1. Người có quyền kháng cáo và đối tượng của việc kháng cáo

Không phải ai cũng có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm. Theo quy định tại Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì chỉ có đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức đã khỏi kiện mói có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

a) Đối với đương sự là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mưòi tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đã tham gia lao đọng hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình là đương sự trong vụ án tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động hoặc gịạo. dịch dân sự đó có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo phải ghi họ, tên, địa chỉ của đương sự có kháng cáo và phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn kháng cáo.

Nếu đương sự là cá nhân không tự mình kháng cáo thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo, trừ kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về ly hôn (phần quan hệ hôn nhân, còn các quan hệ khác trong vụ án hôn nhân và gia đình như quan hệ con cái, cấp dưỡng, quan hệ tài sản đương sự vẫn có quyền ủy quyển cho người khác đại diện cho mình). Trong đơn kháng cáo phải ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền có kháng cáo; họ, tên, địa chỉ của đương sự ủy quyền và văn bản ủy quyền, ở cuối phần đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

b) Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chúc có quyền kháng cáo, thì ngưòi đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo phải ghi tên, địa chỉ của đương sự là cơ quan, tổ chức; tên, địa chỉ, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức và người đại diện phải ký tên, đóng dấu ở cuối đơn kháng cáo.

Trưòng hợp ngưòi đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác đại diện cho cơ quan, tổ chức kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo phải ghi rõ tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền kháng cáo; tên, địa chỉ cơ quan ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó và văn bản ủy quyền. Người đại diện theo ủy quyển phải ký vào đơn kháng cáo.

c) Đối với những trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên (trừ trường hợp đã nêu trên), người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo; tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là ngưòi chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và ở phần cuối đơn kháng cáo người đại diện theo pháp luật phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo, thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; đồng thời người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hay điểm chỉ vào cuối đơn kháng cáo.

d) Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 187 của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của ngưồi được bảo vệ. Người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình làm đơn kháng cáo; tại mục họ, tên, địa chỉ của người kháng cáo phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó; họ, tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ; cuối đơn người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu cơ quan, tổ chức đó.

Cần lưu ý: Đối vởi các trường hợp có ủy quyền thì phải làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp việc ủy quyền được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc cán bộ Tòa án được Chánh án phân công thì không phải công chứng, nhưng Thẩm phán hay cán bộ Tòa án phải kiểm tra như xem giấy chứng minh thư, các giấy tờ khác đủ để khẳng định việc ủy quyền hợp lệ và xác nhận có chứng kiến việc ủy quyền. Nếu việc ủy quyền diễn ra tại phiên tòa phải ghi rõ trong biên bản phiên tòa.

Để việc kháng cáo đáp ứng đúng các yêu cầu về hình thức thì đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:

Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; tên, địa chỉ của người kháng cáo; kháng cáo toàn bộ hay phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm; lý do của việc kháng cáo; yêu cầu của người kháng cáo; chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

Nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức, hoặc có người được ủy quyển kháng cáo thì đơn phải bổ sung các nội dung đã phân tích ỏ trên.

Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định; kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Nhằm tránh việc bỏ sót đơn kháng cáo và có căn cứ xác định đơn kháng cáo có quá hạn hay không thì Tòa án cấp sơ thẩm phải có sổ nhận đơn kháng cáo ghi ngày, tháng, năm nhận đơn kháng cáo để làm căn cứ xác định các vấn đề liên quan đến thời hạn kháng cáo khi tiếp nhận đơn.

đ) Cách xác định ngày kháng cáo như sau:

Nếu người kháng cáo trực tiếp nộp đơn kháng cáo tại Tòa án cấp sơ thẩm thì ngày kháng cáo được xác định là ngày nộp đơn kháng cáo. Do đó, cần ghi ngày, tháng, năm nhận đơn vào góc trái của đơn kháng cáo.

Nếu ngưòi kháng cáo nộp đơn kháng cáo qua bưu điện thì phong bì có dấu bưu điện phải được đính kèm đơn kháng cáo và ngày kháng cáo được xác định là ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Trường hợp trên phong bì không có dấu bưu điện nơi gửi hoặc không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện nơi gửi trên phong bì thì Tòa án phải ghi chú trong sổ nhận đơn, đồng thời ghi vào góc bên trái của đơn kháng cáo là “không xác định được ngày, tháng, năm” và ghi rõ tên của người đã ghi chú vào góc trái của phong bì. Trong trường hợp này ngày kháng cáo được xác định là ngày Tòa án nhận đơn.

Trưòng hợp ngưồi kháng cáo trực tiếp nộp đơn kháng cáo tại Tòa án cấp phúc thẩm hoặc gửi đơn kháng cáo đến Tòa án cấp phúc thẩm qua bưu điện, thì khi nhận đơn kháng cáo Tòa án cấp phúc thẩm cũng phải ghi vào sổ ngày, tháng, năm nhận đơn kháng cáo để theo dõi, đồng thời, phải ghi vào góc trái của đơn những nội dung tương tự như Tòa án cấp sơ thẩm xử lý khi nhận đơn.

