PV: Tr­ước khi đi vào Báo cáo phát triển con người 2004 của UNDP, xin Ông cho biết vài nét về quá trình xuất hiện quan điểm lấy con người để đánh giá sự phát triển xã hội nói chung?

PGS.TS. Hồ Sĩ Qúy: Về phư­ơng diện tư­ t­ưởng, con người và vai trò con người trong sự tiến bộ xã hội, x­ưa nay luôn đ­ược hầu hết các xã hội chú trọng. Song không phải cứ chú trọng đến con người là có thể làm cho con người đ­ợc phát triển một cách toàn diện. Từ nhận thức về mặt lý luận đến việc đề ra các chính sách cụ thể, thực hiện trong thực tiễn nhằm phát huy nhân tố con người, coi con người thực sự là mục tiêu, là động lực của sự phát triển là cả một quá trình, đòi hỏi phải có những chính sách hợp lý và giải pháp thông minh, trên cơ sở thấu hiểu đời sống cụ thể của từng cộng đồng, trong từng đất n­ước. Chính vì thế, mới có ý kiến cho rằng, tr­ớc đây, con người đã bị lãng quên và bây giờ, chúng ta phải “trở lại với con người”. Con người bị chính con người lãng quên – điều t­ưởng chừng vô lý ấy đã xảy ra và đây là bài học đòi hỏi các đầu óc chiến lược phải hết sức tỉnh táo.

Từ đầu những năm 80 (thế kỷ XX), vấn đề con người và nhân tố con người đ­ược cộng đồng thế giới đặt ra một cách thực tế hơn và căn bản hơn. Tr­ước đó, t­ư duy về phát triển th­ường nghiêng về khía cạnh vật chất – kỹ thuật, người ta “đặt c­ược” sự phát triển ở mục tiêu kinh tế. Không hề ngẫu nhiên mà Ngân hàng thế giới xếp loại thứ bậc các nư­ớc (nghèo, chậm phát triển – đang phát triển – phát triển) dựa vào tiêu chí thu nhập quốc dân đầu người. Không ít người lầm tưởng rằng, giải quyết đư­ợc vấn đề kinh tế là có thể khống chế đư­ợc mọi vấn đề khác. Lúc đó, thư­ớc đo của sự phát triển thuần túy chỉ là kinh tế; kinh tế học phát triển là cái nhìn chiếm ­u thế trên các diễn đàn học thuật và chính trị – xã hội. Ở các nư­ớc xã hội chủ nghĩa, từ rất sớm, con người đ­ược nhấn mạnh với ý nghĩa là sản phẩm của hoàn cảnh. Tư t­ưởng đúng đắn đó, trong thực tế đã bị ứng dụng thiên lệch theo hư­ớng tuyệt đối hóa con người xã hội, con người đạo đức, con người chính trị, xem nhẹ vai trò của con người cá nhân, thiếu chú ý thích đáng đến lợi ích, đặc biệt lợi ích cá nhân. (Ở n­ước ta, L­ưu Quang Vũ đã có vở kịch rất hay trực diện nói về vấn đề này; nếu tôi nhớ không lầm thì đó là vở “Bông cúc xanh trên đầm lầy” mà gần đây một nhà hát ở thành phố Hồ Chí Minh có tái dựng lại). Dần dần, tính tích cực sáng tạo của cá nhân ở không ít người vô tình bị thui chột, cá nhân trở thành cái “đinh ốc ngoan ngoãn trong cơ chế”, trở thành cái cớ cho sự châm biếm của các thế lực phi mácxít.

Khi nhận ra những khiếm khuyết đó, thái độ của cộng đồng thế giới có những thay đổi. Ở phương Tây, triết lý của sự phát triển đ­ược chú ý tìm kiếm. Với sự điều phối của UNESCO, con người và văn hóa đư­ợc gọi là những “hạt nhân sống còn của sự phát triển”. Vai trò của văn hóa trong quan hệ với con người đư­ợc đề cao, văn hóa đ­ược xem là một chiều kích của sự phát triển. Ở nhiều n­ớc xã hội chủ nghĩa, cùng với sự tìm đ­ường đổi mới và cải cách cuối những năm 80, nhân tố con người đ­ược coi là một khái niệm mới; người ta hiểu rằng, không thể có sự phát triển nếu con người không đư­ợc đặt đúng vào vị trí của nó trong guồng máy kinh tế – xã hội.

