LỜI MỞ ĐẦU   

Hệ thống ngân hàng thương mại và thị trường chứng khoán (TTCK) là những kênh huy động vốn rất quan trọng của nền kinh tế. Tại cỏc quốc gia phỏt triển, vốn huy động trên thị trường chứng khoán lớn gấp nhiều lần lượng vốn thuộc hệ thống ngân hàng. Tiện ích của thị trường chứng khoán trong việc thu hút đầu tư là các nhà đầu tư khụng cần trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp. Việc quản lý đầu tư được giao cho những chuyên gia chuyờn nghiệp, cú kiến thức chuyờn mụn từ khõu chọn dự án đầu tư đến khâu quản lý, điều hành, giám sát và kiểm soát hoạt động đầu tư để đảm bảo hiệu quả cho  khoản đầu tư. Do đó TTCK vừa là hấp lực thu hút vốn người dân cho các dự án đầu tư , vừa là nơi cung ứng vốn cho các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất. TTCK cũng giúp cho các chứng khoán có tính thanh toán khoản cao, việc chuyển nhượng được dễ dàng, do đó tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư.

Trước các nhu cầu to lớn về vốn đầu tư để phát triển kinh tế, thấy rừ những lợi ớch thiết thực của TTCK, chính phủ khẳng định vị trí chiến lược của TTCK trong công việc đổi mới phát triển hệ thống tài chính trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay.

Trước tỡnh hỡnh xuất hiện nhiều nhu cầu của cỏc nhà đầu tư  sở hữu các dũng vốn đầu tư gián tiếp đang muốn thông qua các định chế tài chính, tín dụng , chứng khoán bản địa có uy tín để làm đối tác chiến lược cùng đầu tư. Nhóm cổ đông sáng lập mạnh dạn xõy dựng nghiờn cứu khả thi thành lập cụng ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư lấy tên là Công ty cổ phần quản lí quỹ đầu tư …..

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ KHẢ NĂNG THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÍ QUỸ

I. Tổng quan về tình hình kinh tế, chính trị, xó hội và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam:

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời được đánh dấu bằng sự kiện khai trương Trung tõm giao dịch Chứng khoỏn thành phố Hồ Chớ Minh (HSTC)  vào ngày 20/07/2000. Điều này thể hiện quyết tâm trong chủ trương của nhà nước trong việc phát triển hệ thống tài chính, mở thêm các kênh huy động vốn nhằm thúc đẩy các hoạt động đầu tư tài chính, mở thêm kênh huy động vốn nhằm thu hút các hoạt động đầu tư để phát triển nền kinh tế đang hội nhập.

Tháng 3 năm 2005, Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) ra đời, với định hướng trở thành thị trường giao dịch theo phương thức OTC cho các chứng khoỏn không đủ điều kiện hoặc chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đến tháng 07 năm 2005, chính phủ quyết định thành lập trung tâm lưu ký chứng khoỏn, hoạt động độc lập với trung tâm mua bán chứng khoán.

Đến nay đó cú hàng trăm cổ phiếu, hàng chục chứng chỉ quỹ và hơn hàng ngàn trái phiếu niờm yết tại Trung tõm giao dịch chứng khoỏn Tp.Hồ Chớ Minh, nhiều cổ phiếu và  trái phiếu được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Quy mô các công ty niêm yết ngày càng đa dạng.

Hiện tại, số tài khoản được mở tại các công ty chứng khoán là hơn 750.000, chủ yếu của các nhà đầu tư cá nhân.

Bảng 1. Số lượng công ty niên yết và giá trị niên yết qua các năm

Năm

Số lượng công ty niờm yết

Số lượng chứng khoán niờm yết

Giỏ trị chứng khoỏn niờm yết

2000

5

32.189.840

321.898.400.000

2001

10

49.433.720

494.337.200.000

2002

20

100.035.340

1.000.353.400.000

2003

22

112.073.080

1.20.730.800.000

2004

26

132.016.140

1.320.161.400.000

2005

55

156.872.320

3.860.712.900.000

2006

152

482.576.451

10.684.257.500.000

 Bảng 2: Số lượng tài khoản giao dịch mở tại các Công ty

Chứng khoán

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Số tài khoản

8.000

13.600

16.500

21.600

30.800

Hơn 75.000

( số liệu từ năm 2006)

                                                                                                  Nguồn:UBCKNN.

Qua 6 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đó thu được một số thành tựu và tồn tại sau:

Ưu điểm:

–                Đó hỡnh thành và vận hành một cỏch an toàn một thị trường phức tạp và bước đầu đó tiếp cận được tiêu chuẩn quốc tế.

–                Các định chế trung gian trên thị trường đó hỡnh thành và làm ăn có lói.

