1. Phối hợp chính sách để phòng tránh tụt hậu

Việc hội nhập chặt chẽ của các nền kinh tế châu Âu suốt thời kỳ sau chiến tranh làm tăng thêm sự tương thuộc. Đồng tiền chung – như một dấu chấm trên chữ i trong từ hội nhập (intergration)- là một ví dụ gần đây nhất của sự tương thuộc này. Tính minh bạch ngày càng tăng mà đồng Euro tạo ra làm cho những chênh lệch giá đối với hàng hoá hoặc tài sản tương đương thể hiện rõ ràng đối với tất cả mọi người và càng làm tăng sự tương thuộc về kinh tế. Có thể bằng cách nào đó, một nước tiến hành một vài hành động mà không gây ảnh hưởng đến các nước láng giềng.

Các ngành kinh té quốc dân ngày càng bộc lộ đối với các nước khác tạo ra “cạnh tranh trong luật lệ”, vốn và lao động chuyển dịch đến một nước nào đó có các điều kiện thuận lợi nhất. Một số lo ngại rằng việc cạnh tranh giữa các chính phủ để thu hút nhà thầu và việc làm sẽ là dẫn “ cuộc chạy đua đến tận đáy”, khi họ cảm nhận bắt buộc phải hy sinh các tiêu chuẩn và các nguồn thu thuế. Một lời giải cho sự cạnh tranh này là các chính phủ phải hài hoà hóa các luật lệ và phối hợp việc sử dụng các công cụ chính sách. Việc phối họp không chỉ giúp hạn chế cuộc chạy đua đến tận đáy mà còn đem lại một chính sách kinh tế hiệu quả hơn.

Tại các nước châu Âu, nhiều tiến bộ được để phối hợp các quy định trong nước. Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, các quy tắc kiểm dịch thực vật, các quy định về trợ cấp công nghiệp, và một loạt các vấn đề khác như bảo vệ môi trường và cấc tiêu chuẩn xã hội đã ngày càng được hài hoà thông qua EEA. Tuy nhiên, việc phối hợp này không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Những thách thức mà các nhà hoạch định chính sách quốc gia đang phải đối mặt có thể thấy từ thực tế là việc làm hài hoà hoá cũng, liên quan đến các quy định quốc gia về các vấn đề cốt lõi, như hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, giao thông đường bộ và dịch vụ điện thoại, ở đây, quyền lợi quốc gia có thể hoàn toàn khác nhau.

Việc hài hoà hoâ còn bao hàm một tập hợp các giá trị. Nếu có một tập hợp đầy đủ thì chính phủ sẽ sẵn sàng hài hoà một loạt các quy định trong nước. Đó là trường hợp tại nhiều nước châu Âu, ít nhất các nước này có mức thu nhập tính theo đầu người tương tự như nhau. Tuy nhiên, người dân tại các nước với thu nhập khác nhau rõ rệt có thể coi giấ trị, ví dụ, khi môi trường và quyền của người lao động, khâc nhau.

Sự liên kết giữa các hệ thống luật lệ trong nước với tính cạnh tranh thương mại cũng phát sinh trong phạm vi WTO. Các quy định trong nước liên quan đến câc tiêu chuẩn môi trường, quyền của người lao động và lao động trẻ em rõ ràng tác động đến tính cạnh tranh và thương mại. Nhưng liệu điều đó cố nghĩa rằng nó sẽ được đề cập bằng các biện pháp chính sách thương mại, trực tiếp giới hạn thương mại? Cấc nhà kinh tế thiên về khía cạnh tôn trọng cấc sở thích riêng. Sự trừng phạt thương mại xuất hiện như là một phản ứng không thích đáng đối với những đánh giá và sở thích khác nhau. Đối vói cấc sở thích khác nhau cũng không nên cho phép đưa ra một cái cớ để ầp đặt trừng phạt thương mại với danh nghĩa đấu tranh chóng lao động trẻ em. Lý do thực sự có thể đơn giản chỉ là chủ nghĩa bảo hộ. Ngoài ra, trên phương diện quốc tế thường ưa chuông việc thoả thuận về các quy tắc và việc giấm sát hiệu quả của những quy tắc đó.

2. Chính sách Việt Nam từ khi đổi mới

Kể từ khi Việt Nam bắt đầu chính sách Đổi mới vào năm 1986, nền kinh tế nước này đã phát triển mạnh mẽ. Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng gần 50 lần, từ 5 tỷ USD vào năm 1986 lên 245 tỷ USD vào năm 2018. Đó là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). So với tốc độ tăng trưởng GDP xấp xỉ 2,5 lần của Nhật Bản trong cùng giai đoạn, chúng ta có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh như thế nào.

Một nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng của Việt Nam là thành công trong việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tới nước này và mở rộng hoạt động xuất khẩu. Về xuất khẩu, năm 1986, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chưa bằng 1/10 của Malaysia hay Thái Lan. Tuy nhiên, vào năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên hơn 240 tỷ USD, bắt kịp các quốc gia láng giềng này.

Các nỗ lực của Việt Nam nhằm cải thiện chính sách thương mại quốc tế bằng cách theo sát các xu hướng trên thế giới đã được các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao. Đáng chú ý, các nỗ lực này bao gồm việc đưa vào thực thi Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các nỗ lực của Việt Nam nhằm tạo nền tảng cho một môi trường đầu tư mở cho hàng loạt quốc gia và khu vực, như việc tổ chức Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, nơi các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản thảo luận với chính phủ của hai nước, hay Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) với sự tham gia của các doanh nghiệp phương Tây, cũng góp phần không nhỏ vào các nỗ lực này.