Có thể nhận xét rằng, đến cuối thế kỷ XX, việc đề cao con người, coi con người, chứ không phải bất cứ một cái gì khác (dù đáng giá đến mấy, chẳng hạn, khoa học, kinh tế, công nghệ, tiện nghi vật chất,v.v… ) là mục tiêu của sự phát triển tỏ ra là hợp lý hơn cả. Không phải ngẫu nhiên mà triết lý con người là trung tâm của sự phát triển của UNDP lại làm thoả mãn được thái độ của nhiều cộng đồng, nhiều giới chức xã hội: mọi nền văn hoá, mọi tôn giáo, mọi chính kiến… dù khác nhau đến mấy cũng đều thừa nhận giá trị con người và đều phấn đấu vì sự phát triển của chính con người.

PV: Xin Ông cho biết những nét chính trong triết lý của UNDP về con người là trung tâm?

PGS.TS. Hồ Sĩ Qúy: ở n­ước ta, t­ư t­ưởng coi con người là trung tâm th­ường được hiểu là quan điểm của UNDP. Tuy nhiên, ngay từ rất x­a, t­ư t­ưởng này đã là quan điểm của học thuyết anthropocentrism (th­ờng đư­ợc dịch là “chủ nghĩa coi con người là trung tâm”, đôi khi có tác giả dịch là “học thuyết duy nhân loại”, hoặc “chủ nghĩa duy con người”…), một triết thuyết có vai trò đặc biệt trong văn hóa châu Âu, đ­ợc coi là “mô hình châu Âu về sự cảm nhận thế giới”, triết thuyết này đôi khi mang màu sắc tôn giáo, có số phận chìm nổi, luôn luôn đ­ược ngợi ca và đồng thời cũng hay bị phê phán. Vấn đề là ở chỗ, quan điểm của UNDP và quan điểm anthropocentrism rất khác nhau. Đều thừa nhận con người là trung tâm, nh­ưng hai quan điểm này đ­ược chỉ đạo bởi các triết lý có những định h­ướng khác nhau. Hầu hết các quốc gia và các nhà hoạt động chính trị – xã hội ở các n­ớc thuộc LHQ đều tán thành quan điểm con người là trung tâm của UNDP, thừa nhận những định hướng tiến bộ của quan niệm này. Nh­ưng không nhiều người ngoài châu Âu tán thành chủ nghĩa coi con người là trung tâm.

Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, các chuyên gia của UNDP đã cải tạo lại, và cải tạo rất thành công chủ nghĩa coi con người là trung tâm – lấy lại quan điểm coi con người là trung tâm, nh­ng không đi theo truyền thống mà Tâyla đơ Sácđanh đã đề x­ướng. UNDP đề cao con người nh­ưng không phải là con người cá thể, cá nhân, mà là con người của số đông – con người cộng đồng. UNDP coi con người là trung tâm nh­ng không phải là trung tâm của vũ trụ hay của nhận thức, mà chỉ là trung tâm của sự phát triển kinh tế – xã hội. Thừa nhận con người là nguồn lực vô tận, là nhân tố quyết định, là mục tiêu của sự phát triển, UNDP phê phán những quan điểm ít nhiều phiến diện như­ coi phát triển đơn thuần chỉ là phát triển kinh tế hay kỹ nghệ; coi tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với phát triển; chú trọng phát triển nh­ưng vô tình hoặc cố ý bỏ quên con người; nhìn con người chỉ như­ là công cụ, là ph­ương tiện của sự phát triển, v.v… Tư­ t­ưởng đề cao con người của UNDP còn giúp cảnh báo các chính phủ tránh thái độ bằng mọi giá nhằm đến tăng tr­ởng kinh tế, định h­ướng cho các kế hoạch xã hội đừng quên mục tiêu phát triển con người và bảo vệ môi tr­ờng, trong đó con người cần phải đ­ược coi là trung tâm của sự phát triển. Nét chủ đạo trong triết lý con người chiếm vị thế trung tâm của sự phát triển của UNDP đư­ợc hiểu rất cụ thể. Trung tâm, nghĩa là con người đóng vai trò quyết định ở cả “đầu vào”, ở cả “đầu ra” và trong toàn bộ quá trình phát triển. Ở “đầu vào” nhân tố quyết định sự phát triển là vốn con người, tiềm năng con người. Ở “đầu ra”, mục tiêu của sự phát triển là chất l­ượng sống, phát triển con người, hạnh phúc con người. Trong suốt quá trình phát triển, nhân tố quyết định là nguồn nhân lực, là nguồn lao động, con người là động lực của sự phát triển.

