1. Quốc gia thực hiện hiệp định như thế nào?
Theo quy định, các hiệp định quốc tế phải được thực hiện trên phạm vi quốc gia. Phần lớn các nghĩa vụ trong các hiệp định như vậy chỉ ràng buộc Nhà nước tham gia, nhung một vài nghĩa vụ cũng có thể chứa đựng các quy tắc đối với các nhà điều hành kinh tế tư nhân.
Một vài quy tắc chứa đựng các nghĩa vụ ghi thành văn, vì thế tác động trực tiếp đến các vấn đề liên quan, trong khi những vấn đề khác cần được cụ thể hơn nữa bằng luật pháp quốc gia. Các điều luật quốc tế quy định chính xác, có giá trị trực tiếp (hệ thống nhất nguyên) tại một vài nước (ví dụ Mỹ, Thuy Sĩ) trong khi tại một số nước khác (ví dụ như Vương quốc Anh, các nước bán đảo Scandinave), các điều khoản quốc tế cần thiết phải được đưa vào luật quốc gia để trở thành có hiệu lực (hệ thống nhị nguyên).
Nhiều hiệp định quốc tế có kết quả cụ thể đối với luật pháp trong nước của các bên tham gia, tác động của nó phụ thuộc vào quy mô và mức độ hội nhập mà hiệp định đặt ra. Đối với các hiệp định song phương, có mục đích duy nhất là bảo đảm việc đối xử ưu đãi lẫn nhau thì việc sửa đổi các biểu thuế quan của các bên tham gia có thể là đầy đủ. Ngược lại, nhiều hiệp định có phạm vi rộng hơn , nhằm họp lý hoấ hoặc hài hoà hoầ thương mại và cấc quy tắc liên quan đến thương mại, như trong WTO hay Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) thì sẽ dẫn đến sự thay đổi quan trọng luật pháp trong nước, có khi có khả năng phải thay đổi hiến pháp. Trong trường họp hiệp định ưu đãi, các nhà lập pháp quốc gia cũng phải quyết định xem những thay đổi này hoặc sẽ chỉ áp dụng đối với các bên ký kết hiệp định liên quan hoặc sẽ được mở rộng đối với các nước khác (erga omnes).
2. Quốc gia áp dụng Hiệp định như thế nào?
Một vấn đề riêng nhưng có liên quan là phải thi hành các điều khoản của một hiệp định quốc thế như thế nào trong tình huống một bên hay một nhà điều hành kinh tế bị cho là vi phạm. Liên quan đến các nghĩa vụ của bên tham gia, nhiều hiệp định nói lên hàng loạt câc chế tài, từ toạ đàm thân thiện dến cơ chế giải quyết tranh chấp. Khi các quy tắc liên quan đến các nhà điều hành kinh tế (ví dụ quyền sở hữu trí tuệ, quy tắc cạnh tranh), thì các phương phấp thi hành thường dành cho các nước thành viên.
Quyền lợi của mỗi bên tham gia được bảo đảm rằng các nước khác có thể và sẽ thực hiện hiệp định trên phạm vi quốc gia. Trong trường hợp có nghi ngờ, bước kiểm tra trước tiên có thể được thực hiện trong khi đàm phán bằng việc yêu cầu các bên để đưa ra luật pháp trong nước của họ theo các lĩnh vực thích hợp, nhằm xem xét nội dung các điều khoản của luật pháp đó có phù hợp với các yêu cầu quốc tế đã đề ra hay không, và liệu cơ chế thi hành có bảo đảm sự giám sát, việc tuân thủ luật lệ của các nhà điều hành tư nhân. Những cơ chế kiểm tra có thể khác nữa có thể được đưa vào hiệp định. Một số hiệp định quy định rõ ràng các bên sẽ được thông báo về những thay đổi liên quan đến luật pháp trong nước, trong khi các hiệp định khác lại để ngỏ khả năng nêu ra những thay đổi này trong cơ quan giám sát hiệp định.
Các hiệp định thường cũng thường đề ra các biện pháp chế tài có sẵn trong các trường hợp một bên được coi là không thực hiện một điều khoản. Các phương pháp giải quyết vấn đề một cách thân thiện giữa các bên trực tiếp có liên quan là phương sách trước tiên, tiếp theo, nếu cần thiết sẽ áp dụng nhiều biện pháp nghiêm khắc khác. Các điều khoản trọng tài là một đặc điểm chung ngày một tăng của các hiệp định thương mại hiện đại. Tuy nhiên, trong bản chất của một hiệp định liên chính phủ, mức độ gây áp lực có thể chỉ được thục hiện đối với một thành viên đặc biệt. Nếu không có phản ứng tích cực tiếp theo, (các) thành viên khác có thê cần phải quyêt định câc biện pháp đối phó thích hợp, hoặc trừng phạt, hoặc trong những trường nghiêm trọng huỷ bỏ hoàn toàn hiệp định.
Một hệ thống khác được lựa chọn trong EU và EEA, tại đây tô chức siêu quốc gia được thiết lập để giám sát việc tuân thủ các nghĩa vụ của các Quốc gia Thành viên, và tiến hành các hành động trực tiếp chong lại các nước này cùng các nhà điều hành kinh tế trong những lĩnh vực đặc biệt nhất định (luật lệ cạnh tranh, viện trợ Nhà nước, và ở vài mức độ với mua sắm công cộng). Các toà án độc lập được thiết lập như một sự bảo đảm thêm rằng câc nghĩa vụ của điều ước phải được tôn trọng.
3. Khái niệm Quốc gia
Quốc gia là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc, và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền.
Quốc gia còn là một khái niệm không gian, văn minh, xã hội và chính trị; trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc, và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền.