Sau khi nhận đơn, Tòa án cấp phúc thẩm chuyển ngay đơn kháng cáo và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp sơ thẩm để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành thủ tục cần thiết như kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo, xem người có đơn kháng cáo có quyền kháng cáo không? Đơn kháng cáo đã có đủ các nội dung theo yêu cầu chưa; người kháng cáo đã ký vào đơn kháng cáo chưa, V.V.; kiểm tra xem Tòa án cấp sơ thẩm đã nhận được đơn kháng cáo của họ chưa, nếu người kháng cáo đã có đơn kháng cáo thì xem nội dung đơn kháng cáo có trùng nhau không? Từ đó tùy tình hình mà xử lý như sau:

Nếu Tòa án cấp sơ thẩm đã nhận được đơn kháng cáo có nội dung trùng với nội dung đơn kháng cáo do Tòa án cấp phúc thẩm chuyển đến, thì Tòa án cấp sơ thẩm ghi chú vào đơn kháng cáo đó và đính kèm vói đơn kháng cáo đã nhận để lưu vào hồ sơ vụ án.

Nếu Tòa án cấp sơ thẩm chưa nhận được đơn kháng cáo hoặc đã nhận được đơn kháng cáo, nhưng một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng cáo khác với nội dung đơn kháng cáo do Tòa án cấp phúc thẩm chuyển đến, thì Tòa án cấp sơ thẩm ghi ngày, tháng, năm nhận đơn kháng cáo do Tòa án cấp phúc thẩm chuyển đến và ngày, tháng, năm nhận đdn kháng cáo theo ngày, tháng, năm mà Tòa án cấp phúc thẩm ghi ở góc bên trái của đơn kháng cáo vào sổ nhận đơn. Trong trường hợp này việc xác định ngày kháng cáo được thực hiện như phần trên đã phân tích.

Cần lưu ý là: Khi Tòa án cấp phúc thẩm chuyển đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm phải được ghi chú vào sổ nhận đơn để theo dõi. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết về việc đã nhận được đơn kháng cáo và chuyển đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để họ liên hệ với Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện quyền, nghĩa vụ của người kháng cáo theo thủ tục chung.

Đối với Tòa án cấp sơ thẩm, sau khi nhận đơn kháng cáo do người kháng cáo nộp trực tiếp, Tòa án cấp sơ thẩm phải cấp ngay giấy báo nhận đơn kháng cáo cho người kháng cáo. Nếu Tòa án cấp sơ thẩm nhận đơn qua bưu điện hoặc do Tòa án cấp phúc thẩm chuyển đến thì Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi ngay giấy báo nhận đơn kháng cáo để thông báo cho ngưồi kháng cáo biết.

Do không xử lý đúng theo các nội dung đã nêu trên có Tòa án đã phạm sai lầm.

Ví dụ: Vụ đòi lại đất cho mượn có nguyên đơn là chị Huỳnh Thị Hà với bị đơn là ông Nguyễn Văn út, bà Nguyễn Thị Lan. Nội dung cụ thể như sau:

Ngày 12-8-2008, Tòa án nhân dân huyện PL, tỉnh BL mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án “Đòi lại đất cho mượn” giữa nguyên đơn là bà Huỳnh Thị Hà vối bị đơn là ông Nguyễn Văn út và bà Nguyễn Thị Lan. Sau khi xét xử sơ thẩm, ông Nguyễn Văn út có “Đơn yêu cầu” đề ngày 15-8-2008 gửi Tòa án nhân dân tỉnh BL (thể hiện qua phong bì thư dấu bưu điện nơi gửi là “PL ngày 18-8- 2008”, dấu bưu điện nơi đến là “BL ngày 19-8-2008”) có nội dung không đồng ý với quyết định của Bản án dân sự sơ thẩm số 63/2008/DS-ST ngày 12-8-2008 của Tòa án nhân dân huyện PL, tỉnh BL. Tòa án nhân dân tỉnh BL đã nhận đơn, vào sổ công văn số thứ tự là 134 ngày 20-8- 2008. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tỉnh BL không làm thủ tục chuyển đơn cho Tòa án cấp sơ thẩm là không thực hiện đúng hướng dẵn tại tiểu mục 2.3 mục 2 phần I Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04-8-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Ngày 08-9-2008, ông út tiếp tục có “Đơn xin chống án” có nội dung không đồng ý vối quyết định của bản án dân sự sơ thẩm số 63/2008/DS-ST ngày 12-8-2008 của Tòa án nhân dân huyện PL, tỉnh BL. Cùng ngày 08-9-2008, Toà án nhân dân huyện PL, tỉnh BL đã ghi lời khai của ông út.

