Mục I

CÔNG TÁC THU, NỘP VÀ CẤP SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

204.   Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp nào có trách nhiệm tổ chức, quản lý thu, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Trả lời:

Theo Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có trách nhiệm tổ chức, quản lý thu, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn. Định kỳ hằng quý, cử cán bộ xuống xã, phường, thị trấn để tuyên truyền, hướng dẫn chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội và thủ tục cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

205.   Người lao động phải làm những thủ tục gì khi đăng ký, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu?

Trả lời:

Theo Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, khi đăng ký, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu người lao động phải làm những thủ tục sau:

– Lập 02 bản Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong đó, kê khai đầy đủ các nội dung liên quan đến nhân thân, nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú), mức lựa chọn để tính đóng bảo hiểm xã hội, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, mức đóng bảo hiểm xã hội/tháng, phương thức đóng bảo hiểm xã hội và hình thức nộp tiền, kèm theo 01 bản sao Giấy khai sinh, gửi bảo hiểm xã hội huyện.

– Trường hợp có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội mà đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì nộp thêm sổ bảo hiểm xã hội và Bản ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp trước khi di chuyển hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Tư vấn Quản lý thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện

Luật sư tư vấn luật bảo hiểm xã hội trực tuyến (24/7) gọi số :1900.0191

206.   Cơ quan Bảo hiểm xã hội phải làm những thủ tục gì khi người lao động đăng ký, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 3636/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 6 năm 2008 và công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, khi người lao động đăng ký, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu, Cơ quan Bảo hiểm xã hội phải làm những thủ tục sau:

– Tiếp nhận hồ sơ thực hiện kiểm đếm, sau đó viết Giấy biên nhận giao cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (ghi rõ số lượng và thời gian đến nhận lại hồ sơ).

– Thẩm định, đối chiếu nội dung kê khai trên Tờ khai với bản sao Giấy khai sinh. Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó thì phải đối chiếu giữa nội dung ghi trên Bản ghi quá trình và sổ bảo hiểm xã hội. Nếu khớp đúng thì căn cứ vào số sổ bảo hiểm xã hội do bảo hiểm xã hội tỉnh cấp trên bản Đăng ký kế hoạch cấp số sổ bảo hiểm xã hội, để ghi số sổ bảo hiểm xã hội vào Tờ khai của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, mở Sổ theo dõi quá trình đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, đồng thời cập nhật toàn bộ thông tin trên Tờ khai, Bản ghi quá trình vào cơ sở dữ liệu, nếu sai thì phải hướng dẫn cụ thể.

– Chuyển cơ sở dữ liệu bằng (Email hoặc đĩa…) về bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để bảo hiểm xã hội tỉnh tích hợp. Thời gian chuyển: Hằng ngày hoặc định kỳ vào ngày 10, 20 và ngày cuối tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì chuyển sang ngày kế tiếp.

– Ghi các nội dung trên sổ bảo hiểm xã hội, sau đó chuyển trả người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 01 Tờ khai và sổ bảo hiểm xã hội để họ lưu giữ, lưu lại Bản ghi quá trình.

207.   Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng tiền mặt được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng tiền mặt trực tiếp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện nơi đăng ký đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời nhận Phiếu thu tiền có Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu để làm căn cứ đối chiếu khi có tranh chấp sau này.

208.   Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng chuyển khoản được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng chuyển khoản được quy định như sau: chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào tài khoản chuyên thu của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trên chứng từ chuyển tiền phải ghi rõ nội dung đóng tiền (đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng…đến tháng.., mức đóng/tháng:……).

209.   Số sổ bảo hiểm xã hội được quy định ghi như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 3339/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 5 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số sổ bảo hiểm xã hội được kết cấu, gồm 10 ký tự, trong đó:

– 02 ký tự đầu: lấy theo mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.

– 02 ký tự tiếp theo: là 02 số cuối của năm cấp sổ bảo hiểm xã hội.

– 06 ký tự cuối: Là số thứ tự của người tham gia bảo hiểm xã hội được cấp sổ bảo hiểm xã hội trong năm.

