Một nhà nước đang chuyển đổi
Từ một nhà nước bao cấp, giữ mọi độc quyền kinh tế và quản lý xã hội toàn diện thời kế hoạch hóa tập trưng, tư duy về một nhà nước nhỏ, nhưng mạnh và có năng lực phản ứng đã ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Chính quyền hành pháp Trung ương đã được thu nhỏ từ 39 xuống còn 26 bộ, Chính quyền địa phương cấp tỉnh với 20-25 sở và chính quyền cấp quận huyện với không quá 15 phòng chuyên môn. Từng bước tiến tới xã hội hóa dịch vụ công, đội ngũ công chức hành chính đã tách dần khỏi khối sự nghiệp. Thêm nữa, Việt Nam (ra tiến hành tản quyền nhanh chóng; các địa phương ngày càng có nhiều quyền tự chủ trong xây dựng và thực thi ngân sách cũng như các chính sách kinh tế. Quy trình tham vấn, sự tham gia của người dân trong xây dựng và giám sát thực thi chính sách gia tăng. Từ địa phương tới Trung ương, cơ quan hành pháp tìm kiếm những kênh đa dạng nhằm đối thoại với người dân, từ cộng đồng doanh nghiệp, các nhóm lợi ích đến cụm dân cư. Tư duy lại nhà nước từ cai trị hướng tới phục vụ, quan chức và người dân Việt Nam đang học cách xây dựng luật chơi bình đẳng như những đối tác trong cuộc đối thoại giữa công và tư.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191
Sức mạnh của Thị trường
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng với “Hoàn thiện hệ thống Pháp luật” |
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật, đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật. Việc xây dựng pháp luật trong thời gian tới phải quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết Đại hội X. Tập trung ban hành một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và minh bạch, từng bước thiết lập khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, khắc phục rình trạng trang một số lĩnh vực quan trọng chưa có luật điều chỉnh” (Chủ tịch phát biểu với báo chí tại kỳ họp Quốc hội khóa XI ngày 26/6/2006) |
Khu vực Kinh tế quốc doanh đang ngày càng nhường bước cho kinh tế tư nhân. Từ vài năm gần đây, nhà nước dường như đã chấm dứt việc thành lập DNNN mới; chính quyền trung ương chỉ tập trung quản lý 19 tập đoàn quy mô lớn; các bộ, ngành trung ương và địa phương đang từng bước chuyển dần quyền quản lý phần vốn nhà nước trong khoảng 1.300 công ty cho Tổng công ty Quản lý và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), một công ty tính doanh vốn phảng phất có những nét giống mô hình Tamasek của Singapore.
Kinh tế dân doanh với 200.000 doanh nghiệp, hiện đã đóng góp khoảng 48% GDP, đang được tạo những thuận lợi ngày càng lớn bởi khung khổ pháp lý thuận tiện hơn cho việc kinh doanh. Kinh tế thị trường đã được xác lập và ngày càng có sức mạnh riêng của nó. Điều tất yếu đó khó có thể đảo ngược, nhà nước không thể đẩy lùi sức mạnh thị trường, mà chỉ có thể tái định nghĩa phương thức can thiệp để thích ứng với những luật chơi mới. Tuy nhiên, bên cạnh thị trường công khai, dường như Việt Nam có một nền kinh tế ngầm đáng kể. Ngân hàng thế giới cho rằng tình trạng minh bạch của các công ty Việt Nam là đáng báo động trong năm 2006 (xếp thứ 170 trong số 175 quốc gia). Điều ấy không gây nên nhiều ngạc nhiên, bởi cuộc cải cách quản trị công ty đã liên tục diễn ra từ vài năm nay; số lượng các công ty niêm yết và sự phổ biến của các tiêu chuẩn quản trị công ty hiện đại đang tăng dần.
