1. Khái quát về các phương tiện riêng của chính sách pháp luật

Cùng với các phương tiện chung (các công cụ và các hoạt động) thì chính sách pháp luật có cả các công cụ riêng của mình.

Đây là các công cụ được dành sẵn để hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật, bao gồm: hệ các quan điểm, các chương trình, kỹ thuật pháp lý, hệ thống theo dõi pháp luật, thẩm định pháp luật, hệ thống hóa các văn bản pháp luật, kế hoạch hóa, dự báo, thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa các văn bản quy phạm pháp luật,…

Bài viết này của chúng tôi sẽ đề cập đến một số phương tiện riêng của chính sách pháp luật, như: Phương tiện hệ thống theo dõi pháp luật; phương tiện thẩm định pháp luật…

2. Phương tiện hệ thống theo dõi pháp luật

Trong hệ thống các phương tiện riêng của chính sách pháp luật, giám sái (theo dõi) pháp luật ngày càng đóng vai trò rất quan trọng.

Giám sát pháp luật được hiểu là hệ thống theo dõi thông tin để đưa ra khả năng phân tích và đánh giá: (i) Các kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật, trước hết của hoạt động xây dựng luật (quá trình xây dựng pháp luật); (ii) Chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan xây dựng pháp luật này hay cơ quan xây dựng pháp luật khác ban hành theo thẩm quyền do luật định; (iii) Hiệu quả của hiệu lực thực tế, của việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đó (quá trình áp dụng pháp luật).

3. Mục tiêu cơ bản của giám sát pháp luật

Các mục tiêu cơ bản của giám sát pháp luật là: (i) Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống pháp luật; (ii) Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; (iii) Xây dựng hệ thống mối liên hệ ngược lại mang tính thường xuyên giữa chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật và người áp dụng pháp luật; (iv) Chuẩn bị các kiến nghị hoàn thiện các văn bản pháp luật (theo Võ Khánh Vinh: Các phương tiện của chính sách pháp luật, Tlđd).

4. Nhiệm vụ của giám sát pháp luật

Giám sát pháp luật có các nhiệm vụ sau đây:

– Cung cấp cho chủ thể xây dựng pháp luật thông tín khách quan về các xu hướng và các nhu cầu điều chỉnh pháp luật các quan hệ xã hội nhất định;

– Chỉnh sửa (sửa đổi, bổ sung) hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nước ta; làm sáng tỏ “những nút thắt”, những mâu thuẫn, những xung đột, những trùng lặp, những chỗ hổng trong điều chỉnh pháp luật, trong xác định hiệu quả hoạt động của các quy phạm pháp luật vói mục tiêu hoàn thiện và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật;

– Làm sáng tỏ các xu hướng phát triêh của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam; tổng kết và phân tích kinh nghiệm nước ngoài về sự phát triển nền tảng quy phạm pháp luật để soạn thảo tiếp theo các kiến nghị về việc sử dụng kinh nghiệm đó trong xây dựng pháp luật ở nước ta;

– Quản lý hoạt động xây dựng luật và hoạt động xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác ở trung ương và địa phương; làm sáng tỏ những mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương và địa phương, soạn thảo các kiến nghị về việc làm cho các văn bản đó phù hợp vói Hiến pháp Việt Nam và phù hợp vói nhau;

– Tổng kết kinh nghiệm tiến bộ của các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp địa phương với mục tiêu sử dụng nó trong quá trình xây dựng pháp luật ở cấp trung ương; phổ biến đối với các địa phương khác;

– Phân biệt hiệu quả của đạo luật và của thực tiễn áp dụng nó trong các quá trình tổ chức phối hợp, tác động lẫn nhau giữa các phạm vi quyền lực nhà nước với nhau theo chiều ngang và theo chiều dọc, với các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, văn hóa, với công dân;

– Xác định mức độ về tính được điều chỉnh của các đối tượng thuộc phạm vi quyền hạn đã được Hiến pháp quy định, hình thành các định hướng trong tương lai của hoạt động xây dựng pháp luật;

– Xây dựng các điều kiện để nâng cao tính công khai của tất cả các cấp độ quyền lực; tăng cường mức độ tham gia của các thiết chế xã hội vào việc xây dựng và thực hiện các quyết định pháp luật công của Nhà nước (theo Võ Khánh Vinh: Các phương tiện của chính sách pháp luật, Tỉđd).

Về mặt hiện thực, giám sát pháp luật, ngay chỉ khi xuất phát từ các nhiệm vụ nói trên, ngày càng trở thành một phương tiện nổi bật của chính sách pháp luật. Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian gần đây những vấn đề về giám sát pháp luật giành được sự quan tâm đặc biệt trong tất cả các phạm vi quyền lực và ở tất cả các cấp độ của nó.

Tuy vậy, giám sát pháp luật – đó chỉ là một bộ phận của quá trình gắn liền vói việc tối ưu hóa hệ thống pháp luật, với việc làm tích cực hóa các phương tiện của chính sách pháp luật. Theo dõi dư luận xã hội về các vấn đề của pháp luật và của áp dụng pháp luật cần phải được tiến hành và thâm nhập vào quá trình đó một cách lôgic. Trong tổng thể, theo dõi dư luận xã hội cùng với giám sát pháp luật có thể tạo thành một phạm trù mới: giám sát pháp luật – xã hội.

5. Các phương tiện khác của chính sách pháp luật

Nói về các phương tiện khác của chính sách pháp luật, như thẩm định pháp luật.

