1. Quan hệ tình dục tự nguyện khi cả hai chưa đủ tuổi
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số:1900.0191
Luật sư tư vấn
Điều 145 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định tại Điều 145 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và thông tin bạn cung cấp thì em bạn chưa đủ 18 tuổi và cả hai quan hệ trên tinh thần tự nguyện nên em bạn không phạm tội.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư của LVN Group để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
2. Quan hệ với bạn gái 15 tuổi có bị xử phạt không ?
>> Luật sư tư vấn trực tuyến luật hình sự gọi:1900.0191
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Cụ thể:
+) Người từ đủ 16 tuổi sẽ chịu TNHS về mọi tội trừ các tội sau do yêu cầu về độ tuổi của người thực hiện hành vi phải đủ 18 tuổi:
Điều 145 (Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146 (Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 147 (Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm); Điều 325 (Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp); Điều 329 (Tội mua dâm người dưới 18 tuổi);
+) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
đ) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Đối với 02 người trở lên;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
e) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi hiện nay bạn đã đủ 18 tuổi và bạn đã có quan hệ với bạn gái của bạn đang 15 tuổi thì bạn có thể bị phạt tù từ một năm đến năm năm mặc dù trong việc quan hệ trên bạn gái của bạn hoàn toàn chủ động, tự nguyện, không hề ép buộc gì cả.
3. Tư vấn tội quan hệ với người dưới 18 tuổi ?
Sau đó, em tôi về nhà cầm cầm dầu tưới xung quanh nhà người ta và châm lửa đốt nhưng có người tranh bắt lửa nên không thành có pham tội gi không?
Câu hỏi 3: Em tôi bị công an xã triệu tập và công an có đá vào bụng 1 cái rất đau, Hỏi công an có phạm tội không? có kiện được không?
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi:1900.0191
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 112 khoản 1 Điều 114 , khoản 1 Điều 115 và khoản 1 Điều 116 201Bộ luật hình sự năm 2015 sủa đổi bổ sung năm 2017
định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 144. Tội cưỡng dâm trẻ em1. Người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Điều 145. Tội giao cấu với trẻ em1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Điều 146. Tội dâm ô đối với trẻ em1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Nữa đêm em tôi vào nhà người khác gây sự dẫn đến hai bên đánh nhau. Sau đó, em tôi về nhà cầm cầm dầu tưới xung quanh nhà người ta và châm lửa đốt nhưng có người tranh bắt lửa nên không thành có pham tội gi không?
Em trai bạn thực hiện các hành vi này thì có thể có cấu thành Tội hủy hoại tài sản (Điều 143, Bộ luật Hình sự), hay Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104, Bộ luật Hình sự)hoặc Tội giết người (Điều 93, Bộ luật Hình sự) với hình thức phạm tội chưa đạt, cụ thể:
Về tội hủy hoại tài sản
Hành vi trực tiếp đổ xăng phỏng hỏa vào nhà người bị hại được thực hiện một cách cố ý và em trai bạn buộc phải biết việc dùng xăng đốt có thể khiến nhà bị mất hẳn giá trị sử dụng của nó, không thể khôi phục lại được, nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi rồi bỏ chạy.
Nguy hiểm hơn, em trai bạn có sự chuẩn bị và trực tiếp phóng hỏa bằng xăng và lửa – là những chất nổ, chất cháy có phạm vi ảnh hưởng trên một diện tích lớn nhằm mục đích làm cho tài sản không thể khôi phục lại được, là trường hợp được định khung tại Điểm b Khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự “Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác”. Tuy nhiên, vụ cháy đã được khống chế, Vì vậy, cơ quan điều tra cần phải tiến hành trưng cầu định giá tài sản bị thiệt hại để xác định hậu quả của tội phạm, bởi hậu quả của tội phạm này là yếu tố bắt buộc để có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can hay không, nếu tài sản bị thiệt hại từ 2.000.000 đồng trở lên, (trừ trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác; hoặc đã bị kết án về tội này và chưa được xóa án tích).Tuy nhiên, vụ cháy đã được khống chế và nếu không xảy ra thiệt hại gì thì em trai bạn cũng sẽ không bị truy tố về tội này
Hành vi phóng hỏa được thực hiện. Rõ ràng khi thực hiện hành vi này, em trai bạn buộc phải biết xăng có khả năng gây cháy mạnh và lan rất nhanh, có thể gây nguy hiểm và xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc gây ra thiệt hại rất lớn về tài sản thậm chí cả với các hộ dân liền kề. Nếu không kịp thời khống chế thì hậu quả rất có thể sẽ vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của mọi người.
Mặc dù về sức khỏe, tính mạng không bị thiệt hại, nhưng vụ việc cần phải tiếp tục xác minh, điều tra để xác định về mặt chủ quan,em trai bạn có ý thức muốn xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng hay không để có thể điều tra, khởi tố về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104, Bộ luật Hình sự) hoặc Tội giết người (Điều 93, Bộ luật Hình sự) với hình thức phạm tội chưa đạt.
