1. Cải tiến đối tượng thông báo.

Sự cải tiến này thể hiện hai mặt.
a) Nghĩa vụ phải thông báo tốt hơn.
– Những chứng từ dự báo. 
* Những chứng từ dự báo mới trong quản lý.
Theo chế độ pháp luật chung áp dụng cho các tài khóa từ ngày 1-1-1989, ở bất cứ hình thức công ty thương mại nào có số người làm công là 100 người, hoặc có doanh số 40 triệu phrăng thì ban giám đốc, hội đồng quản trị hoặc người quản trị phải lập bốn chứng từ kế toán mới
– Tình hình số tài sản có thể thực hiện và sử dụng được, trừ những tài sản sử dụng vào kinh doanh và số “nợ” đến hạn phải thanh toán 
– Tính toán về các kết qủa dự đoán,
– Bảng kê vốn thu được lập cùng bản tổng kết tài sản hàng năm,
– Kế hoạch xây dựng vốn,
Việc làm bốn chứng tử mới ấy phải theo đúng qui định ở điều 340-1 mới của luật ngày 24-7-1966 và các điều 1 và tiếp theo của sắc lệnh ngày 1-3-1985. sắc lệnh này qui định thời điểm , các thời hạn và các thể thức xây dựng các chứng từ đó 
Những chứng từ kế toán của các công ty vô danh phải được phân tích trong một báo cáo viết của hội đồng quản trị hay của ban giám đốc . Báo cáo này cùng với các chứng từ kế toán phải được chuyển tới hội đồng giám sát, tới thẩm định viên kế toán và tới ủy ban xí nghiệp trong thời hạn 8 ngày ,kể từ khi lập (sắc lệnh số 67- 236 ngày 23-3-1967)
Ở những công ty thương mại khác thì người quản trị phải làm báo cáo. Báo cáo phải được chuyển trong thời hạn và tội những người và tổ chức như đã nói ở trên. 
Theo những điều 340-2 và 340-3 của Luật ngày 24-7- 1966, thẩm định viên kế toán có thể phát biểu những nhận xét của mình trong một báo cáo viết gửi cho hội đồng quản trị, ban giám đốc hay các người quán trị và ủy ban xí nghiệp trong thời hạn một tháng, kể từ khi đã kết thúc thời hạn qui định ở điều 244-1 sắc lệnh ngày 23-3-1967. Nếu thẩm định viên kế toán đề nghị báo cáo của mình phải được thông báo tới các hội viên thì những người quản trị phải tiến hành việc thông báo ấy trong thời hạn 8 ngày kể từ khi tiếp nhận báo cáo (điều 1 Sắc lệnh ngày 1-3-1985 đưa điều 344-5 vào Sắc lệnh ngày 23-3-1967).
Đối với các công ty vô danh, báo cáo ấy phải được thông báo cho các cổ đông biết tại phiên họp đại hội đồng sắp tới, cuộc họp này chỉ có thể tiến hành sớm nhất một tháng sau khi các chứng từ kế toán đã được chuyển tới các thẩm định viên kế toán ( điều 44 Sắc lệnh ngày 23-3-1967 đã được sửa đổi).
* Mở rộng các nghĩa vụ kế toán.
– Những qui tắc kế toán được áp dụng cho các “tổ hợp vì lợi ích kinh tế” có ít nhất 100 ngừơi làm công trở lên (điều 10-1 và 10-2 mới của sắc lệnh ngày 23-9-1967). Tuy nhiên, có những thể thức đặc biệt và những ngoại lệ được qui định ở các điều 19 đến 21 của sắc lệnh số 85-295 ngày 1-3 -1985.
– Những qui định tương tự cũng được áp dụng cho những hiệp hội, và nói chung cho mọi pháp nhân dân sự không phải là doanh nhân nhưng có hoạt động kinh tế. Luật ngày 30-4- 1983 qui định những nghĩa vụ kê toán của các doanh nghiệp nhưng lại để các hiệp hội ra ngoài phạm vi áp dụng luật. Điều 27 của Luật ngày 1-3-1984 đã khắc phục thiếu sót ấy, do đó các pháp nhân dân sự sau ngày 1-3-1985 có từ 50 người làm công, có doanh số hoặc thu nhập miễn thuế là hai mươi triệu phrãng, hoặc có sổ tổng kết tài sản là mười triệu phrăng, phải lập bản kết toán hàng năm và phải chỉ định ít nhất một thẩm định viên kế toán và người dự khuyết, nếu khi kết thúc năm dân sự, hoặc kết thức tài khóa mà họ vượt hai trong ba tiêu chuẩn nói trên. Các bản kết toán hàng năm ấy phải được lập theo đúng những nguyên tắc và phương pháp kế toán hiện hành đối với các doanh nhận, trừ những sửa đổi do nghị định qui định.