–                Góp phần công khai, minh bạch thông tin thị trường, tạo điều kiện hội nhập kinh tế  quốc tế.

Tồn tại:

–        Chất lượng dịch vụ của các thể chế trung gian (công ty chứng khoán và công ty quản lý qũy) chưa cao, chưa thể hiện được đầy đủ vai trũ trung gian của mỡnh  trờn thị trường chứng khoán.

–         Riêng năm 2006 thị trường chứng khoán Việt nam đó cú sự phỏt triển vượt bậc hơn tổng số tất cả 05 năm trước đó, có thể coi là sự “bùng nổ ” TTCK.

 

2. Vai trò của công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán.

a.                  Định nghĩa quỹ đầu tư

Quỹ đầu tư là một thực thể huy động vốn từ các nhà đầu tư để đầu tư vào các loại chứng khoán khác nhau. Bản thân chứng chỉ quỹ đầu tư cũng là một loại chứng khoỏn cú thể mua bán, giao dịch trên thị trường.

Quỹ đầu tư tập hợp vốn góp của nhiều nhà đầu tư khác nhau vào một quỹ chung, sau đó tiến hành đầu tư theo những mục tiêu, tiêu chí đầu tư đã được xác định trước. Quỹ đầu tư được quản lý bởi một công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp và vì lợi ích của các nhà đầu tư. Những tài sản đầu tư của quỹ đầu tư có thể bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ  chứng khoán ngắn hạn vv.. hoặc kết hợp các loại trên. Các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ đầu tư bằng cách mua  chứng chỉ quỹ. Nhà đầu tư được hưởng lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ góp vốn của mình và đồng thời chịu trách nhiệm đối với các khoản lỗ phát sinh theo tỷ lệ vốn góp.

b.                  Lợi ích của quỹ đầu tư.

Quỹ đầu tư đem lại những lợi ích cơ bản cho nhà đầu tư như sau:

·                    Nâng cao tính đa dạng hoá của tài sản đầu tư: Quỹ đầu tư tập hợp từ khoản tiền nhỏ của các nhà đầu tư khác nhau vào một quỹ chung có quy mô lớn hơn nhiều lần, qua đó giúp nâng cao khả năng đa dạng hóa đầu tư so với trường hợp từng nhà đầu tư đi đầu tư. Ví dụ, nhà đầu tư với một khoản tiền đầu tư là 10 triệu đồng, nếu mua một chứng chỉ quỹ thì mức độ đa dạng hoá sẽ được nâng cao hơn rất nhiều so với khi dùng cùng số tiền đó tự mình đi mua cổ phiếu của một công ty. Tính đa dạng hoá được nâng cao sẽ giúp làm giảm mức độ rủi ro của khoản đầu tư.

·                    Nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn: Thông thường, mỗi công ty quản lý quỹ đều đưa ra một loạt các quỹ đầu tư khác nhau, mỗi quỹ có mục tiêu và tiêu chí đầu tư riêng. Nhà đầu tư có thể lựa chọn các quỹ với những mục tiêu đầu tư phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu nhà đầu tư cần một nguồn thu nhập ổn định thì họ có thể đầu tư vào quỹ trái phiếu. Trong trường hợp nhà đầu tư muốn nâng cao tốc độ tăng trưởng đồng vốn trung dài hạn, họ có thể mua chứng chỉ quỹ đầu tư chuyển về cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao. Cũng có những nhà đầu tư muốn kết hợp cả hai mục tiêu đem lại nguồn thu nhập ổn định và tăng trưởng đồng vốn, thì họ có thể cân bằng đầu tư vào cả hai cổ phiếu và trái phiếu.

·                    Quản lý đầu tư chuyên nghiệp: Vì các quỹ đầu tư thường có quy mô rất lớn, do vậy nó có khả năng tài chính để thuê những nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp. Việc thuê nhà quản lý đầu tư chuyên  nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích cho quỹ đầu tư và nhà đầu tư, cụ thể đó chính là kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của họ về quản lý và lựa chọn đầu tư, qua đó nâng cao hiệu quả của quá trình đầu tư. Nếu nhà đầu tư tự mình tiến hành đầu tư trên thị trường chứng khoán, khả năng hiệu quả sẽ rất thấp.

·                    Tính minh bạch: Kết quả hoạt động đầu tư, các khoản thu chi và nhiều thông tin khác về quỹ đầu tư được định kỳ thông báo công khai và minh bạch cho các nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ luôn nắm bắt rõ ràng hiện trạng của khoản đầu tư chứng chỉ quỹ của mình.