Tính từ “quốc gia” dùng để chỉ mức độ quan trọng tầm cỡ quốc gia và/hoặc được chính phủ bảo trợ như “Thư viện quốc gia, Trung tâm lưu trữ quốc gia, Hội đồng quốc gia biên soạn từ điển…”
Về phương diện công pháp quốc tế thì một chủ thể được xem là quốc gia khi có đầy đủ các yếu tố sau: lãnh thổ, dân cư và có chính quyền. Quốc gia là chủ thể quan trọng của quan hệ pháp luật quốc tế.
Quốc gia cũng có khi được dùng để chỉ một nước hay đất nước, như “Nước Việt Nam là một quốc gia ở vùng Đông Nam Á”. Hai khái niệm này, mặc dù vẫn thường được dùng thay cho nhau, có sắc thái khác nhau.
Tính từ “quốc gia” là dùng để chỉ mức độ quan trọng tầm cỡ quốc gia và/hoặc được chính phủ bảo trợ như “Thư viện quốc gia, Trung tâm lưu trữ quốc gia, Hội đồng quốc gia biên soạn từ điển…”
4. Khái niệm Hiệp định
Hiệp định hay còn gọi là thỏa thuận thương mại (còn được gọi là hiệp ước thương mại) là một hiệp định hoặc thỏa thuận thuế, thuế quan và thương mại rộng rãi thường bao gồm bảo lãnh đầu tư. Nó tồn tại khi hai hoặc nhiều quốc gia đồng ý về các điều khoản giúp họ giao dịch với nhau. Các hiệp định thương mại phổ biến nhất là các loại hình thương mại tự do và ưu đãi được ký kết nhằm giảm (hoặc loại bỏ) thuế quan, hạn ngạch và các hạn chế thương mại khác đối với các mặt hàng được giao dịch giữa các bên ký kết.
Hiệp định thương mại – về logic là phác thảo những gì được thỏa thuận và các hình phạt cho sự sai lệch so với các quy tắc được đặt ra trong thỏa thuận. Do đó, các hiệp định thương mại làm cho sự hiểu lầm ít có khả năng xảy ra hơn, và tạo niềm tin cho cả hai bên rằng gian lận sẽ bị trừng phạt; điều này làm tăng khả năng hợp tác lâu dài[1]. Một tổ chức quốc tế, chẳng hạn như IMF, có thể khuyến khích hợp tác hơn nữa bằng cách giám sát việc tuân thủ các thỏa thuận và báo cáo các nước thứ ba về các vi phạm. Giám sát của các cơ quan quốc tế có thể cần thiết để phát hiện các hàng rào phi thuế quan, đó là những nỗ lực trá hình trong việc tạo ra các rào cản thương mại.
Các hiệp định thương mại thường gây tranh cãi về mặt chính trị vì chúng có thể thay đổi phong tục kinh tế và làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc lẫn nhau với các đối tác thương mại. Tăng hiệu quả thông qua “giao dịch tự do” là mục tiêu chung. Phần lớn, các chính phủ đều ủng hộ các hiệp định thương mại tiếp theo.
Tuy nhiên, đã có một số lo ngại được thể hiện bởi WTO. Theo Pascal Lamy, Tổng giám đốc WTO, sự phổ biến của RTA Ấn… là mối quan tâm về chăn nuôi – mối quan tâm về sự không thống nhất, nhầm lẫn, tăng chi phí theo cấp số nhân cho kinh doanh, không thể đoán trước và thậm chí không công bằng trong quan hệ thương mại.” Quan điểm của WTO là trong khi các hiệp định thương mại điển hình (được gọi là “ưu đãi” hay “khu vực” của WTO) hữu ích ở một mức độ nào đó, thì việc tập trung vào các hiệp định toàn cầu trong khuôn khổ WTO là có lợi hơn nhiều như các cuộc đàm phán của vòng Doha hiện tại.
5. Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định FTA
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, làn sóng ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang trở nên mạnh mẽ trên khắp thế giới và trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế mà các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc, nhận thức rõ điều này, trong những năm qua Việt Nam rất tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp FTA song phương và đa phương. Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện 14 FTA có hiệu lực và 01 FTA đã chính thức ký kết, sắp có hiệu lực, hiện đang đàm phán 02 FTA. Trong số 14 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, tiếp theo đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA).
Cụ thể:
– Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) là một FTA đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. AFTA được ký năm 1992 tại Singapore. Ban đầu có 6 nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (gọi chung là CLMV) tham gia AFTA khi được kết nạp vào ASEAN.
– Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA): ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện tháng 11/2002. Hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 7/2005), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 02/2010). Tháng 11/2015, ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung và các Hiệp định liên quan, trong đó có nhiều nội dung cam kết mới về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Nghị định này có hiệu lực từ tháng 5/2016.
– Hiệp đinh Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA): ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện năm 2005. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết 04 Hiệp định khác về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 6/2007), Hiệp định về Thương mại Dịch vụ có hiệu lực từ tháng 5/2009, Hiệp định về Đầu tư có hiệu lực từ tháng 6/2009) nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc.
– Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP): ký ngày 03/4/2008, có hiệu lực từ ngày 15/8/2008. Tính đến ngày 01/4/2015, Nhật Bản đã xóa bỏ thuế quan đối với 923 dòng các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam. Đến năm 2019, có thêm 338 dòng thuế nông nghiệp khác sẽ được xóa bỏ thuế. Đến cuối lộ trình vào năm 2026, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 96,45% tổng số các dòng thuế đối với hàng Việt Nam (chủ yếu nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử…)
– Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA): Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). VJEPA không thay thế AJCEP mà cả hai FTA cùng có hiệu lực, doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn…
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.