Luật sư tư vấn:
1. Quản lý môi trường là gì?
“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia”.
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:
+ Khắc phục và con phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người.
+ Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.
+ Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.
Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường gồm những nguyên tắc nào?
Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:
+ Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường.
+ Kết hợp các mục tiêu quốc tế – quốc gia – vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường.
+ Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp.
+ Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường.
+ Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.
Cơ sở triết học của quản lý môi trường là gì?
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống rộng lớn “Tự nhiên – con người – xã hội”, trong đó yếu tố con người giữ vai trò rất quan trọng. Sự thống nhất của hệ thống trên được thực hiện trong các chu trình sinh địa hóa của thành phần cơ bản:
+ Sinh vật sản xuất (tảo và cây xanh) có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ dưới tác động của quá trình quang hợp.
+ Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn, tạo ra các chất thải.
+ Sinh vật phân hủy (vi khuẩn, nấm) có chức năng phân hủy các chất thải, chuyển chúng thành các chất vô cơ đơn giản.
+ Con người và xã hội loài người.
+ Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con người với số lượng ngày một tăng.
Tính thống nhất của hệ thống “tự nhiên – con người – xã hội” đòi hỏi việc giải quyết vấn đề môi trường và thực hiện công tác quản lý môi trường phải toàn diện và hệ thống. Con người nắm bắt cội nguồn sự thống nhất đo, phải đưa ra các phương sách thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong hệ thống đó. Vì chính con người đã góp phần quan trọng vào việc phá vỡ tất yếu khách quan là sự thống nhất giữa tự nhiên – con người – xã hội. Sự hình thành những chuyên ngành khoa học như quản lý môi trường, sinh thái nhân văn là sự tìm kiếm của con người nhắm nắm bắt và giải quyết các mâu thuẫn, tính thống nhất của hệ thống “tự nhiên – con người – xã hội”.
Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lý môi trường là gì?
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường.
Nhờ sự tập trung và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trên thế giới.
Tóm lại, quản lý môi trường cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống tự nhiên – con người – xã hội đã được phát triển của các bộ môn chuyên ngành.
Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường là gì?
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó, loại hàng hóa kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy, chúng ta có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường.
Các công cụ kinh tể rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn ISO. Một số vì dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài nguyên môi trường và môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho một hoạt động sản xuất có sinh ra ô nhiễm Q nào đó, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo…
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là gì?
Cơ sở luật pháp quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về “môi trường con người” tổ chức năm 1972 tại Thụy Điển và sau hội nghị thượng đỉnh RIO 92 có rất nhiều văn bản về luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay đã có hàng nghìn các văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó nhiều văn bản đã được chính phủ Việt Nam tham gia ký kết.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ luật, trong đó Luật Bảo vệ môi trường được quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất. Chính phủ đa ban hành Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và nghị định 26/CP ngày 26/04/1996 về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Bộ luật Hình sự, hàng loạt các thông tư, quy định, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường được đề cập đến trong các văn bản như Luật Khoáng sản, Luật dầu khí, Luật hàng hải, Luật lao động, luật Đất đai, luật Phát triển và bảo vệ rừng, Luật bảo vệ sức khỏe của nhân dân, pháp lệnh về đê điều, pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, pháp lệnh bảo vệ các công trình giao thông.
Các văn bản trên cùng với căn bản về luật quốc tế được nhà nước Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam:
Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam được thể hiện trong điều 37, luật Bảo vệ môi trường, gồm các điểm sau:
+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ moi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
+ Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
+ Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường.
+ Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
+ Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh
+ Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
+ Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, giả quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.
+ Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
+ Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Công cụ quản lý môi trường:
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ. Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách. Công cụ hành động là công cụ tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế – xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt… và công cụ kinh tế. Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường. Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hóa, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường. Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:
+ Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
+ Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
+ Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
+ Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, xử lý chất thải, tải chế và sử dụng chất thải. Các công ty kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào.