Nhưng bản kết toán ấy được trình đại hội các thành viên của tổ hợp chậm nhất sáu tháng sau khi kết thúc: tài khóa và được chuyển cho các thẩm định viên kế toán ít nhất 45 ngày trước đại hội. 
Ngoài ra, điều 28 Luật ngày 1-3-1984, qui định các pháp nhân dân sự vượt qúa mức do điều 25 của sắc lệnh qui định, tức là có 100 người làm công hay nhiều hơn nữa, có doanh số miễn thuế 40 triệu phrăng thì phải lập những chứng từ dự báo.
Những vấn đề đặc biệt đối với những pháp nhân dân sự.
Không có một điều khoản pháp định nào trong Lụật ngày 1-3-1984 bắt buộc các người lãnh dạo các pháp nhân dân sự không phải doanh nhân, phải phân tích chứng từ trong một báo cáo đặc biệt. Thiếu sót ấy đã được khắc phục, một mặt bởi điều 25 sắc lệnh 1-3-1985, và mặt khác , bởi điều 235-IV của Luật số 85-98 ngày 25-1-198,5 về hồi vực và thanh lý tư pháp các doanh nghiệp. Theo điều 235-IV này, điều 28 Luật ngày 1-3-1984 được bổ sung như sau:” Những chứng từ ấy phải được phân tích trong các báo cáo viết của cơ quan quản trị về sự tiến triển của pháp nhân. Những chứng từ và báo cáo ấy phải được đồng thời chuyển đến thẩm định viên kế toán, tới ủy ban xí nghiệp, và cả tới Cơ quan giám sát, nếu có.
Trong trường hợp những điều qui định ở các khoản trên không được tôn trọng hoặc thẩm định viên có những nhận xét về những thông báo đó thì họ nêu lên trong một báo cáo viết chuyển cho cơ quan quản trị hay giám đốc. Báo cáo này cũng được chuyển tới ủy ban xí nghiệp và phải được thông báo tại hội nghị sắp tới của cơ quan có quyền quyết định (hội đồng quản trị hay đại hội đồng, tùy theo loại công ty).
Những pháp nhân dân sự không phải là doanh nhân nhưng có hoạt động thu lợi thì như thế nào ? về vấn đề này, ,có thể coi tiêu chuẩn quan trọng là tiêu chuẩn về hoạt động kinh tế.
Ngày 6-12-1983, Bộ trưởng tư pháp đã phát biểu (xem cộng báo tranh luận tại nghị viện quốc gia):” Hoạt động kinh tế là mọi hoạt động sản xuất, chế biến hay kinh doanh động sản hay bất động sản và mọi dịch vụ trong công nghiệp, thương mại, thủ công và nông nghiệp “. Ông có nói đến những hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực bảo vệ sức khỏe, vui chơi giải trí, du lịch, đào tạo và giáo dục. Khái niệm pháp nhân dân sự không phải là doanh nhân có hoạt động kinh tế không bao gồm những tổ chức thuần túy nghề nghiệp, các nghiệp đoàn, hội đoàn ủy ban doanh nghiệp nghề tự do?
Những hợp tác xã nông nghiệp, những doanh nghiệp tập thể nông nghiệp thành lập dưới hình thức công ty dân sự, được qui định trong các văn bản: điều 27 và sắc lệnh ngày 1-3-1985.
– Một số doanh nghiệp công cộng.
Những cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp quốc gia có hoạt động công nghiệp hay thương mại thuộc một trong những tiêu chuẩn qui định ở điều 340-1 mới của luật năm 1966, cũng phải lập những chứng từ dự báo như các cơ sở thương mại quan trọng. Điều 340-1 nay không áp dụng đối với các cơ quan và doanh nghiệp phải theo những qui tắc của kế toán nhà nước. Các công ty thương mại thuộc khu vực quốc doanh phải chấp hành Luật năm 1966 về những nghĩa vụ kết toán hàng năm và về những chứng từ quản lý.
Bộ tư pháp đã lập một danh sách các doanh nghiệp và cơ quan công cộng quốc doanh có trách nhiệm lập các chứng từ quản lý. Điều 33 và 34 của sắc lệnh ngày 1-3-1985 qui định những thể thức và những ngoại lệ về nghĩa vụ kết toán đó.