·                    Tiện lợi: Nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán chứng chỉ quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán.

c.                   Vai trò của quỹ đầu tư

Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, quỹ đầu tư là một kênh đầu tư gián tiếp và huy động vốn quan trọng đối với nền kinh tế. Theo Viện nghiên cứu các doanh nghiệp Mỹ (AEI), trên một nửa dân số Mỹ tham gia đầu tư vào các quỹ đầu tư. Bảng 3 dưới đây cho thấy mức độ huy động vốn của quỹ đầu tư tỷ lệ phần trăm GDP ở một số quốc gia tiêu biểu.

Bảng 3: thị trường quỹ đầu tư của một số quốc gia tiêu biểu trên

thế giới 2003

Quốc gia

Số lượng quỹ đầu tư đang hoạt động

Tổng giá trị tài sản ròng của % các quỹ (triệu USD)

Hồng Kông

963

255,811

163,3%

Australia

NA

518,411

99,2%

Mỹ

8.126

7.414.084

67,7%

Anh

1.692

396.523

22,1%

Hàn Quốc

6.726

121.488

20,1%

Nhật Bản

2.617

349.148

8,1%

Ấn Độ

350

29.800

5.0%

Nguồn ICI:     World Bank

Theo kinh nghiệm của các nước có thị trường chứng khoán  phát triển, vai trò thiết yếu của quỹ đầu tư đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế và tài chính quốc gia có được xuất phát trừ những căn cứ sau đây.

·                    Quỹ đầu tư là một kênh trung gian hiệu quả giữa tiết kiệm của dân cư với nền kinh tế.

Đối với mọi nền kinh tế, hiển nhiên quỹ đầu tư là một kênh trung gian tài chính hiệu quả, giúp tập hợp, huy động vốn tiết kiệm rải rác trong dân cư để đầu tư vào nền kinh tế thông qua đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu của các công ty.

·                    Quỹ đầu tư là phương tiện tiết kiệm bổ sung cho các sản phẩm huy động vốn truyền thống .

Với quỹ đầu tư,  nhà đầu tư có thêm công cụ để lựa chọn đầu tư. Quỹ đầu tư có một số ưu thế so với các sản phẩm tiết kiệm truyền thống như ngân hàng, bảo hiểm, đó là thuận tiện, chi phí thấp và cho phép nhà đầu tư nhận được mức lợi nhuận tiềm năng cao hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng hay mua bảo hiểm.

·                    Nâng cao tiêu chuẩn và chuẩn mực đầu tư

Quỹ đầu tư do những nhà quản lý chuyên nghiệp quản lý ở những chuẩn mực khắt khe về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đồng thời phải đáp ứng các chuẩn mực đầu tư của các quản lý nhà nước về chứng khoán là Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Sự hình thành và phát triển các quỹ đầu tư sẽ làm giảm tỷ trọng của các nhà đầu tư các cá nhân dễ bị các yếu tố tâm lý tác động, đồng thời nâng cao tỷ trọng các nhà đầu tư có tổ chức hành xử chuyên nghiệp trên thị trường. Điều đó giúp nâng cao những tiêu chuẩn, chuẩn mực đầu tư trên thị trường chứng khoán non trẻ của Việt nam, qua đó góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của thị trường  này.

3.                  Sự cần thiết phải thành lập công ty quản lý quỹ …

·                    Thành lập công ty quản lý quĩ giúp khai thác được những cơ hội kinh doanh thị trường chứng khoán. TTCK Việt Nam còn khá mới mẻ, số lượng công ty niêm yết TTCK còn ít so với khả năng và nhu cầu, cho thấy cơ hội kinh doanh trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều. Tính đến cuối năm 2006, theo Bộ tài chính ,cả nước đã tiến hành cổ phần hoá được trên 3.700 công ty, doanh nghiệp. Như vậy, khả năng cung ứng hàng hoá của TTCK từ các công ty nhà nước thực hiện sắp xếp, đổi mới  cho thị trường chứng khoán Việt nam rất lớn, cùng với sự tham gia tiềm năng của các tổng công ty nhà nước đã và đang chuẩn bị tiến hành cổ phần hoá (Vietcombank, IncomBank, BIDVBank, Bảo Việt, Viettel, cũng như nhiều tổng công ty 91,90…)  kể cả việc cho phép các công ty 100% vốn nước ngoài được phép cổ phần hoá, quy mô thị trường dự tính sẽ tăng gấp nhiều lần so với hiện nay.

·                    Thị trường trái phiếu niêm yết cũng có những bước tăng trưởng nhanh trong những năm qua và trở thành một mảng quan trọng của thị trường chứng khoán. Ban đầu chỉ có hai trái phiếu BIDV, tính đến nay có hàng ngàn loại trái phiếu niêm yết với giá trị 320.328 tỷ đồng . Với kế hoạch huy động trái phiếu hàng năm của Chính phủ, cùng với việc một loạt chính quyền địa phương và tổng công ty có kế hoạch tiếp tục huy động vốn qua trái phiếu, thị trường cổ phiếu dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới.

