Cụ thể, rất nhiều doanh nghiệp chậm hoặc không công bố thông tin, hoặc phần công bố thể hiện bằng tiếng Anh ( ?!) lại không đầy đủ. Việc trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính không hợp lý, đa phần doanh nghiệp vẫn chưa thành lập ban quan hệ cổ đông … đây chính là những biểu hiện phổ biến của sự thiếu minh bạch giữa DN và các cổ đông (nhà đầu tư).

 Theo báo Đất Việt, một trong những điển hình cho cách hành xử thiếu chuyên nghiệp này là trường hợp của Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Hà Nội (Habeco). Hai công ty này đều đã hoàn thành IPO được 18 tháng nhưng cho đến thời điểm hiện nay, cả hai vẫn chưa làm thủ tục với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để đăng ký trở thành công ty đại chúng, gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc tiếp cận thông tin.

>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Ảnh minh họa

 Chỉ thuận lợi cho giao dịch nội gián

 Theo ông Nguyễn Hoàng Hải – Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), có khi về khía cạnh pháp lý thì doanh nghiệp không sai. Nhưng một khi nhà đầu tư chưa/không nắm rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp (DN) thì DN chưa thật sự minh bạch.

Ông Hải nói : “DN có thể công bố đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật, nhưng việc công bố chậm chạp cũng là một biểu hiện của sự không minh bạch. Việc không công bố ngay trên website tại thời điểm DN gửi thông tin cho sở giao dịch chứng khoán sẽ gây ra tình trạng thông tin ngầm, tạo cơ hội cho các hoạt động giao dịch nội gián”.

 Mặt khác, DN có thể công bố thông tin chi tiết và kịp thời trên website nhưng phần công bố bằng tiếng Anh không đầy đủ, hoặc không như như tiếng Việt, gây khó khăn cho NĐT nước ngoài. Điều này cũng được xem là sự thiếu minh bạch. Theo các chuyên gia, đây là đòi hỏi khá khó khăn đối với các DN niêm yết, nhưng để thị trường chứng khoán trong nước sớm hội nhập với thị trường thế giới nhằm duy trì và gia tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp (FII) vào thị trường chứng khoán thì các doanh nghiệp buộc phải làm bài bản.

Việc trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính dẫn đến thua lỗ hay làm tăng lợi nhuận của DN trong thời gian vừa qua cũng là vấn đề bức xúc của NĐT với DN. Cụ thể, khi chứng khoán giảm giá thì phải trích lập dự phòng vào cuối năm; khi chứng khoán tăng giá thì DN lại đưa khoản thặng dư đó vào ngay báo cáo kinh doanh ngay trong quý I của năm sau khiến lợi nhuận gia tăng đột biến và gây nhầm lẫn cho NĐT. Do đó, đây có thể xem là sự thiếu minh bạch của DN đối với NĐT.

Quan hệ Doanh nghiệp – cổ đông : còn bỏ ngỏ

 Theo khảo sát gần đây của VAFI, đa phần các DN chưa thành lập Ban quan hệ cổ đông.
Công tác quan hệ cổ đông thường là kiêm nhiệm, lấy cán bộ từ phòng kế toán tài chính, phòng tổ chức, phòng hành chính và người chịu trách nhiệm công bố thông tin lại kiêm nhiệm luôn các chức danh chủ chốt của DN. Đã vậy, đa phần lãnh đạo DN chưa thấy hết tầm quan trọng của việc thành lập Ban Quan hệ cổ đông, thậm chí chưa hiểu ban này cần phải làm những việc cụ thể gì để tổ chức tốt việc cung cấp thông tin cho NĐT.

 Ngoài tình trạng trên, vẫn còn một bộ phận DN chưa xây dựng được website riêng.

 Thế nhưng, một số lãnh đạo DN lại cho rằng đáp ứng được các yêu cầu công bố thông tin theo qui định của pháp luật là đã làm tròn trách nhiệm.

Cũng theo ông Hải, các DN chưa hiểu được rằng, cổ đông hay nhà NĐT không thể hiểu được một cách đầy đủ tình hình hoạt động của doanh nghiệp vì đơn giản họ là người ngoài DN. Để xây dựng những nội dung trong phần quan hệ với NĐT, ông Hải gợi ý, các DN có thể tham khảo phần quan hệ với NĐT trên trang web của công ty Moodys. Đây là một doanh nghiệp được xấp hạng hàng đầu về đánh giá xếp hạng tín nhiệm, đồng thời là công ty chuyên đánh giá về quản trị DN.

Theo các chuyên gia, công tác quan hệ với NĐT không chuyên nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng cổ phiếu kém tính thanh khoản, việc huy động vốn là khó khăn hoặc không đạt được giá hợp lý và hạn chế trong việc thu hút các NĐT tổ chức. Tuy vậy, bản thân NĐT, nhất là NĐT nhỏ lẻ cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán và quản trị DN để có thể hiểu được thông tin mà DN công bố.

 Giám đốc một công ty chứng khoán cho biết, nếu so với thời kỳ chưa có thị trường chứng khoán, báo cáo tài chính đối với từng DN là một bí mật mà chỉ có cơ quan thuế hay cơ quan tài chính quản lý DN nhà nước mới có quyền tiếp cận. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, DN phải công khai thông tin không chỉ từng năm mà từng quý, từng tháng.
 (Nguồn: Ecolaw.vn)

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

—————————————————-

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;
4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;
5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;
6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.