2. Những biện pháp thông báo bổ sung.

* Những qui tắc chung đối với tất cả các công ty thương mại.Tất cả các công ty thương mại phải kèm với bản tổng kết kế toán:
– Bản kê các khoản bảo lãnh, bảo chứng, bảo đảm của công ty. 
– Bản kê những bảo đảrn trái vụ mà công tỵ đã cam kết (điều 340 có sửa đổi của Luật 1966).
* Những qui tắc riêng đối với các công ty 
Trước khi có đại hội toàn thể thường kỳ hàng năm, các công ty phải gửi cho các cổ động hoặc để cho họ được xem những chứng từ (các bản kế toán năm các bản dự thảo quyết định, báo cáo quản lý ,v.v…). Theo điều 2 sắc lệnh sửa đổi khoản 6 của điều 135 sắc lệnh ngày 23-3-1967 thì phải chuyển kèm theo các chứng từ đó:
– Các bản kết toán đã được hoàn chỉnh,
– Một biểu sử dụng những thành qủa có ghi rõ nguồn gốc của các món tiền được đề nghị phân phối sử dụng,
– Báo cáo của thẩm định viên kế toán về những chứng tử mới về quản lý nếu có; báo cáo của người đó trong trường hợp phải tiến hành thủ tục báo động.
– Những nhận xét của hội đồng giám sát, nếu thấy cần thiết.
* Những qui tắc riêng cho các công ty chính ( công ty mẹ).
Luật mới xác định một thực tiễn phổ biến bằng cách qui định trong báo cáo về quản lý những thông tin về hoạt động và thành qủa phải bao gồm toàn bộ các công ty trong nhóm.
* Qui tắc riêng cho những công ty có đăng ký thị giá và các chi nhánh của họ.
Các công ty này phải đính theo bản tổng kết toán hàng năm:
– Một bản kiểm kê các động sản được giao cho công ty quản lý dưới dạng chứng khoán.
– Một biểu phân phối và sử dụng các khoản tiền được dùng để kiến nghị với toàn thể (điều 341-1 mới của Luật ngày 24-7-1966).
Ngoài ra, trong thời hạn bốn tháng kể từ khi kết thúc tài khóa, phải có một báo cáo nhận xét về các số liệu có liên quan đến doanh số và các thành quả của công ty, những biến cố quan trọng đã diễn ra trong 6 tháng vừa qua, và dự kiến những diễn biến trong tài khóa sắp tới. Tuy nhiên quy định này không áp dụng đối với những công ty đầu tư có vốn thay đổi.
Trước kỳ họp đại hội toàn thể thường kỳ hàng năm, các công ty phải gửi cho cổ đông bản kiểm kê động sản được giao cho công ty quản lý dưới dạng chứng khoán khi kết thúc tài khóa.

3. Tìm hiểu trong nội bộ xí nghiệp

Việc tìm hiểu trong nội bộ xí nghiệp được thực hiện bằng hai cách: qua việc phát triển cách đặt những câu hỏi viết, và qua việc đổi mới việc thiểu số được cử giám định viên.
1. Phát triển việc đặt các câu hỏi viết.
Điều 64-1 mới của luật năm 1966 (điều 11 của Luật số 84-148) qui định quyền trong mỗi tài khóa được hai lần đặt những câu hỏi viết cho người quản trị về mọi sự kiện có thể nguy hại đến hoạt động kinh doanh liên tục của doanh nghiệp.
Văn bản trả lời của người quản trị phải được thông báo cho thẩm định viên kế toán. Điều 226-1 mới của Luật năm 1966 (điều 20 của Luật) cũng qui định các cổ đông có ít nhất một phần mười số vốn cổ phần của công ty cũng có quyền đó.
2. Mở rộng quyền của thiểu số dược cử giám định, viên,.
* Mở rộng tới các công ty trách nhiệm hữu hạn.
Điều 64-2 mới của Luật ngày 24-7-1966: Thiểu số trong các công ty trách nhiệm hữu hạn được yêu cầu cử giám định viên.
* Số người được quyền yêu cầu chỉ định một giám định viên nhiều hơn.
Đối với các công ty vô danh cũng như với các công ty trách hữư hạn, luật mới vẫn bảo đảm yêu cầu truyền thống là một hay nhiều cổ đông đại diện cho ít nhấtt một phần mười tổng số vốn cổ phần của công ty có quyền yêu cầu chỉ định một giám định viên. Một nhóm hội viên hoặc cổ động, đặc biệt là ủy viên công tố và ủy ban của doanh nghiệp cũng có quyền đó. Trong các công ty vô danh gọi vốn từ các khoản tiền tiết kiệm , thì ủy ban nghiệp vụ chứng khoán cũng có quyền đó ( Điều 226 2 mới luật ngày 24-7-1966).

4. Những người giúp bảo đảm thông tin

a) Vai trò của các thẩm định viên kế toán.
Một trong những việc chủ yếu của cuộc cải cách là nâng cao vai trò của các thẩm định viên kế toán.
Phạm vi hoạt động của các thẩm định viên kế toán được mở rộng và qui chế thẩm định viên kế toán được đổi mới.

