1. Quá trình hình thành và phát triển Tòa Hành chính

Hệ thống Toà án Việt Nam được thành lập ngày 13/9/1945 theo sắc lệnh của Hồ Chủ tịch, gắn liền cùng với sự ra đời và phát triển của nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên, do điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của đất nước sau chiến tranh cũng như sự non trẻ của hệ thống các cơ quan pháp luật nên ban đầu, khi mới thành lập, trong hệ thống cơ quan Toà án của Việt Nam chưa có Tòa hành chính riêng biệt.

Các khiếu kiện về hành chính đều do uỷ ban nhân dân, cơ quan thanh tra và các cơ quan hành chính khác giải quyết theo thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính. Cùng vởi sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước cũng như sự phát triển của hệ thông pháp luật Việt Nam, trước đòi hỏi của tình hình xã hội, Tòa hành chính được chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ 1-7-1996.

Theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 28-10-1995 thì Tòa hành chính không được tổ chức thành một hệ thực trạng và các giải pháp đổi mới nền tài phán… thống độc lập, mà tổ chức thành các Tòa chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân, gồm: Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân cấp tỉnh, ở cấp huyện không có Tòa hành chính mà các Thẩm phán xét xử tất cả các vụ việc trong đó có vụ án hành chính. Theo quy định này Toà án nhân dân các cấp đều có thẩm quyên xét xử các vụ án hành chính.

 

2. Phạm vi thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính

Về phạm vi thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính là các khiếu kiện hành chính, tuy nhiên không phải mọi khiếu kiện hành chính đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính.

Để đảm bảo giải quyết các vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, thực hiện cải cách nền hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền, ngày 21-5-1996 úy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (có hiệu lực từ 1-7-1996).

Tính đến nay (tháng 5/2010), Pháp lệnh này đã được sửa đổi, bổ sung 2 lần vào ngày 25/12/1998 và ngày 05/4/2006. Theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính hiện hành thì phạm vi thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính là các loại khiếu kiện được quy định tại Điều 11 gồm 22 loại việc.

Hiện nay theo Luật tố tụng hành chính các loại khiếu kiện được quy định tại điều 30 Luật tố tụng hành chính năm 2015.

“Điều 30. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:

a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;

b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;

c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

4. Khiếu kiện danh sách cử tri.”

 

3. Các khái niệm liên quan đến khiếu kiện hành chính

Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể;

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.;

Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.

Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là những quyết định, hành vi chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác; quản lý, tổ chức cán bộ, kinh phí, tài sản được giao; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chính sách, pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức.

 

4. Thẩm quyền của Tòa án đối với khiếu kiện hành chính

Không phải cứ có các khiếu kiện về một trong các trường hợp này là Toà án có trách nhiệm xem xét, giải quyết.

Thủ tục tố tụng hành chính có điểm khác biệt đặc trưng so với thủ tục tố tụng dân sự là ở điều kiện khiếu nại “tiền tố tụng”, có nghĩa là Toà án chỉ thụ lý, giải quyết vụ án hành chính khi người khỏi kiện đã thực hiện thủ tục khiếu nại đôì vối cơ quan hành chính nhưng không được giải quyết hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết. Các trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Thêm nữa, người khởi kiện phải thực hiện việc khởi kiện trong thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, nếu đã quá thời hiệu này thì họ mất quyền khởi kiện.

Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính được quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; theo Luật tố tụng hành chính hiện hành.

Theo đó, Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ vối Toà án và của cán bộ, công chức của cơ quan nhà nưóc đó; khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ với Toà án đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó; khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng lãnh thô vối Toà án. Toà án nhân dân tỉnh, thành phô’ trực thuộc Trung ương giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc cơ quan chức năng thuộc một trong các cơ quan này và quyêt định hành chính, hành vi hành chính của thủ trưởng, cán bộ, công chức các cơ quan đó mà người khỏi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khỏi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở trên cùng lãnh thổ vối Toà án; Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ vối Toà án và của cán bộ, công chức của cơ quan nhà nưốc đó; Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trên cùng lãnh thổ vối Toà án đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó; Khiếu kiện quyết định của Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phô’ trực thuộc Trung ương trên cùng lãnh thổ với Toà án giải quyết khiếu nại đối vối quyết định của Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư của LVN Group; Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khỏi kiện là cá nhân có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc người khởi kiện là cơ quan, tổ chức có trụ sở trên cùng lãnh thố với Toà án; Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện mà Toà án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

 

5. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp hành chính

Không giống như việc giải quyết vụ án hình sự hay giải quyết tranh chấp dân sự, tranh chấp hành chính và việc giải quyết tranh chấp hành chính có những điểm đặc trưng riêng biệt. Đó là:

– Trong tranh chấp hành chính, bên khởi kiện là cá nhân hoặc tổ chức có quyền, lợi ích giả thiết là bị xâm phạm còn bên bị kiện là cơ quan nhà nước đã có quyết định, hành vi hành chính cụ thể. Nói một cách hình tượng, đó chính là việc “dân kiện quan”.

– Thủ tục khởi kiện rất khác với thủ tục khởi kiện dân sự hay tố tụng hình sự, người khởi kiện trước khi kiện ra Tòa hành chính cần phải qua một thủ tục là đã khiếu nại tại chính cơ quan đã ra quyết định hành chính, hành vi hành chính lần đầu (điều kiện khiếu nại “tiền tố tụng” nói trên).

– Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính rất khác so vối thời hiệu khởi kiện các loại vụ án khác.

– Khi nhận được đơn khởi kiện vụ án hành chính Toà án phải xác định rõ vụ việc có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình không (thẩm quyền theo vụ việc, theo cấp Toà án và theo lãnh thổ), nếu có thì phải xem người khởi kiện đã làm đúng thủ tục khiếu nại “tiền tố tụng” chưa, xác định thời hiệu khởi kiện còn hay đã hết… Khi đã xác định có đủ các điều kiện theo quy định Toà án mới thụ lý vụ án hành chính.

– Việc thu thập chứng cứ, tài liệu của bên khởi kiện trong một số trường hợp rất khó khăn vì bên bị kiện là cơ quan nhà nưốc. Trách nhiệm thu thập chứng cứ thuộc về Toà án.

– Nhiệm vụ của Tòa hành chính là phải đưa ra phán quyết về tính hợp pháp (về hình thức và nội dung) của quyết định hành chính, hành vi hành chính (một phần hay toàn bộ).

– Việc giải quyết các vụ án hành chính đòi hỏi thẩm phán phải nắm được các quy định của pháp luật về nhiều lĩnh vực quản lý hành chính.

– Việc thi hành phán quyết của Tòa hành chính cũng rất đặc trưng, vì người phải thi hành án có thể là cơ quan nhà nước đã bị khởi kiện.

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).