1. Khái niệm việc dân sự

Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó.

Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Xét về tính chất: Việc dân sự Là việc riêng của cá nhân, tổ chức, không có nguyên đơn, bị đơn mà chỉ có người yêu cầu Tòa án giải quyết, từ yêu cầu của đương sự, Tòa án công nhận quyền và nghĩa vụ cho họ.

Thành phần giải quyết việc dân sự sẽ do Thẩm phán (có thể 1 hoặc 3 thẩm phán tùy tường vụ việc dân sự), Viện Kiểm sát, Trọng tài Thương mại (nếu yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài Thương mại Việt Nam giải quyết tanh chấp theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại). Đương sự tham gia giải quyết việc dân sự bao gồm: người yêu cầu và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Các đương sự không có sự đối kháng với nhau về mặt lợi ích

2. Chuẩn bị cho phiên họp:

Việc giải quyết vụ án dân sự phải mở phiên toà, còn việc giải quyết việc dân sự chỉ mở phiên họp. Vì vậy, trong thời hạn mà Bộ luật tố tụng dân sự quy định, Toà án phải chuẩn bị việc xét đơn yêu cầu và ra quyết định mở phiên họp công khai để xét đơn yêu cầu (tuỳ từng loại việc mà thời hạn có khác nhau).

Do việc dân sự phần lỡn chỉ có một bên và không có sự tham gia của bên có quyền lợi đối nghịch. Có một số ít việc tuy có hai bên cùng tham gia thì lợi ích của họ cũng ít khi ở trong trạng thái mâu thuẫn nhạu. Để bảo đảm việc giải quyết được khách quan, Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định Viện kiểm sát phải tham gia phiên họp là một yêu cầu bắt buộc, nếu vắng mặt phải hoãn phiên họp (khoản 1, khoản 2 Điều 367). Vì vậy, khi ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, Toà án phải gửi ngay quyết định và hồ sơ dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát là bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Toà án để mỏ phiên họp giải quyết việc dân sự.

Việc mở phiên họp để giải quyết việc dân sự là công khai. Do đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành Toà án phải triệu tập người có đơn yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ tham gia phiên họp. Việc đương sự có mặt tại phiên họp vừa là quyền, vừa là nghĩa Vụ của họ… Vì vậy, người có đơn yêú cầu vắng mặt (dù vắng mặt có lý do chính đáng hay không chính đáng) lần thứ nhất thì Toà án hoãn phiên họp, nhằm bảo đảm quyền có mặt tại phiên họp để họ bảo vệ các yêu cầu của mình đôi với việc dân sự. Tuy nhiên, nếu người có đơn yêu cầu đề nghị giải quyết việc dân sự không có sự tham’gia của họ thì Toà án giải quyết việc dân sự vấng mặt họ, đây là một biểu hiện cụ thể, thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự.

Việc có mặt của người có đơn yêu cầu vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ. Do đó, nếu người có đơn yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định vẫn được bảo đảm nếu còn thời hiệu yêu cầu. Đương nhiên, trong trường hợp này, họ phải tiến hành việc yêu cầu lại từ đầu, phải nộp lệ phí (nếu loại việc dân sự đó pháp luật quý định phải chịu lệ phí).

Ngoài những người nêu trên, theo quy định tại khoản 4 Điểu 367 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ cũng được Toà án triệu tập tham gia phiên họp. Khi thấy cần thiết, Toà án có thể triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp. Nếu những người này vắng mặt thì tuỳ từng trường hợp cụ thể Toà án có thể hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp. Nếu phiên họp vẫn tiếp tục, Toà án có thể công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp hoặc đã khai với Toà án. Toà án chỉ hoãn phiên họp khi thấy sự vắng mặt của họ sẽ dẫn đến Toà án không thể tiến hành phiên họp bình thường (ví dụ vắng người phiên dịch mà không có người thay thế) hoặc dẫn đến ra phán quyết không chính xác, ví dụ: vắng nhân chứng quan trọng, cần có sự đối chất làm rõ tại phiên họp, V.V..

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định Điều 368 về việc thay đổi người tiến hành tố tụng khi giải quyết việc dân sự như sau:

+ Trưóc khi mở phiên họp, việc thay đổi và cử Thẩm phán, Thư ký Toà án do Chánh án của Toà án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Toà án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.