210.   Nội dung ghi sổ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 3339/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 5 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nội dung ghi sổ bảo hiểm xã hội như sau:

1. Trang bìa 1: ghi họ, tên (bằng chữ in hoa) và số sổ của người tham gia bảo hiểm xã hội vào ô trống trên bìa sổ bảo hiểm xã hội.

2. Trang bìa 2: ghi họ, tên (bằng chữ in hoa); giới tính (nam, nữ); ngày, tháng, năm sinh; nguyên quán, nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú). Riêng người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì ghi thêm tiêu thức nơi làm việc (tên cơ quan, đơn vị và địa chỉ) theo mẫu.

3. Trang bìa 3:

– Ghi thay đổi hoặc cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật: Họ tên hoặc ngày tháng năm sinh trước khi điều chỉnh; họ tên hoặc ngày tháng năm sinh điều chỉnh; số, ký hiệu văn bản của các cơ quan có thẩm quyền; Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) ký tên, đóng dấu.

– Ghi các chế độ bảo hiểm xã hội được hưởng như sau:

+ Chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: thời gian hưởng; tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Nếu hưởng một lần ghi thêm mức hưởng trợ cấp.

+ Chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần: thời gian và số tiền được hưởng.

+ Chế độ hưu trí hằng tháng: thời gian hưởng, tỷ lệ % để tính hưởng lương hưu hằng tháng, hưởng từ ngày… tháng… năm…

+ Chế độ trợ cấp tử tuất: Số người được hưởng trợ cấp tử tuất; họ, tên những người được hưởng trợ cấp, hưởng từ ngày … tháng… năm…nếu hưởng một lần thì chỉ ghi thời gian hưởng và mức hưởng trợ cấp.

4. Nội dung ghi trên trang tờ rời: ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong năm cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bao gồm cả chế độ ốm đau, thai sản đã được hưởng theo mẫu.

211.   Thủ tục hồ sơ cấp sổ lần đầu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 3636/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thủ tục hồ sơ cấp sổ lần đầu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau: lập tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện kèm theo 01 bản sao Giấy khai sinh nộp cho Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi cư trú.

212.   Thời hạn cấp sổ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời hạn cấp sổ bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

– Cấp sổ bảo hiểm xã hội lần đầu: không quá hai mươi ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Bảo hiểm xã hội nhận được hồ sơ hợp lệ.

– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội: không quá bốn mươi lăm ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Bảo hiểm xã hội nhận được hồ sơ hợp lệ.

213.   Thẩm quyền ký, xác nhận sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thẩm quyền ký, xác nhận sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:

– Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện ký, xác nhận cho các trường hợp: cấp sổ bảo hiểm xã hội, thay đổi nơi đăng ký đóng bảo hiểm xã hội trong địa bàn tỉnh, ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội hằng năm;

– Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh ký, xác nhận cho các trường hợp: cấp lại sổ, di chuyển ngoài địa bàn tỉnh, bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thay đổi nhân thân (nếu có) và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.

214.   Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cấp lại sổ bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: làm mất hoặc hỏng sổ bảo hiểm xã hội, phải có đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, nêu rõ lý do mất hoặc hỏng và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chưa được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần, gửi cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp đã ngừng đóng thì nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội trước khi ngừng đóng bảo hiểm xã hội, kèm theo Bản ghi quá trình.

– Cơ quan Bảo hiểm xã hội: bảo hiểm xã hội huyện tiếp nhận, chuyển toàn bộ hồ sơ về bảo hiểm xã hội tỉnh; bảo hiểm xã hội tỉnh kiểm tra, đối chiếu với cơ sở dữ liệu do bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý. Nếu khớp đúng và xác định chưa hưởng trợ cấp một lần thì thực hiện cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp người tham gia từ tỉnh khác chuyển đến nếu có nghi vấn thì cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ phải liên hệ với bảo hiểm xã hội tỉnh nơi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bảo hiểm xã hội trước đó để xác định thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội nếu không có vướng mắc thì cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Số sổ bảo hiểm xã hội cấp lại lấy theo sổ bảo hiểm xã hội (cũ). Quá trình đóng bảo hiểm xã hội phải được ghi đầy đủ đến thời điểm cấp lại, kể cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu có); bảo hiểm xã hội tỉnh chuyển trả sổ bảo hiểm xã hội cho bảo hiểm xã hội huyện để chuyển cho người tham gia bảo hiểm xã hội.