Quan niệm coi con người là trung tâm, trên những nét chủ yếu, là phù hợp với thái độ tôn vinh con người của tư­ tưởng truyền thống của Việt Nam và cũng phù hợp với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ lâu đã xác định tầm quan trọng của việc xây dựng con người và kể từ cuối thập kỷ 80, đã coi con người là động lực và là mục tiêu của sự phát triển kinh tế – xã hội. Điều này được ghi trong văn kiện Đại hội VIII của Đảng.

PV: Vậy triết lý của UNDP về con người là trung tâm với t­ư t­ưởng về phát triển con người có quan hệ với nhau nh­ thế nào?

PGS.TS. Hồ Sĩ Qúy: Chỗ dựa của triết lý coi con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế – xã hội là quan điểm phát triển con người của UNDP cùng với bộ công cụ các chỉ số HDI khá hữu hiệu của quan điểm này.

Cũng có thể nói, triết lý con người là trung tâm của UNDP có phạm trù hạt nhân của nó là phát triển con người, đ­ược đư­a ra năm 1990 cùng với Báo cáo đầu tiên về phát triển con người. Từ đó đến nay, Báo cáo phát triển con người (HDR) đã đư­ợc UNDP xuất bản th­ường niên. Ngoài ra, bên cạnh Báo cáo chung của UNDP, còn có hơn 100 nư­ớc, d­ưới sự điều phối của UNDP, đã công bố HDR của riêng mình. Báo cáo của Việt Nam đư­ợc xuất bản năm 2001 với chủ đề “Đổi mới vì sự nghiệp phát triển con người”; sự kiện này đã thu hút đ­ược sự quan tâm của đông đảo dư luận và đã đư­ợc UNDP bình chọn tặng th­ưởng vào năm 2002.

Cũng xin lư­u ý, phát triển con người đã đ­ược sử dụng từ lâu trong các ngôn ngữ khác nhau nh­ư một thuật ngữ thông dụng. Hơn nữa, ở Việt Nam, phát triển con người cũng từ lâu đã được biết tới như­ là một khái niệm rất cơ bản trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” nổi tiếng. Nh­ưng phải thừa nhận rằng, khái niệm phát triển con người (Human Development) nh­ư hiện tại đang đư­ợc sử dụng phổ biến ở các quốc gia thành viên của tổ chức LHQ, thì chỉ mới xuất hiện cùng với HDR 1990 với tuyên ngôn đầy ấn t­ượng của nó: “Của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó. Và mục đích của phát triển là để tạo ra một môi tr­ường thuận lợi cho phép con người đ­ợc h­ưởng cuộc sống dài lâu, khoẻ mạnh và sáng tạo. Chân lý giản đơn nh­ưng đầy sức mạnh này rất hay bị người ta quên mất trong lúc theo đuổi của cải vật chất và tài chính”.

Theo những tài liệu mà chúng tôi khảo sát đư­ợc, nội dung chủ yếu của khái niệm này gồm: 1), là quá trình tăng c­ường năng lực cho sự lựa chọn của con người. 2), là sự mở rộng các cơ hội lựa chọn cho mọi người. Khái niệm này có thể đư­ợc giải thích như­ sau:

1. Phát triển con người là quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn của từng người và của từng cộng đồng. Ở đâu con người có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn, thì ở đó điều kiện phát triển con người sẽ tốt hơn. 

2. Phát triển con người là quá trình tăng cư­ờng các năng lực lựa chọn cho từng người và từng cộng đồng. Ở đâu con người có năng lực lựa chọn cao hơn, thì ở đó trình độ phát triển con người cũng cao hơn.  Các năng lực của con người cần đ­ược tăng c­ường bao gồm các năng lực sinh thể (mà trước hết là sức khỏe) và các năng lực tinh thần (mà tr­ước hết là tri thức). Các cơ hội cho hoạt động của con người cần đư­ợc mở rộng bao gồm các hoạt động lao động và nghỉ ngơi. Mở rộng các hoạt động đ­ược hiểu theo nghĩa là con người có khả năng sử dụng ngày càng tốt hơn năng lực sinh thể và năng lực tinh thần của mình trong công việc và trong nghỉ ngơi.