Phương tiện này gắn liền chặt chẽ với phương tiện giám sát pháp luật và ngược lại. Bởi vì, phương tiện giám sát pháp luật không thể được tiến hành một cách có đầy đủ giá trị nếu thiếu sự tham gia của phương tiện – thẩm định pháp luật. Thẩm định – đó là sự phân tích sâu sắc khách thể nhất định được tiến hành dựa vào việc sử dụng những hiểu biết nghề nghiệp nhất định và kinh nghiệm của chuyên gia mà kết quả của sự phân tích đó là kết luận được trình bày theo trật tự thủ tục tưong ứng dưới dạng tài liệu chính thức theo hình thức được quy định với mục đích bảo đảm cho việc thông qua quyết định tương ứng về vâh đề đang được nghiên cứu.

Do sự phát triển nhanh chóng của các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay nên đang xuất hiện nhu cầu rất lớn trong việc thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật. Thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật, do vậy, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật Việt Nam hiện nay.

Chẳng hạn, điều có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng chính sách pháp luật có hiệu quả là cần tiến hành thẩm định pháp luật một cách tích cực hơn ở chính giai đoạn soạn thảo các dự án luật, đặc biệt các dự án luật có ý nghĩa quan trọng nhất. Từ đây cho thấy, thẩm định pháp luật ở mức độ lớn nhất là việc đánh giá dự án luật từ góc nhìn quan điểm về sự phù họp của các luận điểm của dự án luật với các quy phạm của Hiến pháp Việt Nam; mối liên hệ của dự án luật với hệ thống chung các văn bản quy phạm pháp luật; sự tương quan của dự án luật với các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc công nhận; tính lập luận của phương án dự án luật được lựa chọn; việc bảo đảm các nguồn lực cho dự án luật, các biện pháp trách nhiệm; việc tuân thủ các quy tắc của kỹ thuật pháp lý; sự phù hợp của các luận điểm của dự án luật vói các thành tựu khoa học và thực tiễn pháp lý trong nước và ngoài nước.

Cân phải khẳng định rằng, việc áp dụng chế định thẩm định pháp luật trong hoạt động lập pháp là phương tiện quan trọng để hoàn thiện hoạt động xây dựng luật ở nước ta. Phương tiện này góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đạo luật được thông qua, pháp luật nước ta đã quy định rõ về việc thẩm định pháp luật.

Thẩm định pháp luật được tiến hành theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 22/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 18/6/2020; Nghị định số 96/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/8/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.

Các văn bản nói trên cho phép tiến hành chính sách pháp luật có hiệu quả hơn, đưa ra các đòn bẩy cần thiết cho các cơ quan nhà nước tương ứng để tiến hành thẩm định pháp luật đối với các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Do đó, thẩm định pháp luật thể hiện với tư cách là một phương tiện có ý nghĩa để chỉnh sửa chính sách xây dựng pháp luật, là công cụ quan trọng nhất để thông qua các văn bản quy phạm pháp luật có văn hóa pháp lý, có hiệu quả.

Tuy nhiên, cùng với thẩm định pháp luật do các cơ quan nhà nước tiến hành, thẩm định pháp luật còn do các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức xã hội thực hiện. Bằng việc tiến hành thẩm định pháp luật, các cơ quan nghiên céru, các tổ chức xã hội tham gia vào việc hình thành và thực hiện chính sách pháp luật. Do vậy, ở đây có thể nói về thẩm định pháp luật do các cơ quan, tổ chức đó thực hiện là thẩm định xã hội với tư cách là một trong những yếu tố cơ bản trong cơ chế hình thành và thực hiện chính sách pháp luật ở nước ta. Thẩm định pháp luật đó hướng đến việc nghiên cứu các dự án văn bản quy phạm pháp luật vói mục đích hình thành nên dư luận xã hội và trên cơ sở đó bảo vệ lợi ích của công dân khi chính sách pháp luật được thực hiện.

Với mục đích hoàn thiện chế định thẩm định pháp luật với tư cách là một phương tiện của chính sách pháp luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã quy định cụ thể về chế định đó với tư cách là một giai đoạn bắt buộc của xây dựng pháp luật. Cụ thể: Điều 39 quy định về thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình; Điều 58 quy định về thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình; Điều 88 quy định về thẩm định đề nghị xây dựng nghị định; Điều 92 quy định về thẩm định dự thảo nghị định; Điều 98 quy định về thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Điều 102 quy định về thẩm định dự thảo thông tư; Điều 115 quy định về thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết do ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình; Điều 121 quy định về thẩm định dự thảo nghị quyết do ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình; Điều 130 quy định về thẩm định dự thảo quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Điều 134 quy định về thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện; Điều 139 quy định về thẩm định dự thảo quyết định của ủy ban nhân dân cấp huyện.

Đồng thời, cũng cần lưu ý rằng, vấn đề về thẩm định pháp luật chưa được quan tâm nghiên cứu thỏa đáng trong sách báo nước ta, đặc biệt chưa xây dựng được hệ quan điểm rõ ràng về thẩm định pháp luật và vị trí của nó trong chính sách pháp luật Việt Nam ở giai đoạn phát triển hiện nay.

6. Kết thúc vấn đề

Như vậy, kỹ thuật pháp lý, giám sát pháp luật và thẩm định pháp luật giữ vị trí rất quan trọng trong hệ thống các phương tiện riêng của chính sách pháp luật; các phương tiện đó tạo điều kiện cho việc xây dựng đúng đắn và có giá trị đầy đủ hơn chính sách pháp luật và tiếp theo là việc thực hiện có hiệu quả chính sách pháp luật trong đời sống pháp luật của xã hội.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).