215.   Trình tự cấp, ghi và quản lý sổ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 3636/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 6 năm 2008 và  Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trình tự cấp, ghi và quản lý sổ bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Cấp sổ bảo hiểm xã hội lần đầu.

– Bảo hiểm xã hội huyện: in các nội dung trên trang 1 và trang 2 của bìa sổ bảo hiểm xã hội; ký, đóng dấu vào nơi quy định trên Tờ khai và trang 2 của bìa sổ bảo hiểm xã hội; chuyển sổ bảo hiểm xã hội và  01 Tờ khai cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lưu giữ.

– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: ký vào nơi quy định trên trang 2 của bìa sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp tàn tật hoặc không biết chữ thì điểm chỉ, thân nhân người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ghi thay họ và tên.

2. Ghi, xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

Hằng năm cơ quan Bảo hiểm xã hội căn cứ vào phiếu thu tiền hoặc chứng từ chuyển tiền và sổ theo dõi quá trình đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ban hành kèm theo công văn số 1564/BHXH-BT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trên trang sổ tờ rời, kể cả những người đã được cấp sổ bảo hiểm xã hội theo mẫu sổ quy định tại Quyết định số 1443/LĐ-TBXH ngày 09 tháng 10 năm 1995 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, giao cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ký vào nơi quy định và lưu giữ để làm căn cứ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.

Khi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thay đổi mức đóng hoặc tạm dừng đóng, sau đó lại tiếp tục đóng thì Bảo hiểm xã hội huyện phải nhập các nội dung thay đổi vào cơ sở dữ liệu.

Khi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thay đổi (họ tên, ngày, tháng, năm sinh…) theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải có đơn đề nghị nêu rõ lý do kèm theo giấy khai sinh (nếu họ tên đệm, ngày, tháng, năm sinh chưa khớp với giấy khai sinh bản chính thì ghi điều chỉnh theo giấy khai sinh bản chính, nếu không còn giấy khai sinh bản chính mà cải chính lại họ tên đệm, ngày, tháng, năm sinh thì ghi theo giấy khai sinh do Uỷ ban nhân dân huyện nơi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sinh cấp lại hoặc cải chính theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP), sổ bảo hiểm xã hội nộp cho Bảo hiểm xã hội huyện trực tiếp quản lý. Phòng sổ, thẻ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện do Bảo hiểm xã hội huyện chuyển đến, nhập bổ sung những nội dung điều chỉnh vào cơ sở dữ liệu, đồng thời ghi nội dung thay đổi trên trang 3 của sổ theo quy định.

Khi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện di chuyển ngoài địa bàn tỉnh hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội: trợ cấp một lần hoặc hưu trí hoặc tử tuất thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc người thân (trong trường hợp tử tuất) phải chuyển sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan Bảo hiểm xã hội để ghi, xác nhận và chốt thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Riêng trường hợp di chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh hoặc bảo lưu thì cơ quan Bảo hiểm xã hội in thêm Bản ghi quá trình (ghi và xác nhận toàn bộ thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội) để người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội mới.

Khi nhận sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ liên quan của người tham gia bảo hiểm xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội phải viết Giấy biên nhận để giao cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Mục II

HỒ SƠ, QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT

CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

216.   Hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ hưu trí hằng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã tự nguyện được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ hưu trí hằng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội;

– Tờ khai cá nhân có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú;

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (đối với trường hợp đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ hai mươi năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên).

217.   Hồ sơ để giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã tự nguyện được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thì hồ sơ để giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng dừng đóng bảo hiểm xã hội;

– Tờ khai cá nhân có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú;

– Bản sao giấy được định cư ở nước ngoài.