4.1. Mở rộng phạm vi hoạt động của các thẩm định viên kế toán

* Đối với các công ty thương mại, không những các công ty cổ phần (như trước đây ) mà cả công ty liên doanh các công ty hợp vốn đơn giản và các công ty trách nhiệm hữu hạn đều phải bổ nhiệm một thẩm định viên kế toán trong trựờng hợp kết thúc tài khóa mà các công ty này vượt mức giới hạn của hai trong ba tiêu chuẩn sau đấy: tổng số của” bảng tổng kết tài sản: 10 triệu phrăng; doanh số miễn thuế 20 triệu phrăng những người làm công trung bình: 50 người (điều 6 sắc lệnh ngày 1-3-1985; điều 17-1 2 mới của Luật ngày 24-7-1966, được điều 5 của Luật ngày 1-3-1984 đưa vào).
Ngoài ra, trong bất cứ trường hợp nào, một hội viên công ty hợp danh hoặc công ty hùn vốn cũng có thể yêu cầu cử một thẩm định viên kế toán (điều 17-1 3).
Nếu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì một hội viên chỉ có thể yêu cầu Tòa án chỉ định một thẩm định viên kế toán khi người đó có ít nhất một phần mười số vốn của công ty (điều 64-1 mới của Luật ngày 24-7-1966)..
* Đối với những tổ hợp vì lợi ích kinh tế.
Các tổ hợp vì lợi kính tế có phát hành trái phiếu (như chế độ hiện hành), cả những tổ hợp sử dụng ít nhất 100 người làm công khi kết thúc tài khóa (điều 99 cúa sắc lệnh ) cũng đều bắt buộc phải chỉ định một hoặc nhiều thẩm định viên kế toán.
* Đối với những pháp nhân dân sự không phải là doanh nhân.
Những pháp nhân dân sự không phải là doanh nhân nhưng có hoạt động kinh tế, hàng năm phải thực hiện nghĩa vụ lập bản tổng kết tài sản, bản kế toán và bản phụ lục, cũng phải chỉ định một thẩm định viên kế toán làm nhiêm vụ như đối với các công ty vô danh (điều 22 sắc lệnh).
* Những doanh nghiệp công cộng.
Mọi cơ quan của nhà nước có hoạt động kinh doanh công nghiệp hay thương nghiệp vượt qúa hai trong ba tiêu chuẩn sau: có số người làm công : 50 người, có doanh số miễn thuế: 20 triệu phrặng, có tổng kết tài sản: 10 triệu phrăng, do điều 33 sắc lệnh ngày 1-3-1985 qui định, đều bắt buộc phải chỉ định một thẩm định viên kế toán.

4.2. Đổi mới qui chế thẩm định viên kế toán

Luật ngày 1-3-1984 có sửa đổi một số quy định hiện hành về:
– Những qui định chung: hình thức của nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp và những trường hợp bất khả kiêm nhiệm;
– Những qui định riêng: số thẩm định viên kế toán, những trường hợp bất khả kiêm nhiệm riêng biệt, cáo từ và bãi miễn , không tái ứng nhiệm, các trách nhiệm, thù lao, bắt buộc phải chỉ định các thẩm định viên kế toán dự khuyết.
b) Vai trò của các giám định viên của thiểu số.
Điều 226 mới đã đổi mới quyền của thiểu số được yêu cầu cử giám định viên. Theo điều luật mới nàỵ, công ty không còn là của riêng của các cổ đông, do đó, viện công tố, các ủy ban doanh nghiệp có thể yêu cầu giám định.
c) Vai trò của các tổ chức phòng ngừa đã được phép thành lập.
Theo điều 33 của luật, phải chỉ định những thẩm định viểh kế toán khi doanh nghiệp đã vượt qúa một số mức tiêu chuẩn . Công ty thương mại cũng như mọi pháp nhân dân sự có thể gia nhập một tổ chức phòng ngừa được đại diện Nhà nước ở mỗi vùng công nhận bằng nghị định.
Những công ty gia nhập có nhiệm vụ cung cấp cho tổ chức này những thông tin kế toán, tài chính, và ngược lại, cơ quan mới này có nhiệm vụ cung cấp cho các công ty đó bản phân tích những thông tin ấy. Tổ chức phòng ngừa phải báo cho doanh nghiệp biết những khó khăn có thể xảy ra và đề xuất cần có giám định viên để xem xét.
Có ba loại người nhận thông báo một cách bình đẳng: viện công tố, ủy ban xí nghiệp, và các cổ đông hay các hội viên.

Trân trọng cảm ơn !

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group