1.Vấn đề quy chế pháp lý

Vấn đề quy chế pháp lý của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế là một bộ phận của quy chế pháp lý của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài trong tư pháp quốc tế nói chung.

Về mặt lý luận cũng như theo quy định của pháp luật từng nước và các điều ước quốc tế liên quan đến tố tụng dân sự quốc tế, người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng chế độ đãi ngộ quốc dân trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tức là được hưởng các quyền tố tụng dân sự và có nghĩa vụ tương ứng ngang với công dân và pháp nhân nưốc sồ tại; người nưốc ngoài và pháp nhân nước ngoài tự do thưa kiện tại toà án nước sở tại, bình đẳng với công dần và pháp nhân của nước sở tại trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi thưa kiện hoặc phải theo kiện trưốc toà án nước sở tại.

Ví dụ, Điều 11 Bộ luật Dân sự Thuỵ Sĩ quy định rằng, mọi người đều có năng lực hưởng quyền. Điều 83 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 của Việt Nam quy định: “Người nựớc ngoài, pháp nhân nước ngoài có quyền khởi kiện tại các toà án của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tham gia tô’ tụng theo quy định của Pháp lệnh này”. Điều 1 của các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký với các nước, các điều tương tự trong các Hiệp đỉnh tương trợ tư pháp giữa các nưốc Đông Âu với nhau và vối Nga đều quy định rằng, công dân một bên ký kết được hưởng trên lãnh thổ bên ký kết kia sự bảo hộ pháp lý về các quyền nhân thân và tài sản mà bên ký kết kia dành cho công dân nưốc họ, tự do liên hệ với các toà án, đưa đơn kiện theo cùng những điều kiện dành cho công dân của bên ký kết kia …

Thông thường, khi quy định việc dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài chế độ đãi ngộ quốc dân trong lĩnh vực tô’ tụng dân sự quốc tế, pháp luật các nước không nhắc đến nguyên tắc có đi có lại. Tuy nhiên, pháp luật của một sô’ nước, thực tiễn của đa sô’ các nước đều khẳng định quyền của mình áp dụng biện pháp trả đũa nếu công dân và pháp nhân của họ ở nước ngoài bị phân biệt đôì xử, bị hạn chê’ các quyền tô’ tụng dân sự.

2.Quyền khởi kiện và chế định án phí 

Quyền khởi kiện – một trong những quyền tố tụng dân sự số một của ngưdi nưốc ngoài và pháp nhân nước ngoài ở một chừng mực nào đó, có thể nói là bị hạn chế nếu áp dụng chê’ định cược án phí (Cautio judicatum solvi). Theo chê’ định này, nếu bên nguyên đơn là người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài, khi khỏi kiện tại toà án nước sỏ tại, phải nộp tiền cược để bảo đảm thanh toán mọi phí tổn tư pháp mà bị đơn có thể phải chi do theo kiện trong trường hợp nguyên đơn bị toà án bác đơn.

Chế định cược án phí được quy định trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, cách quy định của các nước không hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn, theo pháp luật của Pháp, Bỉ, Hà Lan, nguyên đơn là người nước ngoài, bất kể nơi cư trú, hoặc là pháp nhân nước ngoài, phải nộp cược án phí, nếu không có quyền sở hữu đốì với phần đất đai nhất định ở Pháp, Bỉ, Hà Lan. Theo pháp luật của Anh, nguyên đơn phải nộp cược án phí nếu cư trú ngoài lãnh thổ của Anh. Theo pháp luật của Italia, nếu nguyên đơn không có tài sản ở Italia thì phải nộp cược án phí. Pháp luật nhiều nước quy định việc miễn nộp cược án phí chỉ được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại (ví dụ: Ba Lan, Đức, Áo, Tây Ban Nha …).

Pháp luật của một số nước như Nga, Bungari, Rumani và cả Việt Nam không quy định nghĩa vụ của nguyên đơn là người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài thì phải nộp cược án phí. Trong các hiệp định tương trợ tư pháp của các nưốc Đông Âu với nhau, giữa các nưốc Đông Âu vối Nga và các Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký với các nước đều có quy định miễn nộp cược án phí đối với công dân và pháp nhân của các nước ký kết hiệp định (ví dụ: Điều 41 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Bungari; Điều 41 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Cuba; Điều 19 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Hunggari ; Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga; Điều 17 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Mông cổ …). Điều 17 Công ước La Hay năm 1954 về tô’ tụng dân sự cũng quy định miễn nộp cược án phí đối với công dân của các nước tham gia Công ước. 

Trong học thuyết về tư pháp quốc tế nói chung và về tố tụng dân sự quốc tế nói riêng, hiện nay không có ý kiến thống nhất về việc áp dụng chế định cautio judicatum solvi.

Có ý kiến cho rằng, nên áp dụng chế định cautio judicatum solvi và khẳng định việc áp dụng chế định này không trái với nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng giữa các bên tham gia tranh chấp trong việc bảo vệ các quyển và lợi ích hợp pháp của họ. Ngược lại, việc này còn bảo vệ được lợi ích chính đáng của bên bị đơn trong trường hợp đơn của bên nguyên bị toà án bác. Ý kiến khác cho rằng, việc áp dụng chế định cautio judicatum solvi là tàn tích của quá khứ, gây ra sự bất bình đắng giữa công dân, pháp nhân của nưốc này với công dân, pháp nhân của nưốc khác.