218.   Hồ sơ để giải quyết hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã tự nguyện mà trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ mười lăm năm trở lên được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong trường hợp này như sau:

– Đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội;

+ Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết;

+ Tờ khai của thân nhân người chết.

Ngoài hồ sơ nêu trên, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì hồ sơ có thêm:

+ Giấy chứng nhận của nhà trường nơi đang học đối với trường hợp con từ đủ mười lăm tuổi đến đủ mười tám tuổi còn đi học.

+ Biên bản giám định kết luận mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên của Hội đồng Giám định y khoa nếu con đủ mười lăm tuổi trở lên, vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng hoặc người khác mà người chết khi còn sống có trách nhiệm nuôi dưỡng chưa đủ sáu mươi tuổi đối với nam, năm mươi lăm tuổi đối với nữ.

– Đối với người đang hưởng lương hưu chết, hồ sơ gồm:

+ Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết;

+ Tờ khai của thân nhân người chết.   

Ngoài hồ sơ nêu trên, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì hồ sơ có thêm:

+ Giấy chứng nhận của nhà trường nơi đang học đối với trường hợp con từ đủ mười lăm tuổi đến đủ mười tám tuổi còn đi học;

+ Biên bản giám định kết luận mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên của Hội đồng Giám định y khoa nếu con đủ mười lăm tuổi trở lên, vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng hoặc người khác mà người chết khi còn sống có trách nhiệm nuôi dưỡng chưa đủ sáu mươi tuổi đối với nam, năm mươi lăm tuổi đối với nữ.

219.   Hồ sơ để giải quyết hưởng trợ cấp tuất một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã tự nguyện được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì hồ sơ để giải quyết hưởng trợ cấp tuất một lần trong trường hợp này gồm:

– Đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết, hồ sơ gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng dừng đóng bảo hiểm xã hội;

+ Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết;

+ Tờ khai của thân nhân người chết.

– Đối với người đang hưởng lương hưu chết, hồ sơ gồm:

+ Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết;

+ Tờ khai của thân nhân người chết.

220.   Hồ sơ để giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã tự nguyện chấp hành xong hình phạt tù, người xuất cảnh trở về nước định cư hợp pháp, người được toà án tuyên bố mất tích trở về được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định: Hồ sơ để giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp này như sau:

– Đối với người chưa được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần: hồ sơ như quy định đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, ngoài ra có thêm bản sao Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc bản sao quyết định trở về nước định cư hợp pháp hoặc bản sao quyết định của tòa án tuyên bố mất tích trở về.     

– Đối với người đã hưởng lương hưu, trợ cấp tuất hằng tháng, hồ sơ gồm:

+ Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hoặc hồ sơ hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

+ Đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp tuất hằng tháng có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù hoặc xuất cảnh trở về nước định cư hợp pháp hoặc Tòa án tuyên bố mất tích trở về;

+ Bản sao giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc bản sao quyết định trở về nước định cư hợp pháp hoặc bản sao quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích trở về.

221.   Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì phải nộp hồ sơ ở đâu và thời hạn nhận lại hồ sơ đã được giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần có trách nhiệm lập đủ hồ sơ theo quy định, nộp cho bảo hiểm xã hội huyện nơi đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc nơi cư trú (đối với trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và người chấp hành xong hình phạt tù hoặc người xuất cảnh trở về nước định cư hợp pháp hoặc người được tòa án tuyên bố mất tích trở về) và nhận lại hồ sơ đã được giải quyết từ bảo hiểm xã hội huyện trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với người hưởng lương hưu; mười ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.

222.   Đối với người tham gia bảo hiểm xã tự nguyện đã hưởng lương hưu, trợ cấp tuất hằng tháng bị tạm dừng, nay chấp hành xong hình phạt tù hoặc trở về nước định cư hợp pháp hoặc người được toà án tuyên bố mất tích trở về, để được hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp tuất hằng tháng thì phải nộp hồ sơ ở đâu?