·                    Về  toàn cảnh, triển vọng phát triển tiềm tàng của thị trường chứng khoán sẽ tạo nên những nhu cầu về các dịch vụ chứng khoán, quản lý quỹ chuyên nghiệp có chất lượng cao. Đây chính là thời cơ để chúng tôi khai thác các nhu cầu này.

Cơ hội của công ty ra đời đúng lúc.

Lĩnh vực quản lý đầu tư ở Việt Nam mới chỉ được chính thức hình thành vài năm lại đây, trên thị trường mới có hơn chục công ty quản lý quỹ được cấp giấy phép hoạt động, mức độ cạnh tranh trên thị trường chưa gay gắt. Do vậy, việc thành lập sớm công ty quản lý quỹ trong giai đoạn đầu của thị trường sẽ cho phép tận dụng được ưu thế của công ty đi trước để giành thị phần, tạo vị thế thị trường vững chắc nhằm phát triển trong khi nước ta đã chính thức là thành viên WTO.

Phù hợp với chủ trương của Nhà nước

Theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010, mọi thành phần kinh tế được chính phủ khuyến khích thành lập công ty quản lý quỹ.

4.                  Khả năng triển khai đề án thành lập công ty CP quản lý quỹ …

a.                  Đối tác chiến lược giàu kinh nghiệm

Trong lĩnh vực quản lý, uy tín và kinh nghiệm chuyên nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công. Đối tác chiến lược của … ngay trong giai đoạn đầu thành lập là công ty …, là một công ty được thành  lập bởi những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán quản lý và quản lý quỹ tại Việt Nam cũng như trên thị trường tài chính quốc tế. Công ty … sẽ cử các chuyên gia của mình sang tham gia tư vấn vào việc điều hành chủ chốt trong công ty quản lý quỹ. Đây chính là chìa khoá giúp công ty CP quản lý quỹ … có thể nhanh chóng chiển khai hoạt động, tạo dựng tên tuổi trên thị trường, tạo nên lợi thế cạnh tranh và giành thị trường, thị phần.

b.                  Tiềm lực tài chính

Đến thời điểm tháng … năm 2007 tổng vốn các cổ đông sáng lập có khả năng đóng góp là … , do đó ….có đủ năng lực tài chính để góp vốn thành lập công ty quản lý quỹ.

c.                   Kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Các cổ đông sáng lập tham gia góp vốn đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, có thể hỗ trợ cho hoạt động của công ty quản lý quỹ sau này.

d.                  Quan hệ khách hàng

Sẵn có mối quan hệ khách hàng là các tổ chức doanh nghiệp cũng như các cá nhân đầu tư.

e.                   Nhân sự

Chúng tôi có khả năng tuyển dụng một lượng lớn nhân sự đủ điều kiện để hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và quản lý quỹ thoả mãn tiêu chuẩn của UBCKNN. Sau khi thành lập, chúng tôi cam kết cử nhiều lượt cán bộ tham gia các khoá học về chứng khoán và thị trường chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức để chuẩn bị nhân sự cho công ty.

f.                    Khả năngtham gia của đối tác chiến lược nước ngoài trong tương lai

Nhóm sáng lập đã thảo luận chi tiết với … , một trong những tập đoàn chuyên tư vấn điều hành về chứng khoán và quản lý quỹ hàng đầu để sau khi công ty quản lý quỹ được thành lập tập đoàn này sẽ tham gia cổ phần và trở thành một đối tác chiến lược, giúp công ty quản lý quỹ thâm nhập vào mạng lưới các khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài.

Tóm lại:  Việc thành lập Công ty CP quản lý quỹ … và thực hiện chiến lược đa dạng hoá hoạt động, góp phần trong các công tác huy động vốn nhằm thúc đẩy đầu tư phương tiện hoạt động như vốn, cơ sở vật chất và nhân lực có đầy đủ khả năng chuyên môn sẵn sàng tham gia vào lĩnh vực quản lý quỹ và thị trường chứng khoán được nhà nước cho phép.

II.                CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ DẦU KHÍ TOÀN CẦU

1.                  Tên gọi và địa điểm công ty

Tên tiếng việt: Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư …

Tên tiếng Anh: … Investment Fund Management Company

Tên giao dịch: Công ty quản lý quỹ …

Tên viết tắt: …

Trụ sở chính: Hà Nội

2.                  Căn cứ pháp lý cho việc thành lập

Việc thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư … dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý sau:

·                    Luật doanh nghiệp

·                    Nghị định 144/2003/NĐ – TT ngày 5/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuẩn chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010

·                    Quyết định số 73/2004/QĐ – BTC ngày 3/9/2004 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu  tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.