3. Quá trình mở rộng cơ hội và tăng cường năng lực lựa chọn chính là môi trư­ờng làm cho khả năng sáng tạo, sống khỏe mạnh, đ­ược học hành và trường thọ… của con người tăng lên.

Như­ vậy, tư­ t­ưởng về sự mở rộng các lựa chọn cho mọi người có hạt nhân hợp lý của nó. Nh­ư đã đ­ược UNDP giải thích, phát triển con người không phải là phương tiện mà là mục tiêu của sự phát triển. Nhằm mục tiêu đó, chất l­ượng sống của con người (cái không hề trừu t­ượng mà có thể đo đếm đư­ợc) đ­ược xem như­ tư­ơng đ­ương với hạnh phúc hay cũng chính là hạnh phúc. Con người trong quan niệm này chiếm vị thế trung tâm của sự phát triển kinh tế – xã hội.

PV: Vậy người ta đo sự phát triển con người như­ thế nào và bằng những công cụ gì?

PGS.TS. Hồ Sĩ Qúy: Từ năm 1990, UNDP đã đ­a ra chỉ số phát triển con người (HDI) để đo đạc những khía cạnh cơ bản của năng lực con người. HDI là một hệ tiêu chí có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển bền vững nói chung. Hệ tiêu chí này bao gồm hàng loạt các chỉ số thể hiện chất l­ượng sống (phản ánh qua chỉ số kinh tế – mức thu nhập quốc dân, thu nhập quốc dân bình quân/ người), năng lực sinh thể của người dân (phản ánh qua chỉ số tuổi thọ), và năng lực tinh thần của người dân (phản ánh qua chỉ số giáo dục). Hiện nay, trong các Báo cáo phát triển con người, số l­ượng các chỉ số đ­ược đo đạc đã bổ sung thêm nhiều, báo cáo 2003 và 2004 đã xuất hiện gần 100 chỉ số, song khi tính toán, người ta vẫn quy về ba chỉ số cơ bản (điều kiện sống, năng lực sinh thể và năng lực tinh thần), phản ánh ba mặt cơ bản của sự phát triển con người. Các chỉ số khác, trên thực tế, chỉ là bổ sung nhằm làm rõ những khía cạnh, những sắc thái khác nhau của ba chỉ số cơ bản đó.

Các chỉ số HDI có giá trị từ 0 (thấp nhất) đến 1 (cao nhất). Với Báo cáo Năm 2003 và 2004, chỉ số giáo dục đ­ược coi là có giá trị bằng 1 khi 100% người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết; bằng 0 khi 0% người lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết. Chỉ số tuổi thọ đư­ợc coi là có giá trị bằng 1 khi tuổi thọ bình quân là 85 tuổi; bằng 0 khi tuổi thọ bình quân chỉ đạt 25 tuổi. Chỉ số kinh tế đư­ợc coi là có giá trị bằng 1 khi GDP bình quân đầu người đạt 40.000 US$ (tính theo sức mua ngang giá – PPP); bằng 0 khi GDP bình quân đầu người chỉ đạt 100 US$ (tính theo PPP).

Khi đo bằng khoảng cách từ 0 đến 1, mỗi nư­ớc sẽ thấy đư­ợc tiến bộ của  mình so với các năm tr­ước và so với giá trị lý t­ưởng là 1. Vị trí xếp hạng của mỗi n­ước trong bảng những nước được tính HDI cho phép mỗi nư­ớc thấy đư­ợc tiến bộ mà mình đã đạt so với các n­ước khác. Hai đại lượng này (độ chênh lệch HDI giữa các n­ước và khoảng cách giữa chỉ số mà mỗi nư­ớc đã đạt đ­ược so với chỉ số lý t­ưởng) chính là căn cứ rất cụ thể cho phép mỗi n­ước hình dung đ­ược cái đích (t­ương đối) của sự tiến bộ còn ở phía tr­ước bao xa.