Trả lời:

Theo quy định tại Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chấp hành xong hình phạt tù hoặc người xuất cảnh trở về nước định cư hợp pháp hoặc người được tòa án tuyên bố mất tích trở về để được hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp tuất hằng tháng cần lập đủ hồ sơ theo quy định, nộp cho bảo hiểm xã hội huyện nơi cư trú và nhận lại hồ sơ đã được giải quyết từ bảo hiểm xã hội huyện.

223.   Khi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết thì thân nhân nộp hồ sơ để giải quyết chế độ tử tuất ở đâu và thời hạn nhận lại hồ sơ đã được giải quyết là bao nhiêu ngày?

Trả lời:

Theo quy định tại Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (gồm người đang đóng bảo hiểm xã hội; người bảo lưu thời đóng bảo hiểm xã hội và người đang hưởng lương hưu hằng tháng chết) thì thân nhân có trách nhiệm lập đủ hồ sơ theo quy định, nộp cho bảo hiểm xã hội huyện nơi đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc nơi cư trú (đối với trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) hoặc nơi chi trả lương hưu (đối với người đang hưởng lương hưu hằng tháng) và nhận lại hồ sơ đã được giải quyết từ bảo hiểm xã hội huyện trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

HANH TRA, KIỂM TRA,

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

224.   Đối tượng kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?

Trả lời:

Quyết định số 3592/QĐ-BHXH, ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định đối tượng kiểm tra gồm:

– Các đơn vị thuộc sự quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

– Đơn vị sử dụng, quản lý người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

– Cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan Bảo hiểm xã hội;

– Cá nhân tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

225.   Nội dung kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Quyết định số 3592/QĐ-BHXH, ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định nội dung kiểm tra gồm:

– Kiểm tra các đơn vị sử dụng, quản lý người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

+ Việc đăng ký và quản lý hồ sơ, cấp, quản lý, sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

+ Việc thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

+ Việc thanh toán các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đảm bảo quyền lợi cho người tham gia.

– Kiểm tra việc tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh:

+ Kiểm tra hợp đồng khám chữa bệnh;

+ Việc tổ chức khám chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế;

+ Việc tiếp nhận, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí khám chữa bệnh theo hợp đồng và theo các quy định của Nhà nước.

– Kiểm tra công tác quản lý của các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

+ Việc thực hiện các quy định trong quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

+ Việc thực hiện các quy định về quản lý hồ sơ, cấp, quản lý thu, chi và sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

+ Việc thực hiện các quy định trong quản lý tài chính, tài sản, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi hoạt động bộ máy, đầu tư xây dựng và tổ chức công tác kế toán;

+ Việc thực hiện các quy định về công tác tổ chức, cán bộ, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

+ Việc chấp hành các quy định khác của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

– Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

226.   Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Quyết định số 3591/QĐ-BHXH, ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

– Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội của mình, của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp.

Trường hợp khiếu nại của cán bộ công chức, ngư­ời lao động trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh mà còn khiếu nại thì do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam  giải quyết.

– Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong trường hợp người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại.

– Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đã giải quyết nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại đã quá thời hạn quy định mà không được giải quyết.

– Trong tr­ường hợp ngư­ời khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà n­ước về lao động cấp tỉnh, Quyết định giải quyết khiếu nại của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không đ­ược giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án tại Toà án theo quy định của pháp luật.

227.   Thủ tục, thời hiệu giải quyết khiếu nại được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Quyết định số 3591/QĐ-BHXH, ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định:

– Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại, họ tên, địa chỉ của ng­ười khiếu nại, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của ng­ười khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do ng­ười khiếu nại ký tên.

Trong trư­ờng hợp ng­ười khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì ng­ười có trách nhiệm tiếp nhận phải giải thích, h­ướng dẫn ngư­ời khiếu nại viết thành đơn đầy đủ các nội dung trên.