3.                  Mô hình công ty

Công ty quản lý quỹ … được thành lập theo mô hình công ty cổ phần 100% vốn trong nước, có tư cách pháp nhân riêng, hạch toán độc lập, có con dấu riêng và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các quy định của pháp luật Việt Nam về chứng khoán, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, định chế pháp luật khác có liên quan. Mô hình công ty có Hội đồng quản trị là đại diện cho các chủ sở hữu của công ty và Tổng giám đốc công ty là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty.

4.                  Sáng lập viên: …

·                    Các cổ đông khác trong công ty bao gồm:

–                      Công ty ……………..

–                      Công ty ……………

–                      Công ty…………..

5.                  Cơ cấu tổ chức công ty quản lý quỹ …

a.                  Đại hội cổ đông

Đại hội cổ đông bao gồm tắt cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.

b.                  Hội đồng quản trị

·                    Hội đồng quản trị (HĐQT) do Đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. HĐQT ban đầu có 5 thành viên. Trong quá trình hoạt động về sau, HĐQT có thể tăng hoặc giảm số thành viên nếu cần thiết, nhưng số thành viên HĐQT tối đa không vượt quá 11 người.  Các thành viên HĐQT  sẽ phải tuân theo các điều khoản các điều lệ công ty và theo pháp luật hiện hành khi thi hành nhiệm vụ của thành viên HĐQT.

·                    HĐQT sẽ bầu một trong những thành viên HĐQT làm chủ tịch HĐQT. Chủ tịch HĐQT có nhiệm vụ chính là lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc  học triệu tập và chủ toạ cuộc họp HĐQT; tổ chức việc thông qua quyết định của HĐQT dưới các hình thức khác; theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định HĐQT.  

c.                   Tổng giám đốc

·                    Tổng Giám giám đốc HĐQT bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của công ty, Tổng giám đốc là người điều hành các công việc hàng ngày của công ty.

·                    Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các phòng ban chức năng

Phòng Đầu tư

Chức năng chủ yếu của Phòng Đầu tư là tiến hành đầu tư các quỹ theo chính sách đầu tư của quỹ và luật pháp hiện hành. Trưởng phòng Đầu tư do HĐQT bổ nhiệm, là người phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hành nghề của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư.

Phòng tiếp thị

Phòng Tiếp thị là bộ phận hoạt động chiến lược có nhiệm vụ thiết kế, phát triển các sản phẩm huy động vốn đầu tư, quan hệ với nhà đầu tư qua các kênh phân phối cá nhân và tổ chức, cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư cho khách hàng. Phòng tiếp thị cũng có trách nhiệm tuyên mộ, huấn luyện, tổ chức các phân phối và tuân thủ các chuẩn mực kinh doanh. Ngoài ra, Phòng tiếp thị cũng phụ trách cá quan hệ đối ngoại, quảng cáo và phát triển thương hiệu. Trưởng phòng tiếp thị do HĐQT bổ nhiệm.

Phòng nghiệp vụ

Phòng nghiệp vụ phụ trách các vấn đề hậu cần, bao gồm quản lý hành chính nhân sự, tài chính kế toán, hoạt động nghiệp vụ, công nghệ thông tin, hỗ trợ cá phòng ban khác trong việc cập nhật, tổng hợp thông tin, lập cá báo cáo nộibộ và công bố thông tin ra bên ngoài. Trưởng phòng nghiệp vụ do HĐQT bổ nhiệm.

Phòng kiểm soát nội bộ

Phòng kiểm soát nội bộ phụ trách các vấn đề về kiểm soát nội bộ, bao gồm xây dựng và trình tổng giám đốc phê duyệt hệ thống các quy định về kiểm soát nội bộ và tiêu chuẩn đạo đức hành nghề đối với nhân viên, giúp Tổng giám đốc thực hiện và giám sát hiệu qảu hệ thống các quy định này. Trưởng phòng Kiểm soát nội bộ do HĐQT bổ nhiệm, là người làm việc chuyên trách và phải có đầy đủ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoá và thị trường chứng khoán.

Tổng số cán bộ công nhân viên các phòng ban dự  tính khoảng 20 người.

