hội đồng giám sát, nếu có. Người quản trị phải trả lời trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu giải thích.
– Trong trường hợp những qui định trên không được chấp hành hoặc mặc dù đã có những quyết định mà vẫn chưa bảo đảm được tính liên tục trong kinh doanh, thì thẩm định viên kế toán có quyền lập một bản báo cáo đặc biệt.
Thẩm định viên kế toán có quyền yêu cầu báo cáo đặc biệt này phải được gửi tới các hội viên. Người quản trị phải tiến hành việc này trong thời hạn 8 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu. Báo cáo này cũng được thông báo cho ủy bạn xí nghiệp, cũng trong thời hạn đó (điều 17 Sắc lệnh 1-3-1985 đưa đ.261-2 vào sắc lệnh ngày 23-3-1967). 

1.3. Đối với tổ hợp vì lợi ích kinh tế.

Điều mới 10-3 của pháp lệnh ngày 23-9-1969 qui định một thủ tục báo động giống như thủ tục đối với các công ty vô danh. Thẩm định viên kế toán phải yêu cầu các người quản trị của tổ hợp giải thích về mọi sự kiện có tính chất nguy hại cho việc liên tục kinh doanh. Những người này trả lời bằng thư bảo đảm với yêu cầu báo lại là đã nhận được, thư trong thời hạn một tháng kể từ khi nhận được thư yêu cầu giải thích . Đồng thời họ cũng gửi bản sao yêu cầu và bản giải thích cho ủy ban doanh nghiệp.Trong thư trả lời phải phân tích tình hình và xác định những biện pháp cần thiết.Nếu tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp vẫn bị đe dọa, hoặc người quản trị không trả lời yêu cầu giải thích thì thẩm định viên kế toán làm một báo cáo đặc biệt chuyển tới ủy ban doanh nghiệp. Họ có thể yêu cầu báo cáo đó phải được thông báo cho cả các thành viên của tổ hợp. Những người quản trị phải tiến hành thông báo trong thời hạn 8 ngày sau khi đã nhận được yêu cầu (điều 21 sắc lệnh ngày 1-3-1985).
Thủ tục báo động chỉ được tiến hành khi có một thẩm định viên kế toán. Tuy nhiên các quyền lợi kinh tế chỉ bắt buộc phải có một thẩm định viên kế toán khi họ phát hành các trái phiếu, hoặc khi họ sử dụng trên một trăm người làm công. Trên thực tế rất hiếm có tình hình đó.

1.4. Đối với những pháp nhân dân sự không phải doanh nhân. 

Thủ tục báo động được quy định cho các pháp nhân dân sự không phải là doanh nhân có chế độ kế toán đặt dưới sự kiểm tra của một thẩm định viên kế toán. Tuy nhiên, thủ tục báo động này không có tính chất bắt bụộc. Điều 25 luật ngày 1-3-1984 qui định, thẩm định viên kế toán có thể lưu ý những người lãnh đạo về mọi sự kiện nguy hại cho sự liên tục kinh doanh.
Việc tiến hành thủ tục đó tùy thuộc vào việc vi phạm sự tiếp tục kinh doanh. Điều 26 của sắc lệnh đã qui định thủ tục đó.

2. Báo động của những đại biểu người làm công.

 – Từ nay, ủy ban xí nghiệp có thể tiến hành thủ tục báo động với các người lãnh đạo công ty nếu thấy có “những sự việc có tính chất đáng lo ngại cho tình hình kinh tế của doanh nghiệp”.

Công thức này không thuộc về kế toán cho nên những người đại diện các người làm công có quyền chủ động khá rộng rãi ( điều mới 432-5 của Bộ luật lao động).

