Với sự mở rộng và phát triển chóng mặt của nền kinh tế, việc cạnh tranh không ngừng giữa các doanh nghiệp đã trở thành một điều tất yếu. Cũng từ đó, việc phát sinh các vấn đề cạnh tranh không lành mạnh cũng dần xuất hiện, trong đó, phiên điều trần đóng một vai trò vô cùng quan trọng. 

 

1. Phiên điều trần là gì?

Định nghĩa phiền điều trần là gì tuy không được giải thích trực tiếp tại Luật cạnh tranh năm 2018, tuy nhiên, căn cứ vào những quy định về giải quyết tố tụng cạnh tranh thì có thể hiểu khái niệm này như sau:

– Phiền điều trần được mở bởi Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để tiến hành thảo luận và đưa ra quyết định về hướng giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh.

– Theo đó, phiên điều trần có giá trị tương tự như phiên tòa xét xử của tố tụng thông thường trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính khác. Tuy nhiên, đối tượng giải quyết khác nhau. Tại phiên điều trần, chỉ có vụ việc cạnh tranh là được đưa ra để biểu quyết theo đa số và giải quyết.

Phiên điều trần được dịch sang tiếng Anh là Hearing

 

2. Nội dung của phiên điều trần

2.1 Thành phần tham gia phiên điều trần theo Luật cạnh tranh

Căn cứ vào quy định tại khoản 4 điều 93, Luật cạnh tranh 2018, những thành viên tham gia phiên điều trần bao gồm:

+ Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

+ Thư ký phiên điều trần

+ Người tham gia tố tụng

+ Bên khiếu nại 

+ Bên bị điều tra

+ Người làm chứng 

+ Người giám định, người phiên dịch

+ Người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp

+ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan

 

2.2 Mục đích của phiên điều trần

Phiên điều trần thực chất là một phiên tòa để giải quyết vụ việc liên quan đến cạnh tranh trong kinh doanh thương mại. Đây là phiên tòa để hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh xét hỏi, lắng nghe ý kiến trình của bên khiếu nại liên quan đến vụ việc cạnh tranh từ đó đưa ra quyết định xử lý vụ việc việc cạnh tranh. Đây là hoạt động xét xử công khai nên đảm bảo tính minh bạch trong quá trình xét xử. 

Ngoài ra, đối với những vấn đề liên quan đến chính sách pháp luật, thì người kiến nghị chính sách pháp luật cần phải thực hiện giải thích ý nghĩa, sự cần thiết của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó trước Quốc hội, Nghị viện.

 

2.3 Các bước tiến hành phiền điều trần xử lý vụ việc cạnh tranh

Tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh 2018.

Đối với những vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng cạnh tranh phải được xem xét, xử lý thông qua phiên điều trần. Phiên điều trần sẽ được tiến hành như sau:

Thứ nhất, chuẩn bị mở phiên điều trần

– Sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra một trong các quyết định sau đây:

+ Mở phiên điều trần;

+ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

+ Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.

– Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định mở phiên điều trần, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải mở phiên điều trần.

– Trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung: Trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu nhập được chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của Luật này, Hội đồng xử lý việc cạnh tranh quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra một trong các quyết định: mở phiên điều trần, trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.

Thứ hai, triệu tập những người cần phải có mặt tại phiên điều trần

Căn cứ vào quyết định mở phiên điều trần, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gửi giấy triệu tập cho những người cần phải có mặt tài phiên điều trần chậm nhất mười ngày trước ngày mở phiên điều trần.

Thứ ba, phiên điều trần

– Phiên điều trần được tổ chức công khai. Trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh thì phiên điều trần được tổ chức kín.

– Những người tham gia phiên điều trần bao gồm:

a) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần;

b) Bên bị điều tra;

c) Bên khiếu nại;

d) Luật sư;

đ) Điều tra viên đã điều tra vụ việc cạnh tranh;

e) Những người khác được ghi trong quyết định mở phiên điều trần.

– Sau khi nghe những người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số.

 

2.4 Những quy định của pháp luật về phiên điều trần

– Thời hạn mở phiên điều trần: Chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật Cạnh tranh 2018, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần.

– Thẩm quyền mở phiên điều trần: theo quy định tại Luật Cạnh tranh 2018, thẩm quyền mở phiên điều trần sẽ do Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh tiến hành

– Hình thức tiến hành phiên điều trần: Theo quy định tại Luật Cạnh tranh 2018, phiên điều trần được tổ chức công khai. Trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh thì có thể được tổ chức kín.

– Triệu tập tham gia phiên điều trần: Theo quy định tại Luật Cạnh tranh 2018, quyết định mở phiên điều trần và giấy triệu tập tham gia phiên điều trần phải được gửi cho bên khiếu nại, bên bị điều tra và các tổ chức, cá nhân liên quan chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày mở phiên điều trần;

Trường hợp đã được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc đã được triệu tập tham gia phiên điều trần hợp lệ đến lần thứ hau mà vẫn vắng mặt thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh vẫn tiến hành xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định.

– Quyền của người tham gia phiên điều trần: Tại phiên điều trần, người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

Trong đó, các ý kiến và tranh luận tại phiên điều trần phải được ghi vào biên bản.