6.                  Nguồn vốn và thời gian hoạt động

·                    Vốn điều lệ của công ty là …. đồng Việt Nam (… tỷ đồng Việt Nam ) được chia thành … (…) cổ phần bằng nhau, mỗi cổ phần giá là 10.000 (mười ngàn đồng). Tỷ lệ góp vốn và mức góp vốn của đối tác như sau:

Bảng 4  Tỷ lệ góp vốn và mức góp vốn của các đối tác

Các đối tác

Tỷ lệ góp vốn

 cổ phần

Mức góp vốn

 (Triệu đồng)

Công ty

%

Công ty

%

Công ty

%

Công ty

%

Công ty

%

Công ty

%

Tổng cộng

100%

 ·                    Công ty có thể huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, vay vốn, nhận vốn liên kết và các hình thức khác phù hợp với pháp luật hiện hành.

·                    Thời gian hoạt động của công ty 50 năm. Thời gian hoạt động của công ty có thể được gia hạn theo quy định của pháp luật hiện hành tại thời điểm hết hạn và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đồng ý.

7.                  Dự kiến trang thiết bị công ty quản lý quỹ Toàn Cầu

Cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty được trang bị trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc sau:

·                    Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tài sản lưu ký tạm thời của khách hàng và của công ty

·                    Đảm bảo việc công bố thông tin được đầy đủ, kịp thời, chính xác;

·                    Đảm bảo việc lưu giữ chứng từ an toàn,. hạch toán kế toán chính xác, đầy đủ, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và của công ty.

Bảng 5: Trang thiết bị dự kiến cho công ty khi thành lập

Đơn vị triệu đồng

Tên tài sản

1. Bàn ghế và túi hồ sơ

61

2. Máy tính, máy in, máy photocopy, máy chủ

400

3. Phần mền quản lý

160

4. Hệ thống điện thoại – fax

26

5. Xe ô tô

600

8.                  Phương án kinh doanh

a.                  Chiến lược kinh doanh

·             Công ty quản lý quỹ Toàn Cầu theo đuổi chiến lược: Chuyên nghiệp, uy tín, hiệu quả.

·             Công ty  sẽ tận dụng khai thác các đối tượng khách hàng hiện có nhu cầu đầu tư thị trường chứng khoán và tận dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để phát triển địa bàn hoạt động cũng như cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng.

·            Đồng thời, công ty cũng hướng tới khai thác các khách hàng là các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thông qua những quan hệ sẵn có của các cổ đông.

b.                  Khách hàng mục tiêu

Công ty sẽ hướng tới phục vụ những đối tượng khách hàng mục tiêu sau đây

·                    Các khách hàng có mối quan hệ với …

·                    Các nhà đầu tư có tổ chức và cá nhân nước ngoài muốn được vào thị trường chứng khoán Việt nam.

·                    Các tổ chức tài chính, ngân hàng trong nước .

·                    Các nhà đầu tư và tổ chức khác trong nước.

·                    Các nhà đầu tư cá nhân trong nước.

c.                   Các nghiệp vụ kinh doanh

Công ty sẽ tập trung vào hai loại nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu là quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán

·                    Nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

Nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm việc lập, phân phố chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư của quỹ. Để triển khai nghiệp vụ này, công ty sẽ thực hiện các hoạt động sau:

–                      Tiếp thị, phân phối và lập các quỹ đầu tư  chứng khoán từ nhiều nguồn huy động khác nhau như các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

–                      Xây dựng và quản lý cơ cấu đầu tư .

–                      Xác định cơ hội đầu tư, tiến hành đầu tư nguồn vốn huy động của các quỹ này căn cứ theo mục tiêu và tiêu chí đầu tư của từng quỹ.

–                      Quản lý và kinh doanh các tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ.

–                      Cập nhật, theo dõi hoạt động, điều chỉnh cân đối tài sản đầu  tư của các Quỹ đầu tư.

–                      Quản lý đầu tư  uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán

Công ty sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cho các nhà đầu tư thông qua phân tích, đánh giá và tư vấn về những vấn đề  liên quan đến các công cụ đầu tư.

d.                  Các sản phẩm

Sản phẩm chủ yếu của công ty là các quỹ đầu tư. Phân theo tài sản đầu tư chủ yếu, các quỹ đầu tư có thể được phân loại thành những nhóm cơ bản sau đây:

·                    Quỹ cổ phiếu đầu tư chủ yếu vào các loại cổ phiếu niêm yết hoặc chưa niêm yết. Quỹ cổ phiếu thường có mục tiêu đem lại mức tăng trưởng vốn dài hạn. Tuy nhiên, một số quỹ cổ phiếu chuyên đầu tư vào các công ty lớn, ổn định, trả cổ tức cao thì có mục tiêu mang lại thu nhập thường xuyên.

·                    Quỹ trái phiếu đầu tư chủ yếu vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty và các loại trái phiếu khác. Mục tiêu đầu tư của các quỹ trái phiếu chủ yếu thường là đem lại thu nhập thường xuyên cho nhà đầu tư.