ủy ban xí nghiệp có thể yêu cầu người sử dụng lao động giải thích về các sự việc nói trên. Yêu cầu này phải được giải quyết ngay trong kỳ họp sắp tới của ủy ban.
– Nếu người sử dụng lao động không trả lời thỏa đáng hoặc cũng khẳng định tính chất đáng lo ngại củạ tình hình, thì ủy ban xí nghiêp có thể làm một bản báo cáo chuyển cho người sử dụng lao động và cho thẩm định viên kế toán, nếu có. Trong mỗi tài khóa, ủy ban xí nghiệp hay Ban kinh tế có thể lựa chọn một giám định viên kế toán giúp việc thẩm tra kế toán hàng năm. ủy ban cũng có thể triệu tập thẩm định viên kế toán của công ty và lấy thêm hai tư vấn là người làm công của doanh nghiệp không phâi là thành viên của ủy ban, (điều L.434-6 của Bộ luật lao động).
– Ủy ban xí nghiệp quyết định có nên hoặc không nên đưa những kết luận của báo cáo này lên Hội đồng quản trị hay Hội đồng giám sát (nếu là công ty cổ phần); yêu cầu những người lãnh đạo doanh nghiệp thông bảo bản báo cáo đó cho các hội viên (nếu là hình thức công ty khác), hoặc thông báo cho các thành viên của tổ hợp ( nếu là tổ hợp vì lợi ích kinh tế).
Điều R.432-17 được sắc lệnh ngày 1-3-1985 đưa vào Bộ luật lao động qui định: khi Uy bán xí nghiệp đã đưa vấn đề ra trước cơ quan quản trị hay cơ quan giám sát theo điều L.432-5, thì cơ quan này thảo luận và biểu quyết trong thắng nhận được yêu cầu.
Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng giám sát phải trả lời có lý giải trong tháng tiếp sau kỳ họp.
– Trong trường hợp không có ủy ban xí nghiệp, những đại biểu của ngưòi làm công không có quyền báo động (điều L.422-4 Bộ luật lao động)
* Quyền báo động chỉ được thực hiện ở các doanh nhiệp có ít nhất 50 người làm công trở lên; ở những nơi đáng lẽ phải có ủy ban xí nghiệp nhưng do thiếu sót nào đó lại chưa có, thì đại biểu của những người làm công có quyền báo động (điều L.431-3 Bộ luật lao động).
* Phương thức thực hiện quyền báo động được đơn giản hóa và được qui định ở trong các điều L.422-4, R.422-1 và 422-2 Bộ luật lao động.
Nhưng đại biểu của những người làm công có quyền yêu cầu giải thích giống như ủy ban xí nghiệp.
Nếu họ không được trả lại thỏa đáng, hoặc người sử dụng lao động cho biết tình hình kinh tế của doanh nghiệp đáng lo ngại thì các đại biểu người làm công hỏi ý kiến của giám định viên, kế toán của ủy ban xí nghiệp, hoặc hỏi ý kiến thẩm định viên kế toán, nếu có. Sau đó, họ có thể yêu cầu Hội đồng quản trị hay Hội đồng giám sát, hoặc yêu cầu các hội viên hay các thành viên của “tổ hợp vì lợi ích kinh tế” xem xét. Khi vấn đề được đưa ra Hội đồng quản trị hay Hội đồng giám sát thì các cơ quan đó phải thảo luận và quyết định trong tháng nhận được yêu cầu.
Những người quản trị trong các công ty không có Hội đồng quản trị hay giám sát, hoặc trong các tổ hợp vì lợi ích kinh tế thông báo cho các hội viên hay các thành viên bản yêu cầu giải thích của các đại biểu người làm công trong 8 ngày, kể từ khi có biểu quyết của các đại biểu đó.
Những thông báo có tính chất mật. Những người được thông báo có nghĩa vụ giữ kín.
c) Báo động của Chánh án tòa án thương mại.
Điều 34 Luật ngày 1-3-1984 qui định: Chánh án tòà thương mại gọi ra tôa những người lãnh đạo các công ty thương mại và các “tổ hợp vì lợi ích kinh tế” không áp dụng các biện pháp phòng ngừa chung (lập những chứng từ dự báo), và bị thâm hụt trên một phần ba tổng số vốn cuối tài khóa, để yêu cầu họ trình bày trước tòa những biện pháp khôi phục doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, những người lãnh đạo doanh nghiệp có thể được sự giúp đỡ của tổ chức phòng ngừa mà doanh nghiệp đã gia nhập.
Thủ tục này không buộc những người lãnh đạo phải có nghĩa vụ nào và có thể kết thúc bằng một thỏa thuận giải quyết khó khăn.
 

3. Những hậu qủa của báo động.

Những hậu qủa của thủ tục báo động không được qui định trong luật.

Vấn đề hậu qủa của thủ tục chỉ được đặt ra khi người đứng đầu doanh nghiệp không chịu nhượng bộ trước những áp lực hoặc đã đưa ra những giải pháp thiếu hiệu lực. Do đó phải chú ý hai điều:

– Mối liên hệ giữa thủ tục báo động với thủ tục thỏa thuận giải quyết.
Thủ tục thỏa thuận giải quyết bắt đầu bằng việc chỉ định một hòa giải viên (điều 37 sắc lệnh qui định những điều kiện để chỉ định một hòa giải viên). Để giải quyết việc yêu cầu chỉ định một hòa giải viên, Chánh án Tòa án thương mại phải đánh giá phương thức mà doanh nghiệp dự kiến để giải quyết những khó khăn . Như vậy là có mối liên hệ giữa thủ tục báo động và thủ thủ tục thỏa thuận giải quyết.
– Mối liên hệ giữa thủ tục báo động với thủ tục thanh lý tư pháp.
Luật ngày 1-3-1984 chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó được bổ sung bằng Luật về “phá sản”. Điều 4 của Luật số 85-88 ngày 25-1-1985 về hồi vực và thanh lý theo thủ tục tư pháp các doanh nghiệp qui định: Tòa án có thể thụ lý trực tiếp hoặc theo yêu cầu của biện lý. Ngoài ra, ủy ban xí nghiệp, hoặc các đại biểu những người làm công có thể thông báo cho Chánh án Tòa án hay cho biện lý biết mọi sự kiện cho thấy doanh nghiệp đã đình chỉ chi trả.
Điều 4 nậy bảo đảm mối liên hệ giữa thủ tục báo động bị thất bại với thủ tục xử lý các khó khăn theo thủ tục tư pháp. Đồng thời điều 5 đảm bảo mối liên hệ giữa thủ tục thỏa thuận giải quyết đã thất bại với thủ tục thanh lý tư pháp. Như vậy là giữa thủ tục báo động và thủ tục thanh lý tư pháp, các nhà làm luật muốn có thủ tục xen kẽ tiền tư pháp mà Luật ngày 1-3-1984 gọi là thỏa thuận giải quyết.