2. Khái quát về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình?
Trước khi giải thích thế nào là bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình, tác giả sẽ giải thích từng cụm thuật ngữ như sau:
– Thứ nhất, bảo vệ môi trường là gì? Khái niệm về bảo vệ môi trường được xem xét dưới góc độ là một hoạt động, theo đó tại khoản 3 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 giải thích rằng: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.”
– Thứ hai, thi công xây dựng công trình là gì?
Cụm thuật ngữ này không được giải thích dưới dạng định nghĩa cụ thể là gì, mà được quy định dưới dạng liệt kê, theo đó, thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dưng. (Khoản 38 Điều 3, Luật Xây dựng).
Từ hai khái niệm trên, có thể tổng hợp và đưa ra khái niệm về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình như sau: Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình là hoạt động gìn giữ, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giữ môi trường trong lành trong quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình,…
Vấn đề quan trọng được đặt ra là: Tại sao phải đặt ra vấn đề bảo vệ môi trương trong thi công xây dựng công trình?
– Nguyên nhân chính chủ yếu xuất phát từ những ảnh hưởng trong hoạt động thi công xây dựng công trình đối với môi trường. Hoạt động thi công xả hàng loạt khói, bụi nguy hiểm trong không khí gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng; các chất thải rắn xây dựng là rất nhiều, khó thực hiện hoạt động xử lý, gây ô nhiễm môi trường nước, hoạt động thi công, phá dỡ, vận hành máy móc còn gây ra ô nhiễm tiếng ồn,… đặc biệt là các dự án lớn, thời gian thi công kéo dài trong nhiều năm thì hậu quả đối với môi trường càng lớn. Vì điều này, pháp luật buộc phải đặt ra trách nhiệm cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công công trình có các biện pháp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường.
– Nguyên nhân thứ yếu là trong bối cảnh, xu hướng lập pháp chung về yêu cầu bảo vệ môi trường trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động, đây được coi như nền tảng cần chú trọng nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực cũng như phân chia hoạt động bảo vệ môi trường thực sự trở nên hiệu quả cho hiện tại và tương lai. Thực chất thì nguyên nhân thứ yếu cũng xuất phát từ nguyên nhân chính yếu.
3. Quy định của pháp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình?
Quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình được quy định chủ yếu tập trung vào hai văn bản là Luật Xây dựng và thông tư 02/2018/TT-BXD, nếu như Luật xây dựng chỉ tập trung vào trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng, thì Thông tư có 02 quy định cụ thể hơn, rõ hơn và bổ sung thêm trách nhiệm của hủ dự án.
Thứ nhất, trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng.
Theo Điều 116 Luật Xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng có 2 trách nhiệm cơ bản:
– Một là, lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Các biện pháp vệ môi trường khá dạng, tùy thuộc vào tình hình thực tế mà nhà thấu tiến hành lập và thực hiện. Việc lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường là căn cứ để nhà thầu triển khai trên thực tế an toàn và hiệu quả, cũng đánh giá được tính tuân thủ pháp luật của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
– Hai là, bồi thường thiệt hại do vi phạm về bảo vệ môi trường do mình gây ra.
Bồi thường thiệt hại là hoạt động điển hình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và sự bồi thường ở đây thương mang tính rộng rãi, tức là nhiều chủ thể được bồi thường. Sự cố môi trường thường có ảnh hưởng sâu rộng, nó không cụ thể đối với cá nhân, tổ chức cố định. Tuy nhiên, thực tế việc bồi thường rất ít xảy ra bồi tính thiệt hại khó xác định, nó mang tính lâu dài và trong tương lao, hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường mới phát sinh những hậu quả khó lường.
Bên cạnh hai trách nhiệm nêu trên, Điều 4 Thông tư 02/2018/TT-BXD còn quy định một số các trách nhiệm như:
– Bố trí nhân sự phụ trách về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để thự hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vê moi trường của dự án.
