1. Quy định về năng lực hành vi dân sự của chủ thể

Năng lực hành vi dân sự của chủ thể bao gồm khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền dân sự và thực hiện nghĩa vụ dân sự cụ thể; khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi của mình, bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào lứa tuổi, vào khả năng nhận thức và điều khiển Hành Vi của cá nhân đó. Căn cứ vào khả năng này pháp luật dân sự phân biệt: người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (người thành niên, trừ người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không làm chủ nhận thức, làm chủ được hành vi của mình); người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vì dân sự một phần; người do bị bệnh mà không thế nhận thức, làm chủ được hành vì của mình là người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người chưa đủ 06 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Những người có năng lực hành vi dân sự một phần, người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người không có năng lực hành vi dân sự, muốn tham gia giao dịch dân sự phải thông qua người giám hộ hoặc được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

2. Khái niệm về người mất năng lực hành vi dân sự

Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

3. Quy định về người mất năng lực hành vi dân sự

Theo khoản 1 Điều 22 trên đây, người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành

vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần.

Khi cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch dân sự của cá nhân đó phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Ví dụ: Sau tai nạn hoặc bị thảm họa thiên tai, nạn nhân do bị thương tích hay bị hoảng loạn không còn nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và tổ chức giám định pháp y tâm thần đã có kết luận chính thức thì mọi giao dịch dân sự của cá nhân đó phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Như vậy, do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác, những người này không có khả năng để nhận thức và hành động một cách đúng đắn theo ý chí của mình, nên họ không có đủ khả năng để hiểu và làm chủ được hành vi của mình. Cho nên, mọi giao dịch dân sự của những người này đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Anh T là người mắc bệnh tâm thần nhưng sau thời gian điều trị đã khỏi bệnh, đã có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Khi có yêu cầu của anh T hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố anh T mất năng lực hành vi dân sự. Anh T có quyền tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.

Khoản 2 Điều 22 quy định: “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”.

Những người bị mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Việc tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của người này phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật dân sự những người bị mất năng lực hành vi dân sự vẫn có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người người bị mất năng lực hành vi dân sự khi họ không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, BLDS đã quy định: khi tham gia dịch lưu dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

4. Những người có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự

Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo những quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự và những quy định cụ thể về thủ tục giải quyết việc này (từ Điều 376 đến Điều 380 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành). Những người thân thích (như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, v.v.) hoặc những người có quyền, lợi ích liên quan khác, cơ quan, tổ chức hữu quan (như Hội liên hiệp Phụ nữ, Cơ quan Bảo vệ chăm sóc Trẻ em) có quyền làm đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, nội dung của đơn đã được quy định tại Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Kèm thẹo đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận .thức, làm chủ được hành vi của mình; kèm theo đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có chứng cứ để chứng minh người đó nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.

5. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu

Đối với loại việc này, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 30 ngày, kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu. Hết thời hạn 30 ngày, Toà án phải ra quyết định mỏ phiên họp để xét đơn yêu cầu.

Trong thời hạn 30 ngày nói trên, theo đề nghị của đương sự, Toà án có thể trưng cầu giám định sức khoẻ, bệnh tật của người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này, việc ra quyết định mỏ phiên họp để xét đơn yêu cầu được xác định là ngay sau khi nhận được kết luận giám định, Toà án phải ra quyết định mỏ phiên họp để xét đơn yêu cầu.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mỏ phiên họp, Thẩm phán phải mỏ phiến họp xét đơn yêu cầu. Cũng theo quy định của pháp luật, loại việc này do một Thẩm phán giải quyết xét đơn yêu cầu.

Mặc dù, Điều 377 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành có quy định “trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêú cầu, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu”. Nhưng, như thế không có nghĩa là chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu nếu người yêu cầu rút đơn thì Toà án mới đình chỉ, mà tại phiên họp nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu, và Toà án xét việc rút đơn đó là tự nguyện, đúng pháp luật thì Thẩm phán cũng đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.

Tại phiên họp xét đơn yêu cầu, nếu đương sự không rút đơn yêu cầu, Toà án sẽ ra quyết định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp Toà án quyết định một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Toà án phải ghi ngay trong quyết định ai là người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chê năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện của người đó. Phạm vi đại diện của người đó được xác định trên cơ sồ phạm vi yêu cầu đã được Toà án chấp nhận bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

6. Thủ tục giải quyết yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự

Khi một người đã bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, nhưng nay họ không còn ở trong tình trạng bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì những người sau đây có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ các quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:

– Chính người đã bị tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

– Người có quyền, lợi ích liên quan.

– Cơ quan, tổ chức hữu quan.

+ Đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

+ Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bọ mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được thực hiện như quy định về thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cồu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của đương sự. Nếu chấp nhận thì Toà án phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chê’ năng lực hành vi dân sự.