1. Thế nào là quy chuẩn kỹ thuật? 

Theo quy định trong Văn bản hợp nhất số 31/VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 có quy định về hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khái niệm quy chuẩn kỹ thuật như sau:

“Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.”

– Hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là việc xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật

– Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật:

+ Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của tổ chức, cá nhân;

+ Thông tin, quảng cáo sai sự thật và các hành vi gian dối khác trong hoạt động lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật;

+ Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 

– Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN;

+ Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP. 

– Hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật

+ Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực thi hành sau ít nhất sáu tháng, kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật có thể sớm hơn theo quyết định của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước, quy chuẩn kỹ thuật địa phương có hiệu lực thi hành trong phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật đó. 

– Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

+ Đề nghị, góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật;

+ Bên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật để đề nghị cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật xem xét, ban hành;

+ Tham gia biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật theo đề nghị của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật; 

+ Góp ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật. 

 

2. Phân biệt tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn (QCVN)

Tiêu chí so sánh Tiêu chuẩn  Quy chuẩn 
Nguyên tắc áp dụng 

Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. 

Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật. 

Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn. 

Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế – xã hội khác. 

Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp. 

Phân loại

– Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể. 

– Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

– Tiêu chuẩn thuật thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. 

– Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. 

– Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hoàng hoá. 

– Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hành hoá, dịch vụ, quá trình. 

– Quy chuẩn kỹ thuật an toàn;

– Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải; 

– Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hoá. 

– Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lúc, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải, môi trường 

Căn cứ xây dựng

– Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; 

– Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;

– Kinh nghiệm thực tiễn;

– Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định. 

– Tiêu chuẩn quốc gia; 

– Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước; 

– Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật; 

– Kết quả đánh, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định. 

Cơ quan triển khai công bố 

– Cơ quan nhà nước;

– Đơn vị sự nghiệp; 

– Tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

– Tổ chức kinh tế.

– Cơ quan nhà nước
Trong thương mại Sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn vẫn được phép kinh doanh bình thường Sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sẽ không đủ điều kiện để kinh doanh. 

Trên đây là tổng hợp của công ty Luật LVN Group đưa ra để quý khách hàng tham khảo về vấn đề “Tiêu chuẩn là gì? Phân biệt giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn”, nếu quý khách hàng có vướng mắc gì về chủ đề trên vui lòng liên hệ hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ, tư vấn. Rất mong được hợp tác với quý khách hàng. Trân trọng cảm ơn!