Quảng cáo và các điều cần lưu ý khi đăng ký quảng cáo

Khi một doanh nghiệp thực hiện đẩy mạnh việc buôn bán sản phẩm của mình thì phải qua nhiều phương thức, trong đó chủ yếu là quảng cáo. Quảng cáo là gì và có những điều gì cần lưu ý khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký để lấy giấy phép quảng cáo sẽ được làm rõ trong bài viết.

1. Quảng cáo là gì 

Có thể thấy rằng quảng cáo và kinh tế luôn đi liền với nhau, khi mà một cá nhân nào đó muốn kinh doanh một mặt hàng thì điều đầu tiên họ muốn đấy chính là giới thiệu nó rộng rãi đến tất cả mọi người, nhất là đối tượng mà sản phẩm đó hướng đến. Có thể nói là quảng cáo đã xuất hiện từ khi con người thoát khỏi chế độ xã hội nguyên thủy và hình thành thứ gọi là nền kinh tế thị trường, chỉ có điều là với thời điểm đó thì không có nhiều sự ràng buộc và cũng không ai nghĩ đến việc lý thuyết hóa việc này cả. Quảng cáo đi cùng với sự phát triển của xã hội loài người, càng nâng cao, tiên tiến, hiện đại thì quảng cáo lại càng muôn màu muôn vẻ và phát triển thành nhiều phương thức khác nhau nữa. Quảng cáo là hoạt động kinh tế nhưng đồng thời cũng là sự sáng tạo về văn hóa và ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều cá thể, cụ thể ở đây là người tiêu dùng, vì việc việc đặt ra những quy định chặt chẽ về quảng cáo là một hướng đi đúng đắn.

Dưới góc độ kinh tế, “quảng cáo” là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng. Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động đến hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.

Dưới góc độ luật học, trong Điều 2 Luật Quảng cáo giải thích:

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Cần có sự phân biệt rõ ràng giữa tiếp thị (Marketing) và quảng cáo (Advertising). Đối với quảng cáo là hoạt động của doanh nghiệp nhằm làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa của mình, là phương tiện để kích thích nhu cầutạo ra sự trung thành đối với nhãn hiệu hàng hóa nhất định. Còn tiếp thị là một quá trình phá hiện ra nhu cầuđáp ứng nhu cầu của khách hàng dựa trên những nền tảng (sản phẩm, dịch vụ, hệ thống…) mà doanh nghiệp đang có, bao gồm nhiều bước như: nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch, phân bổ ngân sách, thống kê,… Như vậy, có thể thấy Marketing là một chiếc bánh lớn bao gồm nhiều miếng bánh và quảng cáo chỉ là một trong nhiều miếng bánh đó. 

2. Đặc điểm của quảng cáo

–  Quảng cáo là một loại thông tin có tính đơn phương, không dành riêng cho ai, có vận dụng mọi biện pháp và phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một doanh nghiệp nào đó… được nêu ra trong quảng cáo. Quảng cáo có tính thông tin một chiều từ phía người đưa ra thông tin, nhằm một mục tiêu là định hướng thái độ ứng xử của khách hàng. Trong quảng cáo, không có đối thoại mà chỉ là độc thoại, thường là tự đề cao mình. Đặc điểm này của quảng cáo có thể mang lại phiền toái rắc rối cho công chúng trong việc đánh giá tính chính xác, trung thực của thông tin. Nếu luật pháp không có cách thức kiểm soát thỏa đáng, doanh nghiệp sẽ sử dụng quảng cáo để phát ngôn tùy ý, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và thương nhân khác…

–  Đối tượng của hoạt động quảng cáo có thể là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện mục tiêu chính trị, văn hóa, xã hội nào đó. Khi quảng cáo về hoạt động kinh doanh của thương nhân, quảng cáo gắn với mục đích sinh lợi và do đó, có bản chất là hoạt động quảng cáo thương mại.

3. Nội dung và hình thức quảng cáo

Nội dung quảng cáo gồm: nhưng thông tin về sản phẩm, hàng hoá hoặc nội dung hoạt động được quảng cáo, thông tin về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Thông tin quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây phương hại cho người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng.

