1. Khái niệm thụ lý việc dân sự

Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó.

Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Xét về tính chất: Việc dân sự Là việc riêng của cá nhân, tổ chức, không có nguyên đơn, bị đơn mà chỉ có người yêu cầu Tòa án giải quyết, từ yêu cầu của đương sự, Tòa án công nhận quyền và nghĩa vụ cho họ.

Thành phần giải quyết việc dân sự sẽ do Thẩm phán (có thể 1 hoặc 3 thẩm phán tùy tường vụ việc dân sự), Viện Kiểm sát, Trọng tài Thương mại (nếu yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài Thương mại Việt Nam giải quyết tanh chấp theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại). Đương sự tham gia giải quyết việc dân sự bao gồm: người yêu cầu và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Các đương sự không có sự đối kháng với nhau về mặt lợi ích

Thụ lý là hoạt động của Tòa án có thẩm quyền bắt đầu tiếp nhận các vụ việc để tiến hành xem xét và giải quyết các yêu cầu, tranh chấp của các chủ thể có yêu cầu trong lĩnh vực Dân sự.

Còn trong lĩnh vực hình sự, thụ lý là hoạt động của Tòa án tiếp nhận thụ lý vụ án khi Viện kiểm sát có quyết định truy tố bị can và chuyển hồ sơ sang cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Trong dân sự thì thụ lý vụ án được coi là cơ sở đầu tiên để Tòa án có thẩm quyền bắt đầu thực hiện quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Như vậy, thụ lý là hoạt động của Tòa án có thẩm quyền bắt đầu tiếp nhận các vụ việc để tiến hành xem xét và giải quyết các yêu cầu của các chủ thể có yêu cầu trong lĩnh vực Dân sự.

2. Quy định về đơn yêu cầu giải quyêt việc dân sự

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự phải có đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền. Những hình thức và nội dung cơ bản về đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đã được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Các Toà án phải niêm yết các mẫu đơn này tại trụ sở Toà án với các chỉ dẫn cụ thể hơn so với luật quy định để nhân dân biết. Người gửi đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Trong trường hợp vì lý do khách quan họ không thể nộp ngay đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì họ phải nộp các tài liệu chứng cứ ban đầu chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ. Các tài liệu chứng cứ khác người yêu cầu sẽ phải bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án.

Ví dụ, yêu cầu xin hủy hôn nhân trái pháp luật thì người yêu cầu phải xuất trình tài liệu như đảng ký kết hôn, tình trạng hôn nhân (một bên đã có vợ hoặc chồng), nơi cấp đăng ký kết hôn không có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, V.V..

Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành không quy định về phương thức gửi đơn yêu cầu, thủ tục nhận đơn yêu cầu, trả lại đơn, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu, khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn yêu cầu, thụ lý, phân công thẩm phán giải quyết vấn để này cần phải có hướng dẫn bằng nghị quyết của Hội đồng thẩm phán để cho việc thực hiện được thống nhất. Thiết nghĩ, trong khi chưa có hướng dẫn, nhưng căn cứ vào Điều 361 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì có thể áp dụng tương tự các điều từ Điều 191 đến Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành với nội dung cụ thể như sau:

Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, Toà án phải ghi ngày, tháng, năm nhận đơn vào sổ nhận đơn.

Thủ tục nhận đơn yêu cầu có mấy điểm cần lưu ý là:

Nếu đương sự nộp đơn yêu cầu trực tiếp tại Tòa án thì Tòa án phải ghi ngày, tháng, năm nhận đơn vào sổ nhận đơn. Ngày yêu cầu được xác định là ngày nhận đơn. Nếu đương sự gửi đơn qua bưu điện thì Tòa án phải ghi ngày tháng năm nhận đơn do bưu điện chuyển đến vào sổ nhận đơn và ngày, tháng, năm đương sự gửi đơn theo ngày, tháng, năm có dấu bưu điện nơi gửi đơn, phải đính phong bì có dấu bưu điện kèm theo đơn. Ngày đương sự có đơn yêu cầu được xác định là ngày có dấu bưu điện nơi gửi trên phong bì. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện trên phong bì, thì Tòa án phải ghi chú trong sổ nhận đơn là “không xác định được ngày, tháng, nàm theo dấu bưu điện”. Trong trưòng hợp này, ngày yêu cầu được xác định là ngày Tòa án nhận được đơn. Khi kiểm tra đơn yêu cầu, nếu thấy đơn đã hết thời hạn yêu cầu theo quy định tại Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì Tòa án phải yêu cầu ngưòi có đơn yêu cầu trình bày rõ lý do bằng văn bản và xuất trình chứng cứ (nếu có) để chứng minh thời điểm mình gửi đơn yêu cầu tại bưu điện; các chứng cứ chứng minh có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền yêu cầu không thể yêu cầu trong phạm vi thời hiệu, V.V..