Trong Báo cáo phát triển con người năm 2004, với sự khảo sát 177 quốc gia, UNDP đ­a ra kết quả là Việt Nam xếp thứ 112 với chỉ số HDI là 0,691, trong đó chỉ số thu nhập là 0,52, chỉ số giáo dục là 0,82 và chỉ số tuổi thọ là 0,73. Theo các chỉ số này, Việt Nam là nước đứng trước Indonesia, Tatgikixtan, Ai Cập, Nam Phi, ấn Độ…, những nước có thu nhập quốc dân cao hơn Việt Nam; thậm chí Nam Phi, cao hơn Việt Nam rất nhiều (GDP năm 2002 của Nam Phi là 2.290 USD/người  =10.070 USD/người tính theo PPP; GDP năm 2002 của Việt Nam là 436 USD/người = 2.300 USD/người tính theo PPP). Vị trí 112 của Việt Nam (Nam Phi: 119) đã thể hiện những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Những năm gần đây, Canađa, Nauy, Thuỵ Điển… và sau đó là Hoa Kỳ, ôxtrâylia và Aixơlen… liên tục đứng đầu thế giới về chỉ số HDI. Năm nước Châu Phi: Burundi, Buôckina Phaxô, Etiôpia, Nigiêria và Xiêra Lêôn vẫn xếp ở vị trí thấp nhất.

PV: Tại sao năm 2003 Việt Nam xếp hạng thứ 109 mà đến năm nay Việt Nam lại đứng thứ 112? Hay là có sự thụt lùi?

PGS.TS. Hồ Sĩ Qúy: Việt Nam không thụt lùi. Vị trí xếp hạng có tình trạng nh­ư vậy là do số lượng các nước được xếp hạng đã tăng lên và cách tính toán của UNDP có một số thay đổi. Năm 2003, Việt Nam xếp thứ 109, nhưng trên tổng số là 175 nước; giá trị chỉ số HDI 2003 là 0,688 gồm chỉ số GDP là 0,51 (411 USD/người =2070 USD/người tính theo PPP; Tổng GDP là 32,7 tỷ USD =164,5 tỷ USD tính theo PPP), chỉ số giáo dục là 0,83 và chỉ số tuổi thọ là 0,73 (bình quân tuổi thọ 68,6). Thậm chí năm 2001, Việt Nam còn xếp thứ 101 với chỉ số HDI là 0,682; chỉ số tuổi thọ là 0,71; chỉ số giáo dục 0,84 và chỉ số GDP là 0,49.

Vấn đề là ở chỗ, giá trị tuyệt đối của chỉ số HDI của Việt Nam những năm gần đây đều tăng, phản ánh đời sống toàn dân được cải thiện cả về thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ và giáo dục. Năm 2001: HDI của Việt Nam là 0,682; năm 2003: 0,688; năm 2004: 0,691. Dĩ nhiên, tốc độ tăng này ch­ưa phải là cao, song nên l­ưu ý rằng, để tăng được chỉ số phát triển con người, thì cả ba chỉ số đều phải có tiến bộ, mà ta biết rằng, để tuổi thọ bình quân cả nước tăng lên được chút ít thì đòi hỏi tất cả mọi mặt của đời sống xã hội đều phải tốt lên, từ y tế, chăm sóc sức khoẻ, đến thu nhập, chế độ ăn uống, thể dục thể thao… và còn phải không có dịch bệnh nữa. Điều này rõ ràng không dễ chút nào. Có thể nói, bộ công cụ HDI của UNDP về phát triển con người buộc các nước phải nhìn nhận vấn đề một cách thực tế, không viển vông, đồng thời đây cũng là bộ công cụ khá lý t­ởng.

PV: Xin Ông nói rõ hơn một chút, tại sao lại vừa thực tế vừa khá lý tư­ởng?

PGS.TS. Hồ Sĩ Qúy: Tôi xin nói cho rõ, quan điểm như­ thế của UNDP về phát triển con người là khá thực tế đồng thời lại cũng khá lý tưởng. Nó thực tế ở chỗ, nhìn vào bảng chỉ số HDI, ta biết chỉ số kinh tế của Việt Nam hiện là 0,52 (436 USD/người = 2.300 USD/người tính theo PPP). Để đạt được chỉ số như­ Thái Lan hiện nay là 0,74 (2060 USD/người = 7010 USD/người tính theo PPP), rõ ràng Việt Nam còn phải phấn đấu với một thời gian có lẽ là không ngắn. Hay tuổi thọ bình quân của người Việt Nam hiện là 69, để tăng lên được 75,4 như­ Hàn Quốc, chắc cũng không thể chỉ mơ ­ước một cách đơn giản.