Về hình thức quảng cáo là sự thể hiện sản phẩm quảng cáo bằng tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng, hình ảnh, hành động, âm thanh và các hình thức khác. Hình thức quảng cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, có tính thẩm mỹ, phải có dấu hiệu phân biệt những thông tin quảng cáo với những thông tin không phải là quảng cáo để không gây nhầm lẫn cho người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng.

4. Các chủ thể của hoạt động quảng cáo

Tại Luật Quảng cáo 2012 cũng quy định rõ những chủ thể sau tham gia vào hoạt động quảng cáo:

+ Người quảng cáo: là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó.

+ Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo: là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo.

+ Người phát hành quảng cáo: là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.

+ Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự.

+ Người tiếp nhận quảng cáo: là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo.

Tuy nhiên, nếu như người quảng cáo tự mình trực tiếp quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cuả mình hoặc bản thân họ mà không thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thì sẽ không có sự tham gia của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo vào hoạt động quảng cáo.

5. Thủ tục cấp giấy phép quảng cáo

Khi thực hiện hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại nói riêng, thương nhân quảng cáo và / hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chủ thể khác có tham gia vào quá trình hoạt động quảng cáo phải thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết. Nhìn chung, ở nhiều nước, việc đăng ký hoặc cấp phép cho hoạt động quảng cáo do cơ quan quản lý nhà nước về thương mại thực hiện. Ở Việt Nam, tuỳ thuộc nội dung sản phẩm quảng cáo và loại phương tiện quảng cáo, công việc này thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau, như: Cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin và truyền thông, công thương, nông nghiệp, y tế…Các Bộ, Ban, Ngành…

Có hai loại thủ tục hành chính cần thực hiện trong hoạt động quảng cáo của thương nhân:

– Thủ tục để có được phương tiện quảng cáo hợp pháp: Thủ tục hợp pháp phương tiện quảng cáo được quy định trong các trường hợp: Báo in phát hành phụ trương quảng cáo, cơ quan báo nói, báo hình có nhu cầu ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo, xây dựng các màn hình chuyên quảng cáo… Pháp luật hiện hành quy định các thủ tục “thông báo” việc phát hành phụ trương quảng cáo, thủ tục xin cấp giấy phép ra kênh hay chương trình chuyên quảng cáo (đều thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông – Bộ Thông tin và Truyền thông), thủ tục xin cấp phép xây dựng màn hình chuyên quảng cáo tại cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng (Sở Xây dựng).

– Thủ tục thực hiện một hoạt động quảng cáo cụ thể về thương nhân và hàng hoá, dịch vụ của thương nhân:

Theo xu hướng cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo thực hiện tốt hơn quyền tự do kinh doanh được pháp luật ghi nhận, pháp luật Việt Nam đã xoá bỏ hầu hết các thủ tục hành chính áp dụng cho hoạt động quảng cáo. Trên cơ sở tuân thủ điều kiện quảng cáo và các quy định khác có liên quan về phương tiện quảng cáo… tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện hoạt động quảng cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động quảng cáo đó khi bị phát hiện vi phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra.

Một số trường hợp cần lưu ý về thủ tục thực hiện quảng cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam:

+ Thủ tục thông báo thực hiện hoạt động quảng cáo: được áp dụng đối với hình thức quảng cáo trên bảng quảng cáo và băng rôn. Người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền quản lý về quảng cáo của địa phương (Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch) trước khi thực hiện quảng cáo 15 (mười lăm) ngày. Trong trường hợp sản phẩm quảng cáo có biểu hiện vi phạm pháp luật, không phù họp với thuần phong mĩ tục, cơ quan nhà nước có quyền không đồng ý với sản phẩm quảng cáo và việc quảng cáo sẽ không được phép thực hiện.

+ Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo áp dụng với các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt.

Đối với các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt như mĩ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế phẩm sinh học, trang thiết bị y tế… Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm xác nhận nội dung quảng cáo thuộc lĩnh vực được phân công quản lý hoặc được phân cấp thẩm quyền. Điều này cũng có nghĩa rằng, việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trên đây chỉ được thực hiện khi có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp.

Trên đây là toàn bộ tổng hợp và phân tích của công ty luật LVN Group. Trường hợp trong nội dung bài viết có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung bài viết khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group

Trên đây là toàn bộ tổng hợp và phân tích của công ty luật LVN Group. Trường hợp trong nội dung bài viết có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung bài viết khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com