Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào sổ Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc bên bảo đảm dùng tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.
>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.0191
Ví dụ : Ông A vay tiền của Ngân hàng B và thế chấp tài sản của mình là một căn nhà cho ngân hàng. Việc thế chấp này chính là một hình thức “bảo đảm giao dịch”, hay còn gọi là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng – qui định tại Bộ luật dân sự. Trong trường hợp ông A không trả nợ đúng hạn, ngân hàng có quyền “xử lý” căn nhà này để thu hồi nợ.
Thông thường trong đời sống xã hội, việc các cá nhân, tổ chức thực hiện các giao dịch có dùng biện pháp bảo đảm dân sự là bình thường và phổ biến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp và đối với một số loại tài sản – chủ yếu là bất động sản và các loại tài sản có giá trị lớn, việc thế chấp tài sản bắt buộc phải được đăng ký qua cơ quan quản lý Nhà nước.
Nghị định 83/2010 chính là văn bản luật qui định về các trường hợp thế chấp phải “đăng ký”. Cụ thể gồm: Thế chấp nhà cửa, quyền sử dụng đất, thế chấp rừng trồng, thế chấp máy bay, tàu biển …vv.
(Các trường hợp khác tuy luật không bắt buộc nhưng cũng có thể được đăng ký nếu các đương sự có yêu cầu).
Nghị định 83/2010 qui định cụ thể về hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm, thời hạn hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm, thời điểm đăng ký, thời điểm xóa đăng ký … – đối với từng loại tài sản.
Theo Nghị định 83/2010, việc đăng ký giao dịch bảo đảm nay cũng có thể thực hiện bằng hình thức trực tuyến (qua mạng internet).
Cùng đó, Nghị định 83/2010 cũng qui định về việc cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm. Theo đó, Nhà nước xác định nhu cầu tìm hiểu và biết về thông tin giao dịch bảo đảm là quyền của mọi cá nhân, tổ chức. Do vậy, các cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (bằng hình thức cung cấp dịch vụ) của cá nhân, tổ chức khác cho mình – để phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự.
Ví dụ : Bà C cho ông D thuê xe ô tô dài hạn. Ông D nói sẽ thế chấp căn nhà của mình cho bà C. Trước khi ký hợp đồng, bà C muốn tìm hiểu xem căn nhà của ông D có đang bị thế chấp trong một giao dịch khác hay không. Khi đó, bà C có quyền yêu cầu Cơ quan cung cấp thông tin giao dịch bảo cảm cung cấp thông tin cho mình.
Nghị định 83/2010 có hiệu lực từ ngày 9-9-2010 và thay thế cho Nghị định 08/2000 trước đây. Ecolaw.vn sẽ có bài viết giới thiệu về nghị định này trong mục Cẩm nang pháp luật Ecolaw, Quí vị nhớ đón xem.
Hãy bấm vào đây để đọc :
• Nghị định 83/2010/NĐ-CP : Qui định về giao dịch bảo đảm
(Theo: Ecolaw.vn)
(MINH KHUE LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:
1. Tư vấn soạn thảo hợp đồng;
2. Dịch vụ trước bạ sang tên nhà đất;
3. Tư vấn thừa kế quyền sử dụng đất;
4. Dịch vụ công chứng sang tên sổ đỏ;
5. Dịch vụ công chứng uy tín, chuyên nghiệp;
6. Dịch vụ soạn thảo và công chứng hợp đồng;