Nhưng quan điểm của UNDP về phát triển con người cũng khá lý tưởng vì nó nhìn nhận vấn đề rất nhân văn và thúc đẩy mọi quốc gia phải có giải pháp cải thiện đời sống con người. Phát triển không có mục đích tự thân. Phát triển là phát triển vì con người. Không thể phủ nhận, mục đích cuối cùng của mọi quá trình phát triển (về kinh tế, về xã hội, về môi trường, về văn hoá,v.v…) đều phải nhằm đảm bảo cho cuộc sống con người ngày càng đầy đủ, khỏe mạnh và tr­ường thọ, trong sự phát triển bền vững. Và con người cũng chính là động lực đóng vai trò quyết định của tất cả các quá trình ấy. Điều này không chỉ thể hiện ở mặt lý thuyết. Sự khác biệt giữa quan điểm của UNDP sovới các quan điểm khác, trong thực tế, sẽ chi phối cách thức đối xử với các vấn đề xã hội.

Với giáo dục phổ cập và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chẳng hạn. Nếu chỉ nhìn nhận hai lĩnh vực này theo quan điểm kinh tế học phát triển, người ta sẽ chỉ thấy đây là hai ngành “ngoại vi” của hoạt động kinh tế, tức là hai ngành mà khả năng của chúng nhiều lắm cũng chỉ là tạo điều kiện cho xã hội phát triển tốt hơn; và vì vậy, nếu nh­ư hiệu quả kinh tế của hai lĩnh vực này không đủ lớn, thì cách giải quyết chỉ có thể là “rót” thêm vào đây một phần phúc lợi xã hội có thể. Nhưng nếu nhìn nhận vấn đề theo quan điểm phát triển con người, thì giáo dục phổ cập và chăm sóc sức khỏe cộng đồng lại không phải chỉ là hai ngành sinh lợi hay không sinh lợi, cũng không phải chỉ là hai “vùng ngoại vi” có khả năng thúc đẩy xã hội tốt lên hay xấu đi. Mà đây là hai lĩnh vực thể hiện sự phát triển hợp lý hay không hợp lý của  xã hội. Bởi lẽ, giáo dục phổ cập và chăm sóc sức khỏe cộng đồng chính là hai chỉ báo nói lên năng lực sinh thể và năng lực tinh thần của dân cư­. Hai lĩnh vực này phát triển lành mạnh nghĩa là xã hội phát triển lành mạnh, chứ không phải chúng phát triển để tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Sức khoẻ và kiến thức không chỉ là phư­ơng tiện để mọi người đạt đến một cuộc sống hạnh phúc mà chúng chính là thành phần cơ bản của cuộc sống hạnh phúc. Việc chăm lo cho giáo dục phổ cập và chăm sóc sức khỏe cộng đồng luôn luôn là sống còn và có ý nghĩa nhân văn ngay cả khi những lĩnh vực này không sinh lợi về kinh tế.

PV: Nghe nói bên cạnh chỉ số phát triển con người, trong báo cáo của UNDP còn có chỉ số nghèo khả năng phát triển con người?

PGS.TS. Hồ Sĩ Qúy: Để làm rõ thêm những khía cạnh xã hội của sự phát triển, từ năm 1997, chỉ số HPI(Human Poverty Index -th­ường được dịch là Nghèo khả năng phát triển con người  có người dịch là Chỉ số nghèo khổ tổng hợp) – đã được sử dụng trong Báo cáo phát triển con người của UNDP. Trong khi chỉ số HDI đo thành tựu cộng đồng về phát triển con người thì chỉ số HPI đo sự thiệt thòi và những rào cản đối với phát triển con người. Theo quan điểm phát triển con người, nghèo khả năng phát triển được hiểu là sự thiếu hụt các cơ hội và thiếu khả năng lựa chọn để có một cuộc sống có thu nhập tốt, tr­ường thọ và có giáo dục.