– Thời hiệu khiếu nại là chín mươi ngày kể từ ngày nhận đư­ợc quyết định hoặc biết được hành vi của cấp có thẩm quyền mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 Trong trư­ờng hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà ngư­ời khiếu nại không thực hiện đ­ược quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nh­ưng không quá bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nh­ưng không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá sáu mươi ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá bảy mươi ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

228.   Cơ quan Bảo hiểm xã hội không thụ lý giải quyết những khiếu nại nào?

Trả lời:

Theo Quyết định số 3591/QĐ-BHXH, ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định:

– Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

– Người khiếu nại không có năng lực hành vi đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;

– Người đại diện không hợp pháp;

– Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết;

– Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

– Việc khiếu nại đã được Toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định của Toà án.

229.   Thẩm quyền giải quyết tố cáo về bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Quyết định số 3591/QĐ-BHXH, ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định:

– Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của ng­ười bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

– Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người bị tố cáo là Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Thủ trưởng, Phó Thủ trư­ởng và cán bộ công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; giải quyết tố cáo có liên quan đến phạm vi quản lý của mình trong trường hợp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đã giải quyết nh­ưng ng­ười tố cáo cho rằng ch­ưa đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không đ­ược giải quyết.

230.   Thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Quyết định số 3591/QĐ-BHXH, ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định:

– Ngư­ời tố cáo phải gửi đơn đến tổ chức bảo hiểm xã hội. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ ng­ười tố cáo, nội dung tố cáo. Trư­ờng hợp ngư­ời tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì ngư­ời có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ tên, địa chỉ của ng­ười tố cáo, có chữ ký của ng­ười tố cáo.

– Tổ chức bảo hiểm xã hội không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.

– Thời hạn giải quyết tố cáo không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nh­ưng không quá chín mươi ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

231.    Trình tự, nội dung tiếp công dân được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Quyết định số 3591/QĐ-BHXH, ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

– Yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ tuỳ thân. Tr­ường hợp uỷ quyền thì phải xuất trình thêm giấy uỷ quyền.

– Ghi vào sổ tiếp công dân đầy đủ nội dung công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo.

– Yêu cầu công dân cung cấp đơn, th­ư, tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) để giải quyết:

+ Đơn khiếu nại, tố cáo có đủ điều kiện và đúng thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì tiếp nhận đơn để thụ lý, giải quyết theo quy định. Trư­ờng hợp đã nhận đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình như­ng không đủ các điều kiện để thụ lý thì trong thời hạn mười ngày, ng­ười giải quyết khiếu nại phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho ng­ười khiếu nại biết.

+ Đơn khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì không tiếp nhận đơn mà hư­ớng dẫn ngư­ời khiếu nại, tố cáo đến đúng nơi có thẩm quyền giải quyết; Đơn khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì hướng dẫn ng­ười khiếu nại khởi kiện tại Toà án.

– Trư­ờng hợp ng­ười khiếu nại, tố cáo trình bày trực tiếp thì ngư­ời tiếp công dân phải hư­ớng dẫn ngư­ời khiếu nại, ngư­ời tố cáo viết thành đơn, ghi rõ ngày tháng năm khiếu nại, tố cáo; nội dung khiếu nại, tố cáo, họ tên, địa chỉ ng­ười khiếu nại, người tố cáo; khi cần thiết thì ghi âm lời khiếu nại, tố cáo. Bản ghi nội dung khiếu nại, tố cáo phải cho ngư­ời khiếu nại, ng­ười tố cáo đọc lại, nghe lại và ký xác nhận.

– Giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của ngư­ời tố cáo.

– Khi tiếp nhận đơn, tài liệu do ngư­ời khiếu nại, tố cáo, ng­ười bị khiếu nại, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thì cán bộ tiếp công dân phải làm giấy biên nhận, lập thành hai bản, một bản giao cho công dân và một bản l­ưu hồ sơ.

– Khi công dân có yêu cầu gặp trực tiếp Lãnh đạo để trình bày thì cán bộ tiếp công dân phải ghi nhận, báo cáo Lãnh đạo để xếp lịch theo định kỳ hoặc đột xuất đồng thời thông báo cho ng­ười có yêu cầu.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật, gọi: 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:  [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group