Tòa án phải ghi ngày, tháng, năm nhận đơn vào góc bên trái của đơn yêu cầu. Đồng thời, sau khi nhận đơn yêu cầu và các chứng cứ gửi kèm, Tòa án cấp giấy báo nhận đơn yêu cầu cho người gửi đơn; nếu Tòa án nhận đơn yêu cầu gửi qua bưu điện, thì Tòa án gửi giấy báo nhận đơn yêu cầu để thông báo cho người yêu cầu biết. Ngay sau khi nhận đơn thì người có trách nhiệm phải phân công ngay thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau:

– Thụ lý việc dân sự, nếu việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.

– Chuyển việc dân sự cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người gửi đơn yêu cầu giải quyết việc dần sự biết nếu việc dân sự đó thuộc thẩm quyền Toà án khác.

– Trả lại đơn yêu cầu nếu việc đó không thuộc thẩm quyền của Toà án.

3. Trả lại đơn yêu cầu cho đương sự:

Toà án trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự trong các trường hợp sau đây:

– Thời hạn yêu cầu giải quyết việc dân sự đã hết. Để xác định thời hạn yêu cầu đã hết hay chưa, Tòa án phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thời hiệu yêu cầu đối với quan hệ pháp luật, hoặc sự kiện cụ thể đó. Trường hợp pháp luật không quy định thời hiệu yêu cầu, thì việc xác định thời hiệu yêu cầu phải căn cứ Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự, và Điều 154, Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015.

– Người yêu cầu giải quyết việc dân sự không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.

– Không nộp tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự theo luật định.

– Chưa đủ điều kiện để yêu cầu giải quyết việc dân sự.

– Việc dân sự không thuộc thẩm quyền Toà án.

Khi trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự phải bằng văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn.

4. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự:

Trường hợp đơn yêu cầu không đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật tố tụng dân sự thì Toà án thông báo cho người gửi đơn yêu cầu biết để họ sửa đổi, bổ sung trong thòi hạn do Toà án ấn định, nhưng không quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt, Tọà án có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, đơn yêu cầu phải được làm bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người yêu cầu biết để họ thực hiện. Văn bản này có thể giao trực tiếp hoặc gửi cho người có đơn yêu cầu qua bưu điện. Việc giao hoặc gửi phải có sổ theo dõi ghi chép rõ ràng, đầy đủ. Việc ghi chép rõ ràng, đầy đủ vàọ sổ là nhằm xác định rõ trách nhiệm của đương sự và của Tòa án khi có sự khiếu nại. Hơn nữa, việc ghi chép đầy đủ sẽ là tài liệu quan trọng khi xem xét vấn đề thồi hiệu. Dù rằng ngày yêu cầu vẫn được xác định là ngày đương sự nộp đơn yêu cầu, nhưng thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu sẽ không tính vào thời hiệu yêu cầu.

Sau khi người có đơn yêu cầu đã sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu theo yêu cầu của Tòa án, thì Tòa án tiếp tục thụ lý theo thủ tục chung.

Nếu họ không sửa đổi, bể sung theo yêu cầu của Toà án thì Toà án trả lại đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn cho ngưòi gửi đơn yêu cấu giải quyết việc dân Sự. •

5. Đương sự có quyền khiếu nại việc trả lại đơn:

Khi đương sự bị trả lại đơn, họ có quyền khiếu nại việc trả lại đơn đó trong hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và các tài lỉệư, chứng cứ kèm theo do Toà án trả lại với Chánh án Toà án đã trả lại đơn đó.

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại về việc trả lại đơn, Chánh án Toặ án phải xem xét, giải quyết và ra một trong các quyết định sau đây:

– Giữ nguyên việc trả lại đơn yêu Cầu.

– Nhận lại đơn yêu cầu và tài liệu chứng cứ kèm théo để thụ lý giải quyết.

– Sau khi nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Toà án phải thông báo ngay cho ngưòi yêu cầu nộp lệ phí (trong trường hợp họ phải nộp). Trong thòi hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền lệ phí, ngưòi nộp đơn yêu cầu phải nộp tiền lệ phí.

Toà án thụ lý khi người có đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp cho Toà án biên lai nộp lệ phí. Nếu họ được miễn nộp lệ phí thì phải thụ lý ngay.

6. Phân công Thẩm phán giải quyết việc dân sự:

Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý việc dân sự, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán giải quyết việc dân sự. Khi phân công Thẩm phán giải quyết việc dân sự, thì cần tiếp tục phân công Thẩm phán đã thực hiện việc xem xét đơn yêu cầu và thụ lý việc dân sự. Việc phân công này không phải ra quyết định.

Trong quá trình giải quyết việc dân sự, nếu Thẩm phán được phân công, vì một lý do nào đó (như ốm, đi công tác xa lâu ngày, v.v.) không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ, thì Chánh án phân công Thẩm phán khác.