Đây là trách nhiệm để cụ thể hóa cho trách nhiệm thứ nhất được nêu ở trên, nhân sự phụ trách là những người có chuyên môn, được đào tạo và nắm vững các quy định của pháp luật về môi trường, hiểu biết về công tác trong hoạt động bảo vệ môi trường. Điều này cũng thể hiện được sự quan tâm sâu sắc của nhà thầu và thực sự chú trọng tới việc bảo vệ môi trường.
– Xây dựng và thực hiện nội quy, quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.
Đây sẽ là các nội quy, quy định buộc công nhân, người lao động, quản lý trong thi công xây dựng buộc phải thực hiện, tức là sự lồng ghép quy định, tạo điều kiện hiệu quả tối ưu nhất.
– Tổ chức tập huấn, phổ biến hướng dẫn các nội quy, quy trình, biện pháp bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân, người lao động và các đối tượng liên quan trên công trường.
Thực tế, hoạt động này ít được diễn ra bởi họ cho rằng các quy định, nội quy đã được công khai và người tiếp nhận cần chú ý thực hiện mà không cần phải mất quá nhiều thời gian cho việc tập huấn và hướng dẫn thực hiện.
Thứ hai, trách nhiệm của chủ dự án trong thi công xây dựng công trình
Trách nhiệm của chủ dự án trong thi công xây dựng công trình không được quy định trong Luật xây dựng, mà chỉ được quy định tại Điều 3, Thông tư 02/1028/TT-BXD, cụ thể:
Thứ nhất lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trên cơ sở chương trình quản lý môi trường trong báo áo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền xác nhận…
Báo cáo đánh giá tác động môi trường là tài liệu mà hầu hết các dự án đều thực hiện theo quy định của pháp luật và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đây là căn cứ đầu tiên và chính yếu để chủ dự án thực hiện việc lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường. Trách nhiệm này xuất phát từ tư cách của người là “người” sở hữu hoặc quản lý, sử dụng dự án và là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật đầu tiên trước cả nhà thầu xây dựng.
Thứ hai, tổ chức kiểm tra, giám sát các nhà thầu các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.
Quy định này cũng hoàn toàn hợp lý, chủ dự án là người tham gia hợp đồng với nhà thầu, là chủ thể bỏ tiền để thuê nhà thầu thực hiện hoạt động thi công, do đó họ hoàn toàn có quyền kiểm tra, giám sát đối với nhà thầu về mọi mặt, kể cả trong hoạt động bảo vệ môi trường. Điều này cũng tăng tính giám sát bới nhà thầu là chủ thể thi công trực tiếp, hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường xuất phát từ chủ thể này.
Thứ ba, đình chỉ thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường để đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường khi phát hiện nhà thầu vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng.
Đình chỉ thi công nếu có thì thường diễn ra có thời hạn, tức là việc tạm ngừng hoạt động thi công trong một thời gian nhất định để xem xét và sửa chữa, khắc phục, xử lý những vi phạm trong quy định về bảo vệ môi trường, tuy nhiên điều đó cũng không loại trừ việc đình chỉ hoàn toàn thi công nếu hành vi của nhà thầu là quá nghiêm trọng và nếu làm xảy ra các sự cố môi trường không thể khắc phục được.
Ngoài ra, chủ dự án còn có các trách nhiệm khác như: Bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát nhà thầu thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng; Phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng công trình xử lý, khắc phục khi xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường; kịp thời báo cáo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và các vấn đề phát sinh;… Các trách nhiệm còn lại tương tự như nhà thầu xây dựng hoặc là quy định về sự phối hợp giữa nhà thầu và chủ dự án.
Như vậy, Quản lý môi trường xây dựng được quy định như sau: Theo văn bản hợp nhất nghị định số 02/VNHN-BXD ngày 20-07-2018 của Bộ xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định như sau:
Theo Văn bản hợp nhất nghị định số 02/VBHN-BXD ngày 20-07-2018 của Bộ Xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định như sau:
1. Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định.
2. Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.
3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.
4. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trươc pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật LVN Group muốn cung cấp đến bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mức vui lòng liên hệ tời tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến hotline 1900.0191 để được chuyên viên pháp luật tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!