Ngày 15-4-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2010 về đăng ký doanh nghiệp. Ngị định này thay thế Nghị định số 88/2006 và hiệu lực thi hành từ 1-6-2010.

>> Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp gọi số:1900.0191

Theo Nghị định này, sẽ có Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia – là trang thông tin điện tử (website) để các tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp có thể đăng ký qua mạng internet, truy cập thông tin về đăng ký doanh nghiệp và phục vụ cho việc cấp giấy đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp qua Cổng thông tin đăng ky doanh nghiệp quốc gia có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy.

Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ xây dựng “Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” – là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Thông tin về hồ sơ đăng ký của tất cả các doanh nghiệp sẽ được lưu giữ tại đây và có giá trị pháp lý là “thông tin gốc” của doanh nghiệp.

Đơn giản thủ tục sẽ mang lại lợi ích cho toàn xã hội và được mọi người hoan nghênh (ảnh minh họa). Nếu như tại thời điểm trước năm 2000, khi Luật doanh nghiệp chưa ra đời, muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân, người chủ phải thuê dịch vụ với chi phí khoảng 8 triệu đồng (tương đương 2 lượng vàng lúc bấy giờ), phải có “vốn pháp định” hoặc “lách luật” bằng cách nhờ ngân hàng cấp giấy chứng nhận có vốn – qua một tài khoản bị phong tỏa, thì với những cải cách và thay đổi như hiện nay là một điều đáng được ghi nhận.
 

Điều đáng lưu ý nhất là thay vì đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như trước đây, nay sẽ gọi là “đăng ký doanh nghiệp” (gồm các nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế) và doanh nghiệp sẽ được cấp “Giấy đăng ký doanh nghiệp”.
 

Những doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi nghị định này có hiệu lực sẽ không bị bắt buộc phải đổi thành “Giấy đăng ký doanh nghiệp”. Mà sẽ đổi nếu/khi làm thủ tục thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký doanh nghiệp.
 

Mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này cũng đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp.
 

Việc đăng ký doanh nghiệp sẽ vẫn được thực hiện tại Sở kế hoạch & đầu tư hoặc Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (đối với việc đăng ký củ hộ gia đình) như trước đây.
 

Về việc đặt tên, doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trên toàn quốc (trước đây chỉ là trong phạm vi tỉnh, thành phố). Những doanh nghiệp “lỡ” trùng tên với nhau (trên phạm vi toàn quốc) sẽ không bị bắt buộc phải đổi tên (nhưng khuyến khích việc này).
 

Doanh nghiệp cũng không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của cá nhân, tổ chức khác đã được bảo hộ để đặt thành tên doanh nghiệp mình. Chính vì vậy, trước khi đặt tên các doanh nghiệp cần tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý … đã đăng ký và lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Cục sở hữu trí tuệ để tránh đặt trùng tên.
 

Nghị định 43-2010 cũng qui định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh và văn phòng đại diện. Về thời gian cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp, thay vì 10 ngày như trước sẽ rút xuống còn 5 ngày.
(Nguồn: Ecolaw.vn)

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)