·                    Quỹ cân bằng từ kết hợp cả vào cổ phiếu và trái phiếu, nhằm đem lại nguồn vốn thu nhập thường xuyên đồng thời tạo ra cơ hội tăng trưởng vốn dài hạn.

·                    Quỹ chuyên biệt nhằm đầu tư chủ yếu vào các loại tài sản đặc biệt như quí kim, bất động sản, giấy tờ có giá  trên thị trường tiền tệ ngắn hạn v.v… với mục tiêu đầu tư và yêu cầu chuyên biệt.

Phân theo tính chất, quỹ đầu tư có thể được phân thành hai loại quỹ đóng và quỹ mở. Quỹ đóng là quỹ trong đó nhà đầu tư không được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ trước thời hạn kết thúc hoạt động hay giải thể. Quỹ đóng có cơ cấu vốn ổn định, thời gian hoạt động tương đối dài hạn và không phải lo việc nhà đầu tư rút vốn giữa chừng, nên có khả năng đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản thấp. Chứng chỉ quỹ đóng  được mua bán trên thị trường chứng khoán và chịu tác động của cung cầu thị trường, do vậy giá cả quỹ đóng có thể không nhất thiết phù hợp với giá trị tài sản ròng của quỹ.

Quỹ mở là quỹ trong đó nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, chính điều này gây bất lợi cho quỹ ở chỗ cơ cấu vốn không ổn định, do vậy công ty phải duy trì những tài sản có tính thanh khoản cao nhưng có lợi nhuận thấp.Trong điều kiện thị trường gặp khó khăn về  thanh khoản, quỹ có thể phải bán tài sản với giá trị thực tế lấy tiền thanh toán cho nhà đầu tư, mà điều đó làm cho nhà đầu tư bị thiệt thòi hơn.

Pháp luật hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán hiện nay chưa có nghị định , thông tư hướng dẫn  quy định về quỹ mở. Tuy nhiên, Luật chứng khoán do quốc hội thông qua đã đề cập và cho phép loại hình quỹ mở có hiệu lực.

e.                   Kênh phân phối

Công ty sẽ tổ chức mạng lưới các kênh phân phối như sau:

·                    Chào bán trực tiếp

·                    Mạng lưới chi nhánh

·                    Các công ty chứng khoán

·                    Đại lý tiếp thị trực tiếp

·                    Internet

III.             PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH

1.                  Nhu cầu vốn

Bảng 6  Nhu cầu đầu tư ban đầu

Đơn vị: Triệu đồng

I.  Tài sản cố định

2.520

1. Bàn ghế và tỷ hồ sơ

120

2. Máy tính + máy in photocopy + máy chủ

60

3. Phần mềm

50

4. Hệ thống điện thoại – Fax

600

5. Xe ô tô

1000

6. Chi phí trước hoạt động

4.480

II. Tổng tài sản lưu động

8.000

1. Chi phí tư vấn thành lập công ty

300

2. Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán

50

3. Phí cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh

20

4. Chi phí đào tạo – tuyển dụng

200

5. Phí ĐKKD, quảng cáo, bố cáo thành lập và hoạt động

30

6. Chi phí khai trương hoạt động

100

7. Chi phí sửa chưa trự sở kinh doanh

200

8. Dự phòng chi phí khác

100

Tổng

1.000

2.                  Dự trù nguồn vốn và sử dụng vốn

Dự trù nguồn vốn và sử dụng vốn được thể hiện chi tiết tại Bảng tổng kết tài sản của 3 năm liên tiếp trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 7: Dự trù Bảng tổng tài sản của 03 năm đầu hoạt động

Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3

I

Tài sản có

6.670

6.680

8.252

1

Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng

200

300

500

2

Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

3.954

3.161

4.072

3

Phải thu

300

500

700

4

Tạm ứng, tài sản lưub động khác

200

300

350

5

Tài sản cố định

2.016

2.419

2.903

Nguyên giá TSCĐ hữu hình

2.520

3.204

3.629

(Khấu hao tích luỹ)

(504)

(605)

(726)

II

Tài sản nợ

6.670

6.680

8.525

1

Các khoản phải trả (thuế, phải trả NB..)

200

300

500

2

vốn vay

3

Vốn chủ sở hữu

6.470

6.380

8.025

Vốn điều lệ

8.000

8.000

8.000

Các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối

(1.530)

(1.620)

25

3.                  Dự trù thu nhập – Chi phí

Các cơ sở chủ yếu để xây dựng Dự báo tài chính của công ty bao gồm:

·                    Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2007

·                    Phí quản lý đối với các quỹ sẽ theo mức của thị trường vào thời điểm phát hành có xem xét yếu tố cạnh tranh với các quỹ hoạt động.

