Dù nhiều lần được đóng góp ý kiến trong 2 kỳ họp trước đó, nhưng dự thảo luật thủ đô với các quy định về hạn chế nhập khẩu, tăng mức xử phạt hành chính trong một số lĩnh vực, được sử dụng toàn bộ khoản thu ngân sách trung ương vượt dự toán… vẫn không nhận được sự đồng thuận.

>> Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoạigọi số:  – 1900.0191

bieu quyet
Kết quả biểu quyết chiều 29/3. Ảnh: Tiến Dũng.

Tại buổi thảo luận chiều 22/3, Chủ tịch Hội đồng dân tộc K’sor Phước cho hay dự luật thủ đô động chạm tới trên dưới 12 luật. “Tôi không rõ những bộ luật đó được áp dụng ở thủ đô ra sao? Có hiệu quả hay phải sửa đổi? Đề nghị ban soạn thảo rà soát, nếu có xung đột với các luật thì phải lấy ý kiến đại biểu. Đừng biến thủ đô thành khu tự trị”, ông Phước nhấn mạnh.

Mong mỏi Quốc hội cần cân nhắc để Luật thủ đô phải xứng tầm với đất nước 86 triệu dân, đại biểu Ngô Quang Xuân đề nghị: “Nếu dự thảo luật chưa đầy đủ, nên nghiên cứu và bổ sung thêm”.

Tương tự, đại biểu Vũ Quang Hải nhìn nhận, dự án luật này vẫn có nhiều điều khoản chung chung, mang tính kêu gọi, chưa chú ý tới khu vực ngoại thành cũng như vùng thủ đô như Hưng Yên, Bắc Ninh… nên nếu thông qua thì vội vàng và thiệt cho chính người dân thủ đô.

Quốc hội không thông qua dự luật thủ đô
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ấn nút biểu quyết. Ảnh: Tiến Dũng.

Từ tháng 2/2010, Chính phủ đã xin bổ sung đưa dự luật thủ đô vào chương trình nghị sự của Quốc hội năm 2010 và đề xuất thông qua ngay trong lần đầu tiên trình ra Quốc hội ở kỳ họp tháng 5/2010 cho kịp với sự kiện 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên, trước kỳ họp tháng 5/2010 Chính phủ lại xin phép chưa trình dự luật do cần bảo đảm sự thống nhất của toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật và vai trò quản lý thống nhất của Chính phủ.

Tại kỳ họp cuối năm 2010, ngay lần đầu tiên ra mắt các nhà làm luật, dự luật thủ đô đã gây tranh cãi gay gắt. Trong khi các đại biểu tỉnh thành lo ngại việc ban hành luật thủ đô sẽ trái với hiến pháp, gia tăng khoảng cách giàu nghèo (vì thủ đô được hưởng tới 18 cơ chế chính sách đặc thù) thì đại biểu Hà Nội ủng hộ cần có luật để giải quyết bức xúc về giao thông, môi trường, đô thị…

Nhưng cuối cùng dự luật vẫn không được thông qua theo quy trình hai kỳ họp. Đây là lần thứ hai Quốc hội khóa 12 bác dự án do Chính phủ trình. Trước đó tại kỳ họp giữa năm 2010, Quốc hội đã bác dự án đường sắt cao tốc do lo ngại hiệu quả kinh tế thấp, số vốn quá lớn, chiếm phân nửa GDP của Việt Nam, sẽ tạo gánh nặng nợ nần cho hậu thế.

Cũng trong chiều nay, Quốc hội đã thông qua hai dự luật là Luật sửa đổi bộ luật tố tụng dân sự, Luật phòng chống mua bán người và Luật kiểm toán độc lập.

Tiến Dũng (Nguồn:http://vnexpress.net/)

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
——————————————————

THAM KHẢO MỘT SỐ DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT:

1. Tư vấn tách thửa đất đai;

2. Tư vấn pháp luật đất đai;

3. Tư vấn cấp lại sổ đỏ bị mất;

4. Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai;

5. Tư vấn đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

6. Tư vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do trúng đấu giá;