 

3. Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật:

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan có thẩm quyền chưa có hiệu lực pháp luật trong trường hợp không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Các trường hợp khiếu nại: Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:

– Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thì các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh

– Trường hợp không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Trình tự, thủ tục tiến hành khiếu nại

Bên không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan có thẩm quyền thì đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh cho cơ quan đã ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh gồm các nội dung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;

– Tên, địa chỉ của bên làm đơn khiếu nại;

– Số, ngày, tháng, năm của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại;

– Lý do của việc khiếu nại và yêu cầu của bên làm đơn khiếu nại; 

– Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên làm đơn khiếu nại

Bên khiếu nại nộp theo các chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, cơ quan đã ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn khiếu nại

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, cơ quan thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có trách nhiệm xem xét đơn khiếu nại, chuyển đơn khiếu nại kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh và kiến nghị của mình đối với đơn khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ khiếu nại hợp lệ. Trong trường hợp đặc biệt phức tạp có thể gia hạn song không quá 30 ngày.

Hiệu lực quyết định giải quyết khiếu nại: Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ký. 

 

4. Phí, lệ phí xử lý vụ việc cạnh tranh

Phí xử lý vụ việc cạnh tranh được dùng để tiến hành xử lý vụ việc cạnh tranh. Chính phủ quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh phù hợp với pháp luật về phí, lệ phí.

Theo đó, trách nhiệm chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh do bên bị kết luận vi phạm quy định phải trả phí xử lý vụ việc cạnh tranh. Trường hợp bên bị kiểm tra không vi phạm quy định của Luật cạnh tranh 2018 thì bên khiếu nại phải trả phí xử lý vụ việc cạnh tranh, bao gồm các loại phí sau đây:

– Phí giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh theo hồ sơ khiếu nại quy định tại Điều 58 của Luật Cạnh tranh 2018 hoặc phí giải quyết vụ việc cạnh tranh trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh tự mình phát hiện dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh 2018.

– Phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Theo đó, toàn bộ phí xử lý vụ việc cạnh tranh, lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ thu được đều phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước. Tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh được nộp cho cơ quan quản lý cạnh tranh để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước và được rút ra để thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

+ Trường hợp người nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh nêu  tại khoản 2 Điều này được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp, cơ quan quản lý cạnh tranh phải làm thủ tục hoàn trả lại tiền cho người đã nộp.

+ Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh phải chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh, số tiền tạm ứng đã thu phải được chuyển nộp vào ngân sách nhà nước ngay sau khi quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực thi hành.

Khi thu tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, cơ quan quản lý cạnh tranh phải sử dụng chứng từ thu do Bộ Tài chính thống nhất phát hành. Khi giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có biến động từ 20% trở lên, Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Tài chính điều chỉnh các mức phí xử lý vụ việc cạnh tranh, lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ được xác định bằng số tiền cụ thể quy định. Theo đó, mức phí xử lý vụ việc cạnh tranh và nghĩa tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh:

1. Mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh được quy định như sau:

a) Mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là 10.000.000 đồng;

b) Mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh đối với hành vi hạn chế cạnh tranh là 100.000.000 đồng;

2. Trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh quy định tại Điều 56 của Nghị định này, bên khiếu nại theo quy định tại Điều 58 của Luật Cạnh tranh, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ việc cạnh tranh phải nộp tiền tạm ứng chi phí giải quyết vụ việc cạnh tranh bằng 30% mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh quy định tại khoản 1 Điều này.

– Trách nhiệm chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh:

Trách nhiệm chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh của bên khiếu nại, bên bị điều tra, cơ quan quản lý cạnh tranh được xác định theo quy định tại Điều 63 của Luật cạnh tranh 2018, trừ trường hợp được miễn phí xử lý vụ việc cạnh tranh quy định tại Điều 56 của Nghị định này.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh đối với yêu cầu độc lập của họ nếu yêu cầu đó không được cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp phí xử lý vụ việc cạnh tranh quy định tại Điều 56 của Nghị định này.

Trường hợp việc giải quyết vụ việc cạnh tranh bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 101 của Luật cạnh tranh 2018 thì bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu 50% mức phí xử lý vụ việc cạnh tranh quy định tại Điều 53 của Nghị định này.

Bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể thỏa thuận với nhau về mức phí xử lý vụ việc cạnh tranh mà mỗi bên phải chịu; nếu họ không thỏa thuận được, thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định.

Mức lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ là 50.000.000 đồng.

* Phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm các chi phí sau:

– Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định 

Tiền tạm ứng chi phí giám định là số tiền được cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trưng cầu giám định tạm tính để tiến hành việc giám định.

Chi phí giám định là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc giám định và do tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định: Người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp các bên liên quan cùng yêu cầu về cùng một đối tượng trưng cầu giám định thì mỗi bên phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí giám, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Nghĩa vụ nộp tiền chi phí giám định: Người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ. Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ.

– Chi phí cho người làm chứng: Chi phí hợp lý và thực tế cho người làm chứng do bên mời chịu. Người đề nghị cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh triệu tập người làm chứng phải chịu chi phí cho người làm chứng nếu lời khai phù hợp sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị. Trong trường hợp lời khai của người làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do bên có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị trả.

Chi phí cho người phiên dịch, Luật sư của LVN Group. Chi phí cho người phiên dịch là khoản tiền phải trả cho người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh theo thỏa thuận của người mời với người phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật. Chi phí cho Luật sư của LVN Group là khoản tiền phải trả cho Luật sư của LVN Group theo thỏa thuận của bên mời Luật sư của LVN Group với Luật sư của LVN Group trong phạm vi quy định của văn phòng Luật sư của LVN Group và theo quy định của pháp luật.

Chi phí cho người phiên dịch, cho Luật sư của LVN Group do người mời phiên dịch, Luật sư của LVN Group trả, trừ trường hợp các bên liên quan có thỏa thuận khác. 

Trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trả.

Trên đây là những chia sẻ của Luật LVN Group về những nội dung liên quan đến Phiên điều trần (định nghĩa, nội dung, nguyên tắc). Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích tới quý bạn đọc. Trân trọng cảm ơn!