Nhìn chung, không thể phủ nhận thực tế rằng, việc áp dụng chế định cautio judicatum solvi có tạo ra sự không bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc thực hiện quyền tố tụng dân sự, đặc biệt khó khăn, bất lợi cho những người lao động nước ngoài thuộc diện nghèo khó. Song, chúng ta cũng không thể bác bỏ quan điểm cho rằng, việc áp dụng chế định cautio judicatum solvi lại bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của bên bị đơn trong trưồng hợp đơn kiện của bên nguyên bị toà án bác bỏ một cách hợp pháp. Việc áp dụng chế định này bắt buộc các đương sự thận trọng và cân nhạc kỹ khi khỏi kiện tại toà án, tránh tình trạng tuỳ tiện khi sử dụng biện pháp toà án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự. Vì vậy, trong pháp luật Việt Nam nên khẳng định việc áp dụng chế định cautio judicatum solvi. Đồng thời, chúng ta đẩy mạnh việc ký kết các điều ước quốc tế để quy định trường hợp miễn áp dụng chế định này trong quan hệ giữa các nước cùng tham gia đỉều ước quốc tế. Các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nưốc đều quy định miễn áp dụng chế định này.

Thực tiễn tư pháp của các nước hiện nay cũng cho thấy rằng, nếu muốn hạn chế dần hay từ bỏ hoàn toàn việc áp dụng chế định cautio judicatum solvi trong quan hệ song phương hay đa phương cho phù hợp yêu cầu của quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế, thì nên ký kết các điều ước quốc tê đề khẳng định miễn cược án phí cho tố chức, cá nhân của nhau.

3. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Theo Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

– Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.

– Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sờ tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam.

– Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam.

– Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đối với vụ việc li hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.

– Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đối với vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

– Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đối với vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

Ta nhận thấy, một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định là thuộc thẩm quyền chung của Tòa án của một quốc gia nào đó khi vụ việc đó có bất kỳ một “yếu tố liên quan” hay có “mối liên hệ mật thiết” đến quốc gia đó.

Đặc điểm của thẩm quyền chung đó là: một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam thì cũng có thể thuộc thẩm quyền của Tòa án nước ngoài có liên quan.

4. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Theo Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đối với một số vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 của Việt Nam quy định chỉ có tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết, những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tòa án Việt Nam bao gồm những vụ án dân sự và việc dân sự cụ thể sau đây:

– Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tòa án Việt Nam bao gồm:

+ Thứ nhất là những vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Thứ hai là những vụ án li hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam.

+ Thứ ba là những vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn tòa án Việt Nam.

– Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tòa án Việt Nam bao gồm:

+ Thứ nhất là các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

+ Thứ hai, xác định một sự kiện pháp lí, nếu sự kiện đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

+ Thứ ba là tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

+ Thứ tư là tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

+ Thứ năm là việc công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lí đối với bất động sân vô chủ ưên lãnh thổ Việt Nam..

5.Các trường hợp giới hạn thẩm quyền

Theo Điều 472 BLTTDS 2015 có các trường hợp bị giới hạn thẩm quyền cụ thể như sau:

Các bên thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết Trọng tài hoặc thỏa thuận lựa chọn Tòa án nước ngoài là một trong những trường hợp giới hạn thẩm quyền cơ bản trong Tư pháp quốc tế của nhiều nước.

Trường hợp thứ nhất: Các bên thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết Trọng tài:

Hình thức giải quyết tại Trọng tài là một phương thức giải quyết khác biệt với Tòa án.

Việc lựa chọn phương thức giải quyết Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp tư, các bên được lựa chọn Trọng tài viên, vụ việc được giải quyết một cách bí mật về thông tin… Điều mà giải quyết tại Tòa án không có được.

Khi thỏa thuận trọng tài đã có hiệu lực thì Tòa án phải từ chối thẩm quyền mà không phân biệt vụ việc đó có thuộc thẩm quyền riêng biệt hay không.

Trường hợp thứ hai: Các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án nước ngoài:

Đối với trường hợp các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án nước ngoài, lúc này Tòa án Việt Nam sẽ không có thẩm quyền dù thuộc một trong các trường hợp tại Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Đây là một quy định hợp lý và rất phù hợp, thể hiện sự tôn trọng ý chí của các bên trong việc lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp.

Ta nhận thấy, khi các bên trong quan hệ lựa chọn Tòa án nào để giải quyết thì Tòa án nước đó sẽ có thẩm quyền riêng biệt đối với vụ việc đó, các quốc gia thành viên khác không được lựa chọn sẽ không có thẩm quyền giải quyết và phải trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ đối với vụ việc đó

Tuy nhiên, đối với trường hợp vụ việc này thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì Tòa án Việt Nam vẫn sẽ có thẩm quyền giải quyết. Bởi lẽ, thỏa thuận lựa chọn Tòa án chỉ đơn thuần lựa chọn nơi giải quyết tranh chấp, còn về phương thức vẫn là một cơ chế tài phán công, do đó thẩm quyền riêng biệt vẫn sẽ tác động đến các chủ thể trong trường hợp này.

Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì Tóa án Việt Nam sẽ không công nhận các bản án của Tòa án nước ngoài. Vì vậy, trong trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì bắt buộc các bên phải giải quyết tại Việt Nam để bản án có thể được thi hành tại lãnh thổ Việt Nam.

Luật LVN Group ( sưu tầm và viên tập )