Việc làm rõ ý thức phạm tội của em trai bạn sẽ là căn cứ để xác định được chính xác tội danh được áp dụng thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu hay nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người và khung hình phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bà ta theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý để xác định TNHS trong PTCĐ được quy định như sau:
– Điều 18 BLHS quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.”
– Khoản 2 Điều 52 BLHSquy định giống như giai đoạn CBTP. Đó là: “Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng”
– Khoản 3 Điều 52 BLHS quy định: “nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”
Trong trường hợp này do em bạn đã cố ý thực hiện phạm tội và mặc dù tội phạm chưa được hoàn thành vì lý do khác quan thì như vậy em trai bạn vẫn phải chịu trách nhiệm về các tội phạm trên.
Trân trọng./.
4. Quan hệ với bạn gái 16 tuổi có phạm tội không?
Trả lời:theoquy định của BLHS 2015:
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Dựa theo quy định trên và dựa trên quy định của các điều luật khác thì bạn không phạm tội trong trường hợp này. Chỉ khi độ tuổi dưới 13 tuổi thì tội hiếp dâm trẻ em luôn được hình thành mà không phụ thuộc vào có sự tự nguyện của hai người hay không (theo khoản 4 ở trên).
5. Chưa đủ tuổi thành niên phạm tội cướp tài sản xử lý như thế nào ?
Trả lời:
1. Các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản là gì ?
Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ quản lý.
Các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản:
– Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội cướp tài sản có một trong các dấu hiệu sau:
Có hành vi dùng vũ lực: Là hành vi của người phạm tội dùng sức mạnh có tính vật chất (gồm sức mạnh thể chất và sức mạnh của vật chất là công cụ phương tiện phạm tội) tác động vào thân thể của người chủ tài sản (chủ sở hữu tài sản), hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội, làm cho những người đó không thể kháng cự lại hoặc làm tê liệt ý chí kháng cự hay khả năng kháng cự (như đâm chết…) của người đó để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Sức mạnh thể chất. Được hiểu là việc dùng sức mạnh của chính bản thân người phạm tội như dùng tay bóp cổ nạn nhân, dùng thế võ để khoá tay nạn nhân, dùng chân đá vào chỗ hiểm của nạn nhân…
Sức mạnh vật chất là công cụ phương tiện phạm tội: Được hiểu là người phạm tội đã sử dụng uy lực, tính năng tác dụng của công cụ phương tiện phạm tội để tác động vào thân thể nạn nhân như dùng dao đâm, dùng súng bắn… vào người nạn nhân.
Có hành vi đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực: Đó là hành vi cụ thể của người phạm tội biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng người phạm tội có thể sử dụng vũ lực (khi bắn, chém…) ngay tức khắc nếu người bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của người bị tấn công.
Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự: Được hiểu là hành vi mà người phạm tội có thể thực hiện thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ, hoặc hành động khác với những thủ đoạn khác nhau (như cho uống thuốc mê, dùng vũ khí giả để uy hiếp…) với mục đích làm cho người bị tấn công bị tê liệt ý chí kháng cự để chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm của dạng hành vi này, người phạm tội không tác động bằng sức mạnh vật chất vào người bị tấn công mà dùng các thủ đoạn tinh vi để tác động vào thể chất, tinh thần của người bị hại.
Lưu ý: Các hành vi nêu trên luôn và bao giờ cũng gắn liền với mục đích chiếm đoạt tài sản. Thông thường việc chiếm đoạt này luôn được thực hiện liền ngay sau khi thực hiện một trong các hành vi nói trên. Đây là điểm đặc thù của tội này. Tuy nhiện, hậu quả có xảy ra hay không (tức có lấy được tài sản hay không), giá trị tài sản ít hay nhiều không làm ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội mà chỉ có ý nghĩa về định khung hình phạt. Đối tượng chiếm đoạt của hành vi cướp tài sản là tài sản của Nhà nước, của tổ chức, tài sản của công dân. Thực tế cho thấy tài sản đã bị chiếm đoạt trong tội cướp thường là vật, tiền hoặc giấy tò trị giá được bằng tiền, còn quyền tài sản hầu như chưa thấy xảy ra hoặc khó có thể là đối tượng chiếm đoạt của tội này. Đối với tài sản là vật thì thông thường bao giờ động sản (như tiền, vàng, xe máy…) cũng là đối tượng của tội cướp tài sản. Thời điểm hoàn thành của tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm (một trong các hành vi nêu ở mặt khách quan).
– Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước của tô chức và công dân. Ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của chủ tài sản, ngưòi quản lý tài sản hoặc người (bất cứ người nào) cản trở việc thực hiện tội phạm của kẻ phạm tội.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
– Chủ thể: Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng.!.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group