Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:  1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý

– Luật giao thông đường bộ năm 2008 ;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

– Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên

– Nghị định 77/2016/NĐ-CP;

1. Buôn bán thực phẩm tươi sống có phải đăng ký kinh doanh không?

Thực phẩm tươi sống là những loại thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả,…và các thực phẩm khác. Buôn bán thực phẩm tươi sống là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tùy thuộc vào quy mô và tính chất thường xuyên của hoạt động kinh doanh mà bạn phải đăng ký kinh doanh.

Nếu là cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên thì không phải đăng ký kinh doanh. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Cụ thể gồm:

– Buôn bán rong (buôn bán dạo);

– Buôn bán vặt; Là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định

– Bán quà vặt; Là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

– Buôn chuyến; Là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc,… Và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh

Các cá nhân hoạt động thương mại hay hộ kinh doanh đều phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh.

Trong trường hợp của bạn, mặc dù đã nộp thuế, đã có kiểm dịch đầy đủ. Nhưng thuộc diện đăng ký kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì bạn phải thực hiện việc đăng ký. Nếu không có giấy phép, cơ quan quản lý có quyền không cho tiếp tục kinh doanh. Hơn nữa có thể thu giữ hàng hóa, các phương tiện kinh doanh của bạn.

Là hộ kinh doanh buôn bán thì phải đăng ký địa điểm kinh doanh cố định. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Khi kinh doanh tại địa điểm này phải tuân thủ các quy định về trật tự an ninh, vệ sinh khu vực. Đặc biệt là các quy định về lòng đường, lề đường, hè phố cho người đi bộ và các phương tiện khác. Luật giao đường bộ năm 2008 quy định, lòng đường và hè phố chỉ sử dụng cho mục đích giao thông (Khoản 1 Điều 36). Do đó, mọi hoạt động khác như họp chợ, mua, bán hàng hóa, tụ tập đông người trái phép trên đường bộ,… không được thực hiện.

Hoạt động kinh doanh của bạn diễn ra ngay trước cửa nhà có thể không đúng các quy định về giao thông đường bộ. Lấn chiếm ra vỉa hè, phạm vi dành cho giao thông người đi bộ. Do vậy, cơ quan chức năng không cho thực hiện việc kinh doanh.

Còn trong trường hợp bạn đáp ứng đủ các điều kiện về đăng ký kinh doanh, hoặc không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh. Và không vi phạm các quy định về địa điểm kinh doanh thì không ai có thể ngăn cấm bạn.

2. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm

Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện VSATTP quy định tại Nghị định 77/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP:

Điều 30. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh

– Thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm kinh doanh, cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.
–  Nền nhà phẳng, nhẵn, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước.
– Tường nhà và trần nhà phẳng, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh.
– Hướng gió của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực có yêu cầu sạch.

– Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.

– Khu vực rửa tay có đủ dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn, dễ thấy.

3. Cơ sở sản xuất thực phẩm phải đáp ứng điều kiện gì?

Nghị định 77/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định:

Điều kiện đối với cơ sở sản xuất:

– Thiết kế, bố trí nhà xưởng:

Quy trình sản xuất thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;

Khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gồm thực phẩm, phế thải phải được để riêng biệt. Đối với cơ sở sản xuất, sản phẩm bảo quản trong kho thành phẩm phải được sắp xếp riêng biệt theo lô và có bảng ghi các thông tin về: Tên sản phẩm, lô hàng, ngày sản xuất, ca sản xuất.

Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm và có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải. Dụng cụ thu gom chất thải, rác thải phải bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.

– Kết cấu nhà xưởng:

Tường nhà và trần nhà phẳng, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;

Nền nhà phẳng, nhẵn, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước;

Cửa ra vào và cửa sổ bảo đảm ngăn ngừa được côn trùng, vật nuôi xâm nhập.

– Hệ thống thông gió:

Hướng gió của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực có yêu cầu sạch.

– Hệ thống cung cấp nước:

Các nguồn nước do cơ sở khai thác, xử lý và sử dụng phải được kiểm tra và bảo đảm phù hợp với quy định về chất lượng, vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần.

– Nhà vệ sinh, khu vực thay đổi bảo hộ lao động

Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất; bảo đảm gió không được thổi từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy tại khu vực vệ sinh;

Thông gió của nhà vệ sinh không được hướng sang khu vực sản xuất;

Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động.

4. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất sữa chế biến 

– Có hệ thống thông gió đảm bảo các yêu cầu sau:

Khu vực đặt hệ thống thiết bị chiết rót sản phẩm phải luôn khô, thoáng, sạch sẽ.

– Hệ thống cấp nước và chứa nước đảm bảo các yêu cầu sau:

Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn dùng để sản xuất sữa được chứa và bảo quản trong thiết bị chuyên dụng đảm bảo không bị thôi nhiễm hoặc bị nhiễm bẩn từ các nguồn ô nhiễm khác.

– Có hệ thống kho đảm bảo các yêu cầu sau:

Đối với kho chứa sữa tươi nguyên liệu:

Tại các trạm thu mua trung gian phải có hệ thống làm lạnh, có thiết bị, dụng cụ, hóa chất để kiểm tra chất lượng sữa tươi nguyên liệu, lưu mẫu sữa thu mua; bồn bảo quản sữa tươi nguyên liệu phải có lớp cách nhiệt, mặt trong bằng các loại vật liệu không bị thôi nhiễm, đảm bảo luôn duy trì ở nhiệt độ từ 4°C đến 6°C; thời gian bảo quản sữa tươi nguyên liệu tính từ khi vắt sữa tới khi chế biến không quá 48 giờ; bồn chứa phải được vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi sử dụng cho lần tiếp theo.”

– Có khu vực sản xuất đảm bảo các yêu cầu sau:

Khu vực chiết, rót, đóng gói:

+ Buồng hoặc phòng chiết, rót phải đảm bảo kín, vô trùng, duy trì nhiệt độ từ 20°C đến 28°C, áp suất dương so với bên ngoài;

+ Thiết bị chiết, rót trong buồng hoặc phòng phải đảm bảo vô trùng trong suốt quá trình chiết, rót sản phẩm;

+ Mặt phía trong của đường ống dẫn sản phẩm tới thiết bị chiết, rót phải được khử trùng đúng quy định;

+ Chỉ những người có trách nhiệm hoặc được phân công thực hiện mới được vào khu vực này để tránh xảy ra nhiễm chéo.

5. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất bia

– Thiết kế, bố trí nhà xưởng:

Có ngăn cách, cách biệt giữa các khu vực: Kho (nguyên liệu, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến, bảo quản sản phẩm); sản xuất (sơ chế, làm sạch và xử lý nguyên liệu, đường hóa, nhân men giống, lên men, lắng, lọc, chiết rót và hoàn thiện sản phẩm); hệ thống vệ sinh công nghiệp (CIP); cơ khí động lực; tập kết chất thải rắn và hệ thống thu gom xử lý nước thải; các công trình phụ trợ để tránh lây nhiễm chéo;

– Kết cấu nhà xưởng

Khu vực xay, nghiền nguyên liệu đảm bảo không gây bụi ra môi trường xung quanh và không ảnh hưởng đến các công đoạn sản xuất khác;

Khu vực nhân men giống phải đảm bảo điều kiện vệ sinh, phù hợp yêu cầu công nghệ, thuận tiện cho việc vệ sinh và khử trùng;

– Khu vực lên men:

+ Trường hợp thực hiện quá trình nhân giống nấm men tại nơi sản xuất: Khu vực nhân giống phải đảm bảo vô trùng, có trang bị hệ thống diệt khuẩn, có chế độ kiểm soát các thiết bị để đảm bảo chất lượng men giống;

+  Trường hợp không thực hiện giai đoạn nhân giống nấm men tại nơi sản xuất thì phải có các trang thiết bị đảm bảo an toàn tránh nhiễm khuẩn trong quá trình tiếp giống.

– Hệ thống cung cấp nước sản xuất:

Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn dùng để nấu bia phải được chứa đựng trong các thiết bị riêng, đảm bảo không bị thôi nhiễm, không bị nhiễm bẩn hoặc nhiễm vi sinh vật từ các nguồn nhiễm khác.

– Hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải:

Chất thải rắn:

Bã hèm bia phải được thu dọn sạch sẽ, định kỳ không quá 48 giờ/lần để tránh lây nhiễm chéo trong quá trình sản xuất;

– Hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm:

Có khu vực lưu mẫu, hồ sơ lưu mẫu và thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group