1. Khái quát chung về quan hệ tài sản
Quan hệ tài sản là những quan hệ kinh tế cụ thể trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và luôn gắn với quan hệ sản xuất cụ thể.
Quan hệ tài sản mang tính hàng hóa và tiền tệ mà biểu hiện của nó là sự đển bù tương đương trong trao đổi và bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Quan hệ tài sản mang tính chất ý chí – ý chí của Nhà nước và ý chí của các chủ thể, trong đó ý chí của các chủ thể phải phù hợp với ý chí của nhà nước.
2. Quan hệ tài sản là gì ? Cho ví dụ
Quan hệ tài sản là quan hệ phổ biến giữa các chủ thể trong xã hội. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ, các chủ thể trong quá trình đó tạo ra những của cải, vật chất khác nhau và theo nhu cầu của các chủ thể cần ừao đổi những sản phẩm là thành quả của lao động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo thành, từ đó quan hệ về tài sản được xác lập. Quan hệ tài sản tỉ lệ thuận với sự phân công lao động và tính chuyên môn hoá trong sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ trong xã hội. Giữa chủ thể tạo ra các sản phẩm công nghiệp, trao đổi sản phẩm với chủ thể tạo ra lương thực, thực phẩm; giữa các chủ thể tạo ra các sản phẩm hoặc sở hữu những loại tài sản khác nhau trao đổi với nhau thông quan mua bán, tặng cho, đổi tài sản… Nên có thể hiểu, quan hệ tài sản là các quan hệ pháp luật giữa người và người về một tài sản cụ thể. Nói một cách khác, giữa các chủ thể xác lập một quan hệ mà thông qua tài sản đó thì sẽ thu được các lợi ích mà mình mong muốn.
Ví dụ như, khi ông A là chủ sở hữu của chiếc ti vi và không có nhu cầu sử dụng, ông B là người có nhu cầu sở hữu chiếc ti vi của ông A nên hai ông quyết định xác lập, thực hiện một quan hệ mua bán trên cơ sở thoả thuận. Theo đó, ông A hướng đến lợi ích là được nhận một số tiền nhất định tương ứng giá trị chiếc ti vi của mình từ ông B còn ông B hướng đến là quyền chủ sở hữu chiếc ti vi mà trước đó được sở hữu bởi ông A.
Khi xem xét đến quan hệ tài sản là một nhóm cơ bản trong quan hệ pháp luật dân sự nhận thấy có một số đặc điểm nổi bật bao gồm:
Đối tượng trong quan hệ tài sản phải là các loại tài sản được pháp luật thừa nhận và cho phép là đối tượng trong giao dịch dân sự. Hiện nay, pháp luật đang dùng phương pháp liệt kê để ghi nhận tài sản gồm có vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015). Khái niệm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản thì được quy định cụ thể trong Bộ luật. Với mỗi loại tài sản, chế độ pháp lý đối với tài sản hiện nay đang được áp dụng theo ba nhóm chế độ: tài sản tự do lưu thông, tài sản hạn chế lưu thông và tài sản bị cấm lưu thông. Đổ xác định đối tượng trong các quan hệ tài sản sẽ dựa vào nhu cầu sử dụng tài sản đó cũng như giới hạn pháp luật đặt ra là không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc, của công cộng hay của các chủ thể khác.
Các quan hệ tài sản có mục đích chính là đem lại các lợi ích vật chất cho các chủ thể. Các quan hệ tài sản có thể đem lại cả những lợi ích tinh thần bên cạnh những lợi ích vật chất nhưng lợi ích vật chất là điều không thể phủ nhận và làm nên đặc điểm nhận diện quan hệ tài sản. Tính chất này xuất phát từ vai trò của tài sản trong đời sống con người. Tài sản đáp ứng nhu cầu vật chất cho đời sống con người, từ nhu cầu thiết yếu hàng ngày như đồ ăn, thức uống, quần áo mặc… cho đến các nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh như máy móc sản xuất, bao bì… cho đến nhu cầu tích luỹ tài sản cho tương lai. Con người không thể tồn tại nếu thiếu vắng tài sản nên đa số các giao dịch mà chủ thể xác lập đều liên quan đến tài sản và các chủ thể cũng chủ yếu hướng tới các lợi ích vật chất mà tài sản đem lại.
Các quan hệ tài sản chịu sự chi phối của nguyên tắc trao đổi ngang giá. Trước hết, không phải mọi quan hệ tài sản luôn có tính trao đổi ngang giá này như quan hệ tặng cho tài sản hay quan hệ thừa kế. Tuy nhiên, đa số các quan hệ tài sản đều chịu sự chi phối của nguyên tắc này bởi lẽ, đa số các quan hệ tài sản, khi chủ thể này trao cho chủ thể kia một tài sản đều hướng đến một lợi ích vật chất tương đương. Lợi ích vật chất này được xác định dựa trên giá trị của tài sản là đối tượng của quan hệ tài sản đó. Chính vì thê, nguyên tắc trao đổi ngang giá chi phối, điều chỉnh đa số các quan hệ tài sản mà mang lại tính đền bù cho chủ thể.