+ Việc thay đổi Thẩm phán tại phiên họp giải quyết việc dân sự được thực hiện như sau:

– Trường hợp việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án của Toà án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định; nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Toà án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định;

– Trường hợp việc dân sự do Hội đồng giải quyết việc dân sự gồm ba Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi thành viên Hội đồng do Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định.

+ Trước khi mỏ phiên họp và tại phiên họp, việc thay đổi và cử Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì việc thay đổi do Viện trưỏng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.

3. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết việc dân sự

Phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo trình tự sau:

Khi Thẩm phán có mặt tại phiên họp, thư ký Toà án báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và lý do vắng mặt.

Thẩm phán chủ tọa phiên họp kiểm tra sự có mặt của những người tham gia phiên họp theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và kiểm trạ căn cước của đương sự, Nếu phiên họp không bị hoãn theo quy định của pháp luật thì Thẩm phán chủ toạ phổ biến quyền và nghĩa vụ của đương sự và những người tham gia tố tụng khác.

Chủ toạ phiên họp giới thiệu tên những người tiến hành tố tụng, ngưòĩ giám định, người phiên dịch.

Chủ toạ phiên họp hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không? Nếu có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng hoặc người giám định, người phiên dịch thì; nếu tập thể giải quyết việc dân sự gồm ba Thẩm phán thì do tập thể Thẩm phán đó quyết định, nếu việc dân sự do một Thẩm phán thì Chánh án là người quyết định sau khi xem xét lý do của người yêu cầu thay đổi.

Thẩm phán phải hỏi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, người yêu cầu giải quyết việc dân sự có thay đổi hay rút yêu cầu không? Nếu họ không rút yêu cầu thì người yêu cầu hoặc người đại hiện hợp pháp của họ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó.

Sau đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết việc dân sự.

Tiếp đến, người làm chứng trình bày ý kiến, người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc mâu thuẫn.

Trường hợp có người vắng mặt thì Thẩm phán cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp hoặc đã khai với Toà án.

Các đương sự, Thẩm phán, Kiểm sát viên có thể xem xét tài liệu, chứng cứ đã và mới xuất trình tại phiên họp; nếu Thẩm phán thấy không cần phải làm rõ thêm vấn đề gì nữa thì yêu cầu Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của

Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự; sau khi Kiểm sát viên phát biểu ý kiến, nếu việc giải quyết là một tập thể Thẩm phán thì ba Thẩm phán phải vào phòng cùng nhau thảo luận, xem xét toàn bộ tài liệu chứng cứ, lòi trình bày của các bên, ý kiến phát biểu của Viện kiểm sát, từ đó đánh giá các tài liệu chứng cứ, bàn bạc và quyết nghị theo đa số chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu; nếu việc giải quyết việc dân sự là một Thẩm phán thì Thẩm phán phải xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Khi giải quyết việc dân sự Tòa án phải ban hành quyết định. Nội dung của quyết định được quy định tại Điều 370 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

4. Quyền kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự

Người yêu cầu và cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định giải quyết việc dân •sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Căn cứ vào Điều 448 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì các việc dân sự, mà sau khi ra quyết định là có hiệu lực pháp luật ngay nên đương sự, Viện kiểm sát không được kháng cáo, kháng nghị bao gồm các vụ, việc sau:

– Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôỉ con, chia tài sản khi ly hôn.

– Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

5. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị

6.1. Thời hạn kháng cáo:

Thời hạn kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự là bảy ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 442, khoản 1 Điều 461 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, đó là:

– Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày, dù đó là quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu hoặc đã ra quyết định công nhận và cho thi hành hay không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (khoản 3 Điều 437, Điều 438 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).

– Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày: dù đó là quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc xét đơn yêu cầu hoặc quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài hoặc quyết định không công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài (Điều 457 – Điều 458 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).

Trong trường hợp họ không có mặt tại phiên họp thì thời hạn đó tính từ ngày họ nhận được quyết định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày quyết định đó được thông báo, niêm yết.

Riêng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 442, khoản 1 Điều 461 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành còn quy định rõ thêm là: trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trỏ ngại khách quan làm cho đương sự, ngưồi đại diện hợp pháp của họ không thể kháng cáo trong thòi hạn nêu trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trỏ ngại khách quan đó không tính vào thời hạn kháng cáo.

6.2. Thời hạn kháng nghị:

Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự trong thời hạn 7 ngày, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 442 và khoản 2 Điều 461 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 442 Bộ luật nêu trên thì Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của Toà án quy định tại Điều 437 và Điều 438 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 30 ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định.