Báo chí canh chừng và định hướng dư luận
Việt Nam đã và đang tạo cơ hội cho báo chí được hoạt động tự do, tích cực tham gia phản biện, phê phán chính sách và hỗ trợ giám sát chính quyền. Tuy nhiên, cho đến tận ngày nay, Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ một tập đoàn báo chí nào đủ mạnh có thể chống chọi lại cuộc xâm lăng ào ạt của các luồng thông tin dội vào từ bên ngoài. Báo chí Việt Nam vẫn được tổ chức như các thiết chế công quản, đôi khi được thiết kế tương tự như phòng ban trong cơ chế hành pháp, chứ chưa được tổ chức và quản lý như các công ty truyền thống chuyên nghiệp. Dường như tờ báo nào cũng có một cơ quan chủ quản, hoặc là một bộ, sở ban ngành thuộc khối hành pháp, hoặc là một tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam. Sự lệ thuộc, chí ít vào cơ quan hành pháp và các cơ quan quản lý nhân sự khác trên thực tế là rất khó tránh khỏi Mặc dù vậy, có được sự tự chủ về tài chính, báo chí ở Việt Nam buộc phải đối mặt với sức ép thị trường, và từ đó đối mặt với sức ép của dư luận. Không hiếm khi đã xuất hiện những tờ báo tuy có cơ quan chủ quản, song có sự góp vốn và tham gia điều hành đáng kể của tư nhân. Đóng góp của giới báo chí trong chống tham nhũng có thể sẽ lớn hơn, nếu họ được tổ chức ngày một chuyên nghiệp và có nhiều sự tự do hơn trong điều tra thông tin.
Hội đoàn dân sự ở Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với “Chính phủ hết lòng phục vụ nhân dân” |
“Thủ tướng và Chính phủ tập trung sức đẩy mạnh cải cách toàn diện nền hành chính quốc gia theo hướng xây dựng Nhà nước Pháp quyền và thực hiện dân chủ, xây dựng hệ thống hành chính, trước hết là Chính phủ trong sạch, vững mạnh, sâu sát gắn bó với dân, hét lòng phục vụ nhân dân. Kiên quyết, kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xem đây là một trọng tâm công tác của Chính phủ trong thời gian tới. Trong công việc thực hiện chức trách của người đứng đầu Chính phủ, tôi trân trọng học tập, kế thừa những kinh nghiệm quý báu của các Thủ tướng tiền nhiệm, nghiêm túc giữ vững nguyên tắc kỷ luật, kỷ cương, xây dựng một Chính phủ đoàn kết nhất trí” (Thủ tướng Chính phủ phát biểu trước Quốc hội khi nhận chức Thủ Tướng Chính phủ ngày 27/6/2006) |
Việt Nam là một xứ nhiều hội hè. Hội đoàn không thiếu, song đường như thiếu một ý niệm về xã hội dân sự trong hệ thống chính trị, ngoài 6 tổ chức chính trị – xã hội (Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân tập thể), đã có trên dưới 300 hiệp hội hoạt động trên quy mô toàn quốc. Ngoài ra tùy theo quy mô, hiệp hội dân sự có thể được đăng ký tại chính quyền các tỉnh. Hiệp hội của người kinh doanh vừa có khả năng tài chính, vừa có kênh quan hệ, kinh nghiệm và kỹ năng vận động cho các chính sách có lợi cho mình, liên kết của các nhóm lợi ích dân sự ở Việt Nam dường như còn rất mong manh. Họ chưa biết cách gây quỹ, chưa biết cách tạo dựng dư luận và vận động hành lang. Một đạo luật về hội đã được khởi soạn từ 12 năm nay, song chưa được thông qua, có lẽ hần cũng bởi nhiều ý niệm khác nhau về hội đoàn dân sự và vai trò của họ trong xã hội tương lai.
Nâng đỡ niềm tin vào nơi kiến tạo công lý
Trong cuộc công nghiệp hóa quy mô lớn chưa từng có đang diễn ra, điều khó có thể tránh khỏi là hàng vạn, hàng triệu nông dân phải nhường ruộng đất canh tác cho các cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp mọc lên. Xưng đột về lợi ích giữa nông dân nghèo chưa kịp chuyển nghề và các nhóm doanh nghiệp cần được giải tỏa một cách hòa bình. Nơi kiến tạo công lý giữa hành pháp, thị trường và các nhóm lợi ích là các Tòa án độc lập. Đường như đây là một điều cần tới nhiều nỗ lực hơn nữa ở Việt Nam. Trong 5 năm qua, từ 2001 – 2005, 64 Tòa hành chính thuộc hệ thống. Tòa án nhân dân các tỉnh thụ lý chưa đầy 300 vụ dân khởi kiện cơ quan hành chính, trong khi đó chỉ riêng một năm 2003 có đến 17.300 khiếu nại, tố cáo đã được gửi tới ủy ban Dân nguyện và các ủy ban khác của Quốc hội. Những con số so sánh có phần khập khiễng đó cho thấy một nhu cầu cấp bách tái cơ cấu lại hệ thống Toà án có thể làm trung gian kiến tạo hòa bình giữa các tác nhân tham gia cuộc đối thoại giữa công và tư.
PSG, TS Phạm Duy Nghĩa
Nguồn: Công lý – Số Tết, Xuân Đinh Hợi