Các quan hệ tài sản thường được chia thành các nhóm quan hệ như sau:
3. Quan hệ sở hữu tài sản
Quan hệ sở hữu tài sản là một dạng của quan hệ tuyệt đối tức là chủ thể mang quyền được xác định, các chủ thể còn lại đều là chủ thể mang nghĩa vụ. Quan hệ sở hữu thể hiện việc chủ sở hữu có đầy đủ các quyền để chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình. Các chủ thể còn lại đều phải có nghĩa vụ tôn trọng việc thực hiện quyền của chủ sở hữu. Tuy nhiên, chủ sở hữu cũng phải tuân thủ giới hạn quyền sở hữu của mình và được Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận tại khoản 2 Điều 160. Theo đó:
“chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vỉ theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác’’’.
4. Quan hệ thừa kế tài sản
Thừa kế tài sản là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống hoặc pháp nhân đang tồn tại. Hiện nay, khái niệm về quan hệ thừa kế tài sản vẫn còn đang nhiều tranh cãi và có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, quan hệ thừa kế tài sản chính thức phát sinh dựa trên sự kiện pháp lý chết của một cá nhân. Khi một cá nhân chấm dứt sự tồn tại, những tài sản thuộc sở riêng hoặc đồng chủ sở hữu chung với các chủ thể khác của người chết sẽ trở thành di sản thừa kế. Di sản thừa kế này được dịch chuyển cho người còn sống (người hưởng di sản của người này) theo ý chí của chính người để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật. Chính vì đối tượng của thừa kế tài sản luôn là tài sản nên quan hệ thừa kế tài sản là một trong những nhóm cơ bản của quan hệ tài sản.
5. Quan hệ hợp đồng có đối tượng là tài sản
Quan hệ hợp đồng được hình thành dựa trên một hợp đồng mà các bên thoả thuận, ký kết phù hợp với các nguyên tắc và điều kiện mà pháp luật đặt ra. Hợp đồng là sự thoả thuận của các bên mà làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Hợp đồng có đối tượng là tài sản tức là những thoả thuận của các bên mà quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến tài sản. Những hợp đồng có đối tượng là tài sản được chia thành một số nhóm sau:
1. Quan hệ hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản. Quan hệ hợp đồng này có mục đích là chuyển quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ khác. Quan hệ họp đồng chuyển quyền sở hữu được hình thành trên cơ sở các hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản bao gồm hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản và hợp đồng vay tài sản;
2. Quan hệ hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản. Quan hệ hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản là những quan hệ mà được hình thành trên thoả thuận nhằm chuyển giao quyền khai thác công dụng và/hoặc hưởng hoa lợi, lọi tức sinh ra từ tài sản. Đa số những tài sản là đối tượng của quan hệ này muốn sử dụng được thì người có quyền sử dụng phải được chiếm hữu tài sản. Những hợp đồng là căn cứ hình thành nhóm quan hệ hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản bao gồm hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng thuê tài sản (trong đó bao gồm cả hợp đồng thuê khoán tài sản);
3. Quan hệ hợp đồng khác có đối tượng là tài sản. Bên cạnh hai nhóm hợp đồng có đối tượng là tài sản nêu trên còn tồn tại nhiều quan hệ hợp đồng có đối tượng là tài sản như quan hệ đặt cọc tài sản, quan hệ cầm cố tài sản, quan hệ thế chấp tài sản… Đây là những quan hệ pháp luật được hình thành trên cơ sở áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà được pháp luật ghi nhận;
4. Quan hệ bồi thường thiệt hại. Khi các bên chủ thể thực hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ (bao gồm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình) dù nghĩa vụ đó xác định trên cơ sở thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của luật thì phải gánh chịu một trách nhiệm nhất định, trong đó trách nhiệm mang tính phổ biến nhất là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nói một cách khác, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh là cơ sở để hình thành nên quan hệ bồi thường thiệt hại. Dù đối tượng xâm phạm có thể là tính mạng, sức khoẻ, danh dự – uy tín – nhân phẩm hay tài sản thì khi thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại, người có trách nhiệm bồi thường phải đền bù bằng một giá trị vật chất cụ thể. Tổn thất tinh thần (nếu có) mà người bị thiệt hại phải gánh chịu sẽ được quy đổi tương đối sang giá trị vật chất để bồi thường. Chính vì thế, quan hệ bồi thường thiệt hại là một dạng của quan hệ tài sản.
Luật dân sự không điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản trong xã hội, mà chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá – tiền tệ, trao đổi ngang giá. Những quan hệ về phạt vi phạm hành chính, quan hệ về nghĩa vụ thuế không thuộc lĩnh vực điều chỉnh của luật dân sự vì những quan hệ này không bình đẳng, không mang tính chất đền bù tương đương.
Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)