Trong cuộc khảo sát về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản ở châu Á và châu Đại Dương do JETRO tiến hành trong năm 2019, các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam cao nhất trong khối ASEAN khi có tới 63,9% trong số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ dự định sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại nước này.

Về môi trường đầu tư, “quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng” và “sự ổn định chính trị và xã hội” là hai nhân tố được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao nhất. Có thể coi đây là lời khen ngợi về sự ổn định trong chính sách mở cửa nền kinh tế của Việt Nam với các quốc gia khác và hệ thống quản trị của nước này.

Tuy nhiên, có 61,1% doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát trên bày tỏ quan ngại về vấn đề “chi phí nhân công tăng”, 42,6% quan ngại về vấn đề “quản trị chính sách không rõ ràng của chính quyền địa phương” và 38,6% lo ngại về vấn đề “tỷ lệ nhân viên chuyển việc cao”. Đây chính là các nhân tố đứng đầu trong danh sách “các rủi ro liên quan tới môi trường kinh doanh”.

Mặt khác, cho dù các doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát chỉ ra rằng các rủi ro liên quan tới các thủ tục hành chính đã giảm, nhưng khi được hỏi về các rủi ro trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn nêu ra một số rủi ro như việc giảm các ưu đãi đầu tư hay tình trạng thiếu điện. Theo tôi, việc giải quyết từng quan ngại này sẽ giúp tạo điều kiện cho việc tiếp tục đầu tư và mở rộng các dự án.

3. Kết quả cán cân thương mại của Việt Nam năm 2019

Kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8%. Kết quả này đã góp phần đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước trong năm 2019 đạt thặng dư với con số kỉ lục 11,12 tỷ USD. Thặng dư liên tục 4 năm liên tiếp góp phần làm tích cực cán cân thanh toán và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế, được đánh giá là mức khá trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có dấu hiệu sụt giảm.

4. Kết quả xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2019

Đóng góp vào kết quả này phải kể đến công lao rất lớn của khu vực FDI. Biểu đồ 2 cho thấy khu vực này chiếm giá trị xuất khẩu chủ yếu trong tổng kinh ngạch xuất với năm 2019 là 68,8% và tăng đều qua các năm.

Cụ thể xuất khẩu từ khu vực FDI đạt 181,35 tỷ USD (tăng 4,2%); còn khu vực trong nước là 175,52 tỷ USD (tăng 17,7%). Trong khi đó, nhập khẩu của khu vực FDI và khu vực trong nước lần lượt là 145,5 tỷ USD và 108,01 tỷ USD. Tính chung cả năm 2019, khu vực FDI xuất siêu 35,85 tỷ USD, khu vực trong nước nhập siêu 25,91 tỷ USD. Đây là một vấn đề khi nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào khu vực FDI mà nội tại trong nước còn yếu kém. Điều này đòi hỏi cần phải có giải pháp thay đổi theo hướng ít phụ thuộc hơn.

Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu, nhập khẩu được mở rộng, không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng và tận dụng hiệu quả các FTA. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc,… Kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương, tăng cao ở những thị trường có FTA với Việt Nam như: ASEAN (tăng 2%), Hàn Quốc (tăng 8,3%), Ấn Độ (tăng 2,1%), New Zealand (tăng 9,7%). Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ (xuất siêu 46,4 tỷ USD); EU (xuất siêu 26,9 tỷ USD). Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tốt, thể hiện bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ Hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu (xuất khẩu sang Canađa đạt 3,86 tỷ USD, tăng 28,2%; xuất khẩu sang Mexico đạt 2,84 tỷ USD, tăng 26,8%).

Có thể thấy, trước bối cảnh giảm sút tổng cầu, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, bảo hộ mậu dịch gia tăng, tăng trưởng xuất khẩu của nhiều nền kinh tế sụt giảm, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2019 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan. Xuất khẩu năm 2019 hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao, đạt mức kỉ lục trên 500 tỷ USD. Tăng trưởng xuất khẩu có đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân, ổn định vĩ mô nền kinh tế. Những thành tựu rực rỡ năm 2019 nhưng vô hình cũng trở thành áp lực cho hoạt động thương mại quốc tế năm 2020.

5. Kết thúc vấn đề

Trước bối cảnh giảm sút trong tổng cầu của kinh tế thế giới, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2019 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan đạt được những kết quả ấn tượng. Cán cân thương mại năm 2019 ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục (11,2 tỷ USD) góp phần làm tích cực cán cân thanh toán và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế. Đáng chú ý là cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như: Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản sụt giảm, sản phẩm điện tử, máy vi tính, nhất là điện thoại di động không còn duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng; Tình trạng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh và lo ngại hiện tượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc mượn Việt Nam để lẩn tránh xuất xứ, rồi tái xuất đi Mỹ để né tránh thuế; Các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm;… Để giải quyết được những tồn tại, khó khăn nêu trên, đòi hỏi cần có những giải pháp cụ thể và quyết liệt từ phía Nhà nước, các Bộ, ngành.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.