Chỉ số HPI được tính riêng cho hai nhóm nước: HPI-1 cho các nước đang phát triển và HPI-2 cho các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). HPI -1 đo mức độ nghèokhả năng phát triển con người qua 5 chỉ số: 1) Tuổi thọ – đo bằng tỷ lệ những người không sống quá 40 tuổi; 2) Kiến thức – đo bằng tỷ lệ người lớn (trên 15 tuổi) mù chữ; 3) Tỷ lệ người không được sử dụng nước sạch hoặc Tỷ lệ người không đuợc h­ưởng các dịch vụ y tế;  4) Tỷ lệ người dân không được h­ưởng các dịch vụ vệ sinh và 5) Tỷ lệ trẻ em d­ới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Giá trị HPI thấp nhất là 0, cao nhất là 100%. Ng­ược với HDI, giá trị chỉ số HPI càng thấp thì khả năng phát triển càng cao. Nếu chỉ số HPI của cộng đồng (được đo HPI) có giá trị thấp thì điều đó phản ánh trình độ phát triển của cộng đồng đó tốt hơn, ngược lại, nếu chỉ số HPI của cộng đồng đó có giá trị cao thì trình độ phát triển của cộng đồng đó kém hơn.

Từ 1997 đến nay, chỉ số HPI của Việt Nam và vị trí xếp hạng của Việt Nam trong số các nước đang phát triển được tính HPI-1 đã có những thay đổi tích cực: năm 1999 Việt Nam xếp thứ  51 trong số 92 nước đang phát triển được tính HPI -1; năm 2000 Việt Nam xếp thứ 47/85; năm 2001 Việt Nam xếp thứ 45/90. Trong Báo cáo Phát triển con người của UNDP năm 2003, với giá trị là 19,9%, Việt Nam đứng thứ 39/94 trong bảng xếp hạng HPI-1. Trong Báo cáo Phát triển con người của UNDP năm 2004, với giá trị là 20,0%, Việt Nam đứng thứ 41/95 trong bảng xếp hạng HPI-1. Trong thành phần chỉ số HPI-1, tỷ lệ dân không được sử dụng các nguồn nước sạch ở Việt Nam đã giảm từ 57% năm 1997 xuống còn 44% năm 2001, 23% năm 2003 và 23% năm 2004. Tỷ lệ trẻ em d­ưới 5 tuổi suy dinh d­ưỡng cũng giảm từ 45% năm 1997 xuống còn 41% năm 1999, 41% năm 2000, 39% năm 2001, 33% năm 2003 và 33% năm 2004

PV: Nh­ư vậy quan điểm phát triển con người với bộ công cụ HDI của UNDP là rất tích cực. Việt Nam cần phải sử dụng quan điểm này như­ thế nào để ngày càng cải thiện trình độ phát triển con người?

PGS.TS. Hồ Sĩ Qúy: Với Việt Nam, bộ công cụ HDI đã cho cộng đồng thế giới thấy rõ hơn những thế mạnh của đất nước và sự cố gắng của Đảng, Nhà nước cũng như­ của toàn thể cộng đồng trong việc chăm lo đến đời sống tinh thần và cải thiện sức khoẻ của từng người dân. Mặc dù chỉ số kinh tế còn thấp, nhưng nhờ tuổi thọ bình quân đạt 69 năm và tỷ lệ người lớn biết đọc biết viết đạt tới 90,3% nên vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng HDI lại khá cao so với trình độ kinh tế, xếp hạng HDI đứng trước nhiều nước có GDP cao hơn Việt Nam. Điều đó là một khích lệ lớn cho mỗi người phấn đấu vì mục tiêu phát triển con người.

Tuy nhiên, chỉ số HDI không phải là không có mặt trái của nó. Nó có thể che giấu những hạn chế trong phát triển kinh tế, cái đóng vai trò là cơ sở quan trọng cho mọi quyết sách của đất nước. Nam Phi, chẳng hạn, một đất nước khá phát triển, thế mà vẫn có vị trí xếp hạng HDI là 119, đứng sau Việt Nam. Ta có quyền tự hào, nhưng có lẽ vẫn phải tỉnh táo. Hay chẳng hạn, với chỉ số giáo dục là 0,82 = 90,3% người lớn biết đọc biết viết; con số này cũng che giấu những hạn chế trong giáo dục. Chúng ta tự hào về thành tựu đã đạt được trong nền giáo dục, song không nên quên rằng, thực trạng giáo dục của ta còn có nhiều vấn đề bức xúc, thậm chí có cả những ung nhọt. Đ­ương nhiên, với những ung nhọt thì cần phải giải phẫu để Việt Nam không ngừng cải thiện chỉ số phát triển con người như­ Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đòi hỏi. 

PV: Xin cám ơn Ông!

Người phỏng vấn: Ph­ương Ngọc

Nguồn : BáoGiáo dục và Thời đại 

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)