1. Tổng quan về phương thức giải quyết tranh chấp của trọng tài quốc tế

Phương thức giải quyết tranh chấp được phân tích chủ yếu trong bài viết này là trọng tài quốc tế. Các bên có thể lựa chọn và đôi khi là bắt buộc phải đưa vụ việc ra giải quyết tại một tòa án quốc gia hoặc cơ quan hành chính quốc gia (ví dụ, trong các tranh chấp về đánh thuế). Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế và vì đa số các hợp đồng là hợp đồng mua bán, hợp đồng phân phối, hợp đồng li-xăng, và hợp đồng liên doanh, nên một doanh nhân có thể cảm thấy bất tiện nếu giải quyết tranh chấp ở tòa án hoặc cơ quan hành chính quốc gia. Hơn nữa, tranh chấp có thể bị xét xử ở các tòa án tại nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của bên kia, trước những người có cùng quốc tịch với bên kia, bằng ngôn ngữ của bên kia và theo các quy tắc thủ tục của quốc gia của bên đối lập. Vì vậy, đạt được tính trung lập và tính linh hoạt là hai lý do cơ bản tại sao trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR), như trung gian, lại được phát triển với sự ủng hộ và hợp tác của các tòa án quốc gia.

Ngoài ra, những nhân tố khác như giới hạn về thời gian, kiến thức chuyên ngành cần thiết, tính bí mật và – đặc biệt liên quan đến trọng tài – khả năng thực hiện trên phạm vi quốc tế, cũng là các lý do tốt để sử dụng trọng tài hoặc ADR.

Khái niệm Giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR) tương đối mới nhưng cũng đã được sử dụng rộng rãi. Các nơi trên thế giới hiểu ADR rất khác nhau. Trong cuốn sách này, ADR được dùng để chỉ tất cả các phương thức, ngoài tranh tụng (thông qua các tòa án) và trọng tài, nhằm ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp với sự trợ giúp của bên thứ ba.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế có thể trao đổi với chúng tôi thông qua kênh, Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:   1900.0191

 

2. Giải quyết tranh chấp trọng tại và tranh tụng tại tòa án quốc gia  

Trọng tài và các phương thức ADR, nói chung là các phương thức giải quyết ngoài toà án, không cạnh tranh với tranh tụng tại toà án quốc gia. Tranh tụng tại toà, trọng tài và ADR là các phương thức bổ sung lẫn nhau. Thực tế, trọng tài không thể phát triển mà không có sự hợp tác và kiểm soát cuối cùng của các toà án quốc gia. Không có gì đáng ngạc nhiên đối với các doanh nhân trên toàn thế giới  khi cuốn sách này đặc biệt tập trung vào trọng tài. Trọng tài đã trở thành phương thức được sử dụng phổ biến để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế và hiện tại là phương thức bắt buộc phải thi hành và ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất có thể thay thế cho tranh tụng tại toà án quốc gia. Tuy nhiên, cuốn sách này không có ý định thuyết phục các bên sử dụng trọng tài hoặc ADR thay cho các toà án quốc gia. Rất nhiều các tranh chấp thương mại được giải quyết hàng ngày thông qua tranh tụng và phù hợp hơn khi giải quyết bởi một toà án quốc gia. Mọi sự lựa chọn nên được tiến hành phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mỗi hợp đồng. Các phương thức giải quyết tranh chấp phải được xem xét cẩn thận vào thời điểm ký kết hợp đồng

Có sự khác biệt cơ bản và thực tế giữa tranh tụng ở toà và trọng tài (ở phạm vi hẹp hơn, kể cả các phương thức ADR). Nếu một bên muốn chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cho một hợp đồng cụ thể, trên thực tế, quyết định đó phải được đưa ra khi soạn thảo hợp đồng và phải đưa vào một điều khoản dưới dạng một điều khoản của hợp đồng. Đây là một đặc trưng của trọng tài. Ngược lại, các toà án luôn sẵn sàng giải quyết các vụ kiện thậm chí cả khi không có bất kỳ điều khoản cụ thể nào đề cập đến thẩm quyền của họ. Vì vậy, các  lợi thế của trọng tài chỉ có thể đạt được nếu các doanh nhân hiểu biết về luật hợp đồng. Một khi tranh chấp phát sinh, nếu các bên không có thoả thuận trọng tài trước, nhìn chung sẽ là quá muộn. Vào thời điểm ký kết hợp đồng, các bên cũng nên nghĩ đến trung gian, thẩm định chuyên môn và các phương thức ADR khác, nếu các bên muốn có cơ hội nhận được đầy đủ lợi ích từ các phương thức đó sau này. Đó chính là lý do tại sao cuốn sách này dành một phần để hướng dẫn soạn thảo các điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng.

Cuốn sách này sẽ cung cấp cho các doanh nhân một bức tranh toàn cảnh hơn và cách hiểu đầy đủ hơn về các phương thức thực tế sẵn có để ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp thương mại. Rõ ràng hiện nay trọng tài quốc tế và các phương thức ADR tỏ ra khá hiệu quả, được sử dụng rộng rãi và liên tục phát triển.

 

3. Các bài viết được phân tích theo chủ để liên quan đến trọng tài thương mại quốc tế

– Các loại hợp đồng nào thường xảy ra tranh chấp trong thương mại quốc tế ?

– Trong các hợp đồng thương mại quốc tế cần lưu ý những gì về sở hữu trí tuệ ?

– Những điều cần biết về hợp đồng liên doanh, hợp đồng hàng hải để tránh tranh chấp ?

– Làm sao để ngăn ngừa các tranh chấp thương mại quốc tế ?

– Giải quyết bất đồng, tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức mang tính tài phán ?

– Tìm hiểu về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế không mang tính tài phán

– Trong tranh chấp thương mại quốc tế nên lựa chọn tranh tụng ở toà án quốc gia hay trọng tài ?

– Trọng tài thường trực là gì ? Các tổ chức trọng tài thường trực quốc tế nổi tiếng

– Trọng tài vụ việc là gì ? Quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL

– Thành lập ủy ban trọng tài thường trực hoặc vụ việc như thế nào ?

– Quyền hạn, nhiệm vụ và thẩm quyền của ủy ban trọng tài là gì ?

– Cách thức tiến hành tố tụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ?

– Xác định luật áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại quốc tế ?

– Cách thức xác định luật áp dụng cho thoả thuận trọng tài thương mại quốc tế ?

– Luật áp dụng cho tố tụng trọng tài thương mại quốc tế là gì ?

– Phán quyết trọng tài thương mại quốc tế là gì ? Các loại phán quyết trọng tài

– Quy định về công nhận, thi hành và khước từ phán quyết trọng tài thương mại quốc tế

– Phí trọng tài thương mại quốc tế là bao nhiêu ? Ai phải trả phí trọng tài ?

– Soạn thảo điều khoản trọng tài thương mại quốc tế trong hợp đồng như thế nào ?

– Nội dung của một điều khoản trọng tài thương mại quốc tế cần có những gì ?

– Nội dung thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế cần tránh những điều khoản gì ?

(LuatLVN.vn: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế. Mọi vướng mắc cần trao đổi với Luật LVN Group vui lòng gọi: 1900.0191 để được hỗ trợ tư vấn pháp luật trực tuyến.)