·                    Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng là 20% trong thời hạn 10 năm kể từ khi công ty khai trương hoạt động kinh doanh. Hết thời gian 10 năm, công ty phải chuyển sang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất 28%

·                    Công ty được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% số thuế phải nộp trong 03 năm tiếp theo.

·                    Công ty được trừ số lỗ của các kỳ tính thuế trước chuyển sang để xác định số thuế thu nhập trong năm hiện hành phải nộp. Thời gian chuyển lỗ không quá 05 năm.

·                    Công ty dự kiến sẽ đạt điểm hoà vốn và bắt đầu có lãi vào cuối năm thứ ba kể từ khi bắt đầu hoạt động.

Bảng 8: Dự trù thu nhập và chi phí của 03 năm đầu

Khoản mục

Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3

A

Tổng thu

4.370

6.790

9.400

1

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh

4.000

6.500

9.400

Thu phí quản lý

4.000

6500

9.000

2

Lãi đầu tư

370

290

400

Lãi trái phiếu

270

180

279

Cổ tức

100

110

121

B

Tổng chi

5.900

110

7.572

1

Chi phí hoạt động kinh doanh

5.900

6.880

7.572

2

Nhân viên

3.510

6.880

4.300

3

Tiếp thị

100

3.5890

150

4

Chi phí văn phòng

200

150

242

5

Thuê văn phòng

540

220

810

6

Đi lại, tiếp khách

200

810

300

7

Đào tạo nhân viên

150

150

200

8

máy tính và phụ tùng

500

550

600

9

Chi phí dự án

350

500

600

10

phân bổ chi phí trước hoạt động

250

250

250

11

Chi phí khác

100

110

120

C

Lợi nhuận trước thuế

-1.530

-90

1.828

IV.              LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN

·                    Thời gian hoàn tất hồ sơ, thủ tục xin cấp phép kinh doanh chứng khoán tháng 10 năm 2006

·                    Đăng ký kinh doanh : tháng 10 năm 2006

·                    Triển khai cơ sở hạ tầng, công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự: tháng 11 – 12 năm 2006

·                    Chính thức đi vào hoạt động: năm 2007

V.                 KẾT LUẬN

Đề án thành lập công ty Quản lý quỹ đầu tư … được lập trên cơ sở nghiên cứu thị trường và phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước. Đề án này có thể được chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế hoạt động của công ty. Các cổ đông sáng lập cam kết góp đủ vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư … động.

MỤC LỤC

PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 NĂM ĐẦU CỦA.. 1

CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN …………………..1

LỜI MỔ ĐẦU.. 2

1.Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.. 2

2.Vai trũ của cụng ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán.3

3.Sự cần thiết phải thành lập công ty quản lý quỹ …… 5

4.Khả năng triển khai đề án thành lập công ty CP quản lý quỹ …… 6

a.Đối tác chiến lược giàu kinh nghiệm.. 6

Trong lĩnh vực quản lý, uy tín và kinh nghiệm chuyên nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công. Đối tác chiến lược của … ngay trong giai đoạn đầu thành lập là công ty …, là một công ty được thành  lập bởi những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán quản lý và quản lý quỹ tại Việt Nam cũng như trên thị trường tài chính quốc tế. Công ty … sẽ cử các chuyên gia của mình sang tham gia tư vấn vào việc điều hành chủ chốt trong công ty quản lý quỹ. Đây chính là chìa khoá giúp công ty CP quản lý quỹ … có thể nhanh chóng chiển khai hoạt động, tạo dựng tên tuổi trên thị trường, tạo nên lợi thế cạnh tranh và giành thị trường, thị phần.6

b.Tiềm lực tài chính. 6

c.Kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. 7

d.Quan hệ khách hàng. 7

e.Nhân sự. 7

f.Khả năng tham gia của đối tác chiến lược nước ngoài trong tương lai7

II.CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ DẦU KHÍ TOÀN CẦU.. 7

1.Tên gọi và địa điểm công ty. 7

2.Căn cứ pháp lý cho việc thành lập. 7

3.Mô hình công ty. 8

4.Sáng lập viên: …… 8

5.Cơ cấu tổ chức công ty quản lý quỹ …… 8

6.Nguồn vốn và thời gian hoạt động. 9

7.Dự kiến trang thiết bị công ty quản lý quỹ Toàn Cầu. 10

8.Phương án kinh doanh. 10

III.PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH.. 14

1.Nhu cầu vốn. 14

2.Dự trù nguồn vốn và sử dụng vốn. 14

3.Dự trù thu nhập – Chi phí15

IV.LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN.. 16

V.KẾT LUẬN.. 16

———————————————– 

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

2.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình