1. Khái niệm

Sau khi thụ lý vụ án, để giải quyết vụ án tòa án tiến hành giải thích pháp luật, giúp đỡ các đương sự giải quyết mâu thuẫn, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề của vụ án dân sự (VADS) có tranh chấp. Hoạt động này của tòa án được gọi là hòa giải VADS. Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự.

Cơ sở của hòa giải VADS là quyền tự định đoạt của các đương sự. Để giải quyết VADS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tòa án không chỉ xét xử mà còn hòa giải VADS. Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) quy định, tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Hoạt động hòa giải được tiến hành trước khi xét xử sơ thẩm VADS. Tuy vậy, theo các Điều 220, 270 BLTTDS thì tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, tòa án cũng hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết VADS không? Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết VADS thì toà án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Như vậy, việc hòa giải trước khi xét xử sơ thẩm là thủ tục bắt buộc, trừ những việc không hòa giải được hoặc pháp luật quy định không được hòa giải. Quy định này xuất phát từ tầm quan trọng của hòa giải. Nếu hòa giải thành cũng có nghĩa là tòa án đã hoàn thành việc giải quyết vụ án mà không cần mở phiên tòa.

2. Nguyên tắc tiến hành hòa giải

Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 205 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, theo đó:

Thứ nhất, hòa giải phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải. Khi các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận tức là các đương sự tự lựa chọn quyết định các vấn đề tranh chấp bằng hòa giải và thương lượng, thỏa thuận với nhau giải quyết các vấn đề của vụ án.

Thứ hai, hòa giải phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, nội dung thỏa thuận không trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Tức là ngoài yếu tố tự nguyện thỏa thuận của các đương sự thì việc tòa án hòa giải còn phải thỏa mãn các điều kiện: tuân thủ đúng trình tự, thủ tục hòa giải; phạm vi hòa giải theo pháp luật quy định; nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội

Ngoài ra, việc hòa giải phải tích cực, kiên trì nhằm đạt được kết quả hòa giải. Tích cực để có thể giải quyết được nhanh chóng vụ án, không để việc hòa giải kéo dài vô ích khi không có khả năng hòa giải nhưng lại phải kiên trì giải thích cho đương sự hiểu rõ pháp luật áp dụng giải quyết vụ án và đi sâu giải quyết các mắc mớ trong tâm tư tình cảm của họ.

3. Thành phần hòa giải:

Theo quy định tại Điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì người chủ trì buổi hòa giải phải là Thẩm phán được Tòa án đang thụ lý vụ án giao cho giải quyết. Thư ký Tòa án chỉ là người ghi biên bản hòa giải.

Do không nhận thức đúng, nên trong thực tế đã có Tòa án bố trí cho thư ký chủ trì buổi hòa giải, hoặc biến tướng dưới hình thức trong biên bản ghi Thẩm phán chủ trì buổi hòa giải, nhưng thực tê là do thư ký tiến hành hòa giải, Thẩm phán không tham dự mà chỉ ký biên bản hòa giải sau khi buổi hòa giải đã kết thúc. Việc làm đó được coi là vi phạm tố tụng.

Một thành phần quan trọng trong phiên hòa giải là sự có mặt của các bên đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự. Tòa án phải triệu tập tất cả các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến tham dự phiên hòa giải.

Nếu việc hòa giải vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của tất cả các đương sự trong vụ án mà có đương sự hoặc người đại diện hợp pháp vắng mặt, thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải để mở lại phiên hòa giải khác có mặt tất cả các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự.

Trong vụ án có nhiều quan hệ pháp luật, có nhiều đương sự, mà mỗi quan hệ pháp luật chỉ liên quan trực tiếp đến một số đương sự trong vụ án, trong phiên hòa giải mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưỏng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành hòa giải các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Khi hoãn phiên hòa giải Thẩm phán phải thông báo cho các đương sự biết và thông báo thời gian mỏ lại phiên hòa giải.

Ngoài các thành phần nói trên, trong trưòng hợp cần thiết Thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên hòa giải. Đây không phải là thành phần bắt buộc mà tùy từng vụ án cụ thể, nếu Thẩm phán thấy có thêm thành phần này tham gia sẽ thuận lợi, khả năng hòa giải thành sẽ cao hơn, v.v. thì Thẩm phán mời thêm cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

Nếu đương sự không biết tiếng Việt thì cần mời ngưòi phiên dịch.

4. Nội dung hòa giải (Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành):

Xuất phát từ yêu cầu của các đương sự để xác định nội dung hòa giải. Tùy theo quan hệ pháp luật (đang có tranh chấp), Thẩm phán phổ biến cho các bên biết vê cấc quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ quyền và nghĩa vụ của mình mà thỏa thuận vối nhau về việc giải quyết vụ ân. Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phân tích cho các bên biết hậu quả phấp lý của việc hòa giải thành như kết thúc nhanh vụ án, tiết kiệm thời gian, được giảm án phí… và hậu quả của việc hòa giải không thành để các bên tự nguyện thỏa thuận vối nhau về việc giải quyết vụ án. Ngoài việc hòa giải những vấn đề liên quan đến nội dung mà các bên đang tranh chấp thì Thẩm phán phải yêu cầu đương sự thỏa thuận về án phí ai phải chịu, mỗi người phải chịu bạo nhiêu… Khi hòa giải, Thẩm phán không được nói trước hưống xét xử của Tòa án nếu các bên không thỏa thuận được.

5. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên hòa giải:

Để phiên hòa giải thực hiện được thì trước đó Tòa án phải thông báo cho các đương sự, ngưòi đại diện hợp pháp của đương sự và các đối tượng khác mà Tòa án thấy cần thiết về thời gian, địa điểm tiên hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải.

Trước khi tiến hành phiên hòa giải, trên cơ sỏ báo cáo của thư ký Tòa án về sự có mặt, vắng mặt của các bên được triệu tập, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra sự có mặt và căn cưóc của những người tham gia phiên hòa giải. Sau đó, Thẩm phán cho các đương sự hoặc ngưồi đại diện hợp pháp, của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải. Thẩm phán chủ trì hòa giải theo nội dung quy định tai Điều185 Bộ luật tô” tụng dân sự hiện hành. Khi thấy’ những yêu cầu không hợp pháp thì Thẩm phán phải phân tích quy định pháp luật về vấn đề đó để các bên hiểu rô; xác định các trọng tâm mà các bên cần trao đổi, thương lượng, thỏa thuận với nhau. Nếu có thành phần khác được mời tham gia hòa giải cần để cho họ phát biểu.

Đối với nội dung mà các bên thông nhất với nhau nhưng nội dung đó chưa rõ ràng, thiếu cụ thể thì yêu cầu các bên trình bày bổ sung những điểm chưa rõ, hoặc chưa thống nhất đó để thỏa thuận tiếp. Thực tế đã có những trường hợp đương sự thỏa thuận phân chia nhà đất, nhưng không cụ thể kích thước, tứ cận như trường hợp: ông Nguyễn Văn Đ đồng ý giao cho Nguyễn Văn B diện tích đất có chiều giáp mặt đường X khoảng 12 thước… nhưng Tòa án vẫn ra quyết định công nhận thỏa thuận dẫn đến không thi hành án được, phải kháng nghị quyết định cồng nhân hòa giải thành.

Trong quá trình hòa giải nếu các bên thỏa thuận được toàn bộ eác yêu cầu mà hai bên đưa ra, thì Thẩm .phán cũng phải kết luận để câc bên đểu hiểu và thống nhất về các vấn đề đã thỏa thuận. Khi các đương sự dã thỏa thuận được vối nhau về vấn đề cần giải quyết trong vụ án, thì phải lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải ghi cụ thể các nội dung mà các bên đã thỏa thuận. Các đương sự, thư ký và các thành phần khác (nếu có) được mời tham gia phiên hòa giải phải ký hoặc điểm chỉ, và Thẩm phán chủ trì ký đóng dấu vào biên bản hòa giải thành. Biên bản này phải được gửi cho tất cả các đương sự có mặt và vắng mặt trong phiên hòa giải. Trong biên bản hòa giải thành cần ghi: trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải nếu đương sự nào có thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận, thì phải làm văn bản gửi ngay cho Tòa án”. Nếu đương sự trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thay đổi đôì với biên bản hòa giải thành thì Thẩm phán phải lập biên bản có chữ ký của họ, lưu hồ sơ vụ án.

Hết thời hạn bảy ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó, thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó. Nếu vì trỏ ngại khách quan mà Thẩm phán không ra quyết định được, thì Chánh án phân công một Thẩm phán khác ra quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự.

Thực tế hiện nay, trong quá trình hòa giải xuất hiện một số sai sót như: biên bản hòa giải dù có ghi nội dung các bên thỏa thuận được với nhau, nhưng khi lập biên bản hòa giải thành thì không có một số nội dung mà hai bên đã thỏa thuận và ngược lại có trường hợp biên bản ghi nội dung của buổi hòa giải không có, nhưng khi viết lại dưới hình thức “biên bản hòa giải thành” lại có nội dung đó, trong khi không có sự giải thích vì sao có sự khác nhau đó; có trường hợp biên bản hoặc biên bản hòa giải thành không có chữ ký của hai bên đương sự, không gửi biên bản hòa giải thành cho đương sự. Ngoài ra, có trường hợp các đương sự không có thỏa thuận về án phí trong biên bản hòa giải thành, giữa biên bản hòa giải thành và quyết định công nhận thỏa thuận của đương sự cũhg không khớp nhau, trong biên bản hòa giải thành thì có nhưng trong quyết định lại không có và ngược lại. Đó là những trường hợp sai sót nghiêm trọng cần phải khắc phục thì quyết định công nhận thỏa thuận mới hợp pháp và có giá trị pháp lý.

Khi hòa giải và ra quyết định cần lưu ý:

– Về phương pháp tiến hành hòa giải:

Để việc hòa giải có kết quả, hiệu quả cao thì Thẩm phán phải thể hiện là người gần gũi, vô tư, khách quan, công bằng biết lắng nghe cả hai bên, nắm bắt bản chất của mâu thuẫn, sự xung đột lợi ích của họ, có hiểu biết sâu sắc vấn kiến thức xã hội có liên quan đến vấn đề cần Hòa giải, để mềm dẻo, điều hòa, giảm liều lượng căng thẳng của các bên. Muôn vậy, thì Thẩm phán phải tìm hiểu và biết được nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn đến sự thiếu thiện chí của mỗi bên, mức độ của mâu thuẫn và đâu là điểm quan trọng, thiết yếu nhất để tập trung vào giải tỏa xung đột đó.

Mỗi đương sự có tính cách, sự biểu hiện của cảm xúc khác nhau, có người ôn hòa, tế nhị, chịu đựng, người thì thô lỗ, gay gắt thậm chí hung hãn, và có thể cả hai bên đều to tiếng, gay gắt… thông qua hành vi của họ mà nắm bắt mục đích, ý định của mỗi bên, cũng như những lợi ích mà hai bên quan tâm để đưa ra phương án tác động, gợi mở cho hai bên suy nghĩ đi đến thỏa thuận phù hợp pháp luật. Thẩm phán cũng không được có thái độ áp đặt khi hòa giải, mà phải thể hiện là người biết chia sẻ, là một “trọng tài” công tâm thì mối tạo ra hiệu ứng tâm lý tốt trong quá trình hòa giải. Việc hòa giải dễ thành công.

– Về việc ra quyết định:

Thẩm phán chỉ quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, nếu các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án, kể cả án phí. Nếu đương sự thỏa thuận được về các vấn đề trong nội dung vụ án, nhưng riêng án phí ai phải chịu, hoặc mức án phí của các bên không thỏa thuận được thì Thẩm phán cũng không được ra quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự, mà phải đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa, và tùy diễn biến phiên tòa, đối với các phần đương sự thỏa thuận được thì công nhận trong bản án, phần không thỏa thuận được thì hội đồng xét xử phải giải quyết.

Trường hợp có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải, mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau vể việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đốì với người có mặt và Thẩm phán chỉ được ra quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự có mặt nếu không ảnh hưỏng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trong trường hợp thỏa thuận đó có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị khi đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đã biết đầy đủ các nội dung thỏa thuận trong phiên hòa giải và đồng ý bằng văn bản thì Thẩm phán mới được ra quyết định công nhận thỏa thuận của đương sự.

Quyết định công nhận thỏa thuận của đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành; đương sự không được kháng cáo, Viện kiểm sát không được kháng nghị, nhưng quyết định này được xem xét theo trình tự giám đốc thẩm khi có căn cứ do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, do vi phạm thủ tục tố tụng, không thể hiện đúng sự thỏa thuận của các bên; giữa biên bản ghi nội dung thỏa thuận, biên bản hòa giải thành, quyết định công nhận sự thỏa thuận không khớp nhau, và bị đương sự khiếu nại hoặc có nội dung khác trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.