1. Kho ngoại quan là gì? Quy định chung về kho ngoại quan

Với những công ty hoạt động lâu năm trong ngành nghề liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa thì kho ngoại quan là một địa điểm quen thuộc, giúp ích rất nhiều trong việc lưu chuyển hay quá cảng. Còn những công ty mới thành lập hoặc cá nhân đang làm quen với thương mại mậu dịch quốc tế thì cần tìm hiểu rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của kho ngoại quan dành cho hoạt động kinh doanh của mình.

Kho ngoại quan là một dạng kho cho thuê dành riêng cho các mặt hàng liên quan đến xuất nhập khẩu, đã được cục hải quan thông qua và phê duyệt. Hay nói cách khác, kho ngoại quan được xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam, cách biệt với các khu vực xung quanh, có sự thuận lợi về giao thông và thương mại, dùng để chứa các loại hàng hóa quá cảnh, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam hoặc hàng hóa trong nước nhưng được hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng. Tất cả các hàng hóa trong kho đều đã hoàn tất các thủ tục hải quan.

Hay còn gọi Bonded warehouse là gì? Đây là cụm từ được chuyển dịch sang tiếng Anh của kho ngoại quan. Là những kho cho thuê phục vụ cho mục đích xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế nên cụm từ ” kho ngoại quan tiếng anh là gì ” sẽ được chú ý tìm hiểu. Kho ngoại quan trong tiếng Việt = tiếng Anh là Bonded warehouse. Và hầu hết những người Việt Nam khi làm việc tại kho ngoại quan phải đạt được trình độ tiếng Anh nhất định nhằm có thể phục vụ tốt cho khách hàng quốc tế.

Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.

Trong đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định điều kiện công nhận kho ngoại quan. Cụ thể, có 5 điều kiện công nhận kho ngoại quan gồm:

– Khu vực đề nghị công nhận kho, bãi ngoại quan phải nằm trong khu vực quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Hải quan hoặc khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics.

– Kho, bãi ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh.

– Diện tích

+ Kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn, cảng hàng không quốc tế hoặc khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1000 m2.

+ Kho ngoại quan chuyên dùng có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2 hoặc thể tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m3.

+ Kho ngoại quan nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 4.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2.

+ Kho ngoại quan không thuộc trường hợp quy định nêu trên phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2.

+ Bãi ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.

– Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu trữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu trữ trong kho ngoại quan chi tiết theo tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.

– Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho ngoại quan, bãi ngoại quan (bao gồm cổng, cửa và trong kho bãi, riêng kho ngoại quan chứa hàng đông lạnh không phải lắp đặt trong kho) vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 6 tháng.

2. Nơi đủ điều kiện thành lập kho ngoại quan

Theo quy định của cục hải quan và pháp luật của nước Việt Nam, kho quan ngoại thường được thành lập ở những khu vực thuận lợi giao thông và giao thương, đó là điều quan trọng giúp ích cho mậu dịch quốc tế, những khu vực thường có thể thành lập kho ngoại quan như:

    – Kho quan ngoại quan thường được thành lập ở những thành phố lớn, những tỉnh có nền kinh tế công nghiệp phát triển, và quan trọng nhất là những khu vực đó phải có sự thuận lợi về giao thông bao gồm đường bộ, đường thủy hoặc đường Hàng không. Rải đều tren lãnh thổ Việt Nam tại các tỉnh thành chúng ta có các kho ngoại quan như sau: Kho ngoại quan Hà Nội, kho ngoại quan Hải Phòng, kho ngoại quan Đà Nẵng, kho ngoại quan icd Biên Hòa, kho ngoại quan Vũng Tàu, Kho ngoại quan Sóng Thần, kho ngoại quan Bình Dương, kho ngoại quan Thành Phố Hồ Chí Minh…tùy theo từng khu vực sẽ có những kho ngoại quan phù hợp nhằm phục vụ cho nền kinh tế hội nhập thế giới của Việt Nam.

    – Những Khu công nghiệp, khu công nghệ cao hoặc khu chế xuất..vv…cũng là những nơi tập trung rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước và cũng là địa điểm thích hợp để thành lạp kho ngoại quan. Điểm qua các khu chế xuất hay công nghiệp trong khu vực miền Đông Nam Bộ, chúng ta có sơ bộ vài kho như: kho ngoại quan ở thành phố hồ chí minh có kho ngoại quan Cát Lái, kho ngoại quan Tân Thuận cùng một số kho khác…

 – Đối với hàng hóa lưu giữ và bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục Hải Quan, các phương tiện vận chuyển, xe container ra vào phải chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức hải quan tại khu vực kho được thành lập. Vì thể, cổng gác Hải quan luôn được xây dựng tại đầu vào các khu công nghiệp hay khu chế xuất để tiện việc kiểm tra và hỗ trợ khi cần.

3. Điều kiện của doanh nghiệp xin thành lập kho

          –  Cở sở hoặc tổ chức xin giấy phép phải có chức năng kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

         –  Tổ chức, công ty xin giấy phép thành lập phải có kho, bãi, tường rào ngăn cách với khu vực xung quanh, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan.

         –  Phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận tải phù hợp yêu cầu lưu giữ, bảo quản hàng hoá

        –  Điều quan trọng nữa là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp xin thành lập kho ngoại quan. Trong thời hạn 30 ngày, Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra và báo cáo Tổng cục Hải quan ra quyết định cấp Giấy phép thành lập kho ngoại quan, hoặc có văn bản trả lời không đủ điều kiện cấp.

4. Thời hạn và hợp đồng thuê kho ngoại quan

4.1. Hợp đồng thuê kho ngoại quan

     Hợp đồng thuê kho ngoại quan được biên soạn và ký kết dựa trên quy định của pháp luật và cục hải quan, hai bên thuê và cho thuê đều phải thực hiện đúng quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Trong hợp đồng thuê kho ngoại quan, các loại hàng hóa phải được liệt kê rõ ràng là hàng hóa gì, thuộc chủng loại nào, thời gian thuê là bao lâu, là hàng quá cảng hay xuất, nhập khẩu? các dịch vụ có yêu cầu, trách nhiệm của các bên ký hợp đồng thuê kho ngoại quan.

4.2. Thời hạn thuê kho ngoại quan

    Theo quy định của luật Hải quan, điều 61 quy định, hàng hóa trong kho chỉ có thể lưu trữ và bảo quản trong thời gian là 365 ngày, tức là 12 tháng kể từ ngày hàng được chuyển vào kho. Đây là thời gian hợp lý cho bất cứ sự quá cảng nào cũng như thời gian chờ đợi thủ tục xuất nhập khẩu hay bốc dỡ và lưu chuyển hàng hóa. Trong trường hợp có lý do chính đáng cần gian hạn thời gian thì phải thông qua quyết định của cục trưởng Hải quan và thời gian không vượt quá 180 ngày, kể từ ngày hợp đồng cũ kết thúc.

 4.3. Các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan

    Những đối tượng có thể thuê kho ngoại quan bao gồm Thương nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế; thương nhân nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài. Cũng cần lưu ý về các mặt hàng gây ô nhiễm môi trường, bị cấm xuất nhập khẩu sẽ bị loại ra ngay, do đó việc kiểm tra hàng hóa là hết sức kỹ lưỡng.

 5. Chức năng và vai trò của kho ngoại quan

Vậy chức năng của kho ngoại quan là như thế nào? Hoạt động ra sao để giúp ích nhiều cho chủ hàng hóa đi thuê? Ngoài việc lưu trữ và bảo quản hàng hóa nguyên seal để chờ thời gian xuất nhập khẩu thì chức năng của kho ngoại quan rất đa dạng. Tùy theo từng loại hàng hóa và nhu cầu lưu trữ, bảo quản mà chủ hàng hóa có thể tự làm hoặc sử dụng dịch vụ hỗ trợ từ chủ cho thuê kho ngoại quan.

Các dịch vụ đó có thể liệt kê ra dưới đây:

    – Tiến hành làm các thủ tục xuất nhập hàng hóa trong kho ngoại quan.

    – Thực hiện chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa.

    – Tiến hành phân loại và bảo dưỡng hàng hóa. 

    – Thực hiện gia cố các kiện hàng.

    – Tiến hành chia nhỏ hoặc gộp, ghép các loại hàng hóa.

    – Tiến hành đóng gói bao bì, hàng hóa.

    – Và đặc biệt đối với các kho hàng được cấp phép chuyên dụng để chứa xăng dầu, hóa chất, hàng hóa đặc thù thì có thể tiến hành chuyển đổi và pha chế trong phạm vi cho phép. Phải đảm bảo không gay cháy nổ, nguy hiểm cho các khu vực xung quanh và hàng hóa khác.

Và tất cả các hoạt động trên đều nằm trong sự giám sát kiểm tra của cơ quan hải quan khu vực. Ngoài ra, nếu có ý muốn chuyển đổi từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác cần có sự đồng ý của cục trưởng cục hải quan bằng văn bản cụ thể.

Vai trò của kho ngoại quan: Kho ngoại quan đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi cung ứng,  là một trong những khâu không thể thể thiếu của những nhà nhập khẩu, xuất khẩu, xí nghiệp thi công sản xuất. Sự ra đời của kho ngoại quan tối nâng công năng của kho lên một tầm cao mới, giúp nhà nhập khẩu yên tâm và là phương án đầu tư tối ưu giúp nhà nhập khẩu tiết kiệm được một khoản đầu tư đáng kể so với việc lưu kho tại bãi hoặc đầu tư và bảo trì một kho truyền thống. Cụ thể:

    – Giải quyết dễ dàng vấn đề về diện tích kho trong các mùa cao điểm.

    – Hàng ở kho ngoại quan vừa là hàng mẫu để giới thiệu đến khách hàng tiềm năng vừa là hàng hóa sẵn sàng được bán ra bất cứ lúc nào

    – Hàng trong kho ngoại quan có thể được vận chuyển đến những khu vực miễn thuế để bán mà không phải đóng thuế.

    – Chủ hàng có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa hoặc chuyển hàng đến kho ngoại quan khác mà không phải đóng thuế

    – Cung cấp các dịch vụ khác như đóng gói, chia gói bao bì, dán nhãn, giá, mã vạch, vận chuyển hàng hóa đến khách hàng.