Tòa án nhân dân tỉnh BL chỉ xem xét “Đơn xin chống án” ngày 08-9-2008 của ông út và căn cứ vào biên bản ghi lời khai ngày 08-9-2008 của ông út về việc kháng cáo quá hạn để cho rằng, ông út kháng cáo quá hạn không có lý do chính đáng; từ đó Toà án nhân dân tỉnh BL ban hành Quyết định số 07/2008/QĐ-PT ngày 25-9-2008 không chấp nhận kháng cáo quá hạn của ông út là không xem xét đầy đủ các tình tiết của vụ án; bỏi vì ngoài đơn kháng cáo ngày 08-9-2008 thì ông út còn làm đơn có nội dung kháng cáo vào ngày 15-8-2008 và căn cứ vào dấu tại phong bì thư của bưu điện huyện PL (ngày 18-8-2008) thì ngày kháng cáo của ông Út là ngày 18-8-2008 (còn trong hạn luật định). Do đó, Tòa án nhân dân tỉnh BL xác định ông út kháng cáo quá hạn là không đúng pháp luật.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 731/2010/DS-GĐT ngày 27-10-2010, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã hủy quyết định phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại.

2. Thời hạn kháng cáo

Theo quy định tại Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì có hai loại thời hạn kháng cáo, đó là thòi hạn kháng cáo bản án và thời hạn kháng cáo đôì với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.

a) Đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm thì thồi hạn kháng cáo là mười lăm ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày tiếp theo của ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

Theo hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 06/2012/NQ- HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ngày tuyên án, ngày nhận được bản án, quyết định, ngày bản án, quyết định được niêm yết sẽ không tính vào thời hạn kháng cáo. Do đó, thời điểm tính thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là ngày liền vổi ngày tiếp theo của ngày tuyên án đối vói đương sự có mặt tại phiên tòa sơ thẩm.

Ví dụ: ngày Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án là ngày 05- 01-2012 thì thời điểm bắt đầu tính thòi hạn mưòi lăm ngày kháng cáo đối với đương sự có mặt tại phiên tòa là từ ngày 06-01-2012.

Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì thời điểm tính thòi hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là ngày liền với ngày Tòa án giao bản án cho.họ hoặc được niêm yết.

Ví dụ: Ngày 10-01-2012 là ngày Tòa án cấp sơ thẩm giao bản án cho đương sự thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn mười lăm ngày kháng cáo đối với đương sự vắng mặt tại phiên tòa là từ ngày 11-01-2012; nếu Tòa án không thể giao trực tiếp bản án cho đương sự mà phải niêm yết công khai tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của đương sự vào ngày 10-01-2012 thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày là ngày 11-01-2012.

b) Đối với quyết định tạn đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là bảy ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

Trường hợp quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án được ban hành tại phiên tòa sơ thẩm và Hội đồng xét xử giao ngay quyết định này cùng ngày cho đương sự có mặt tại phiên tòa, thì ngày bắt đầu tính thời hạn kháng cáo là ngày tiếp theo của ngày ban hành quyết định đó. Nếu ngày giao quyết định không cùng ngày với ngày ban hành quyết định thì ngày bắt đầu tính thời hạn kháng cáo là ngày tiếp theo của ngày giao quyết định đó cho đương sự.

Trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án được ban hành trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc tại phiên tòa sơ thẩm mà đương sự vắng mặt thì ngày bắt đầu tính thòi hạn kháng cáo là ngày tiếp theo liền với ngày giao quyết định hoặc liền với ngày tiếp theo của ngày quyết định được niêm yết.

3. Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo

Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thòi hạn. Nếu ngày cuối cùng của thòi hạn là ngày nghỉ cuôì tuần (thứ bảy, chủ nhật) hoặc là ngày nghỉ lễ, tết thì thời hạn kháng cáo kết thúc vào lúc hai mươi tư giờ của ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó.

Ví dụ: Thòi hạn kháng cáo mười lăm ngày được tính bắt đầu từ ngày 01-01’2012 thì thời hạn kháng cáo mười lăm ngày (đôì với đương sự có mặt tại phiên tòa) kết thúc vào lúc hai mươi tư giờ ngày 15-01-2012, nếu ngày 15-01- 2012, không rơi vào ngày nghỉ cuôì tuần và ngày nghỉ lễ. Song thực tế ngày 15-01-2012, rơi vào ngày chủ nhật, thì thời hạn kháng cáo mười lăm ngày kết thúc vào lúc hai mươi tư giờ ngày 16-01-2012 (ngày thứ hai). Giả sử, ngày 16-01-2012 là ngày nghỉ lễ, thì thòi gian kháng -áo mười lăm ngày kết thúc vào lúc hai mươi bốn giờ ngày .7- 01-2012.

Đôì với các trưòng hợp kháng cáo quá thời hạn nêu trên bị coi là kháng cáo quá hạn.

Trường hợp Tòa án tiến hành ủy thác tư pháp để tống đạt bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm cho đương sự đang cư trú ỏ nước ngoài thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị là ngày nhân được ủy thác tư pháp; ngày nhận được ủy thác tư pháp được xác định theo quy định của pháp luật về ủy thác tư pháp.

4. Kiểm tra đơn kháng cáo và xử lý đơn kháng cáo quá hạn

Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tồa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra đơn kháng cáo có đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành và người kháng cáo có thuộc chủ thể có quyền kháng cáo hay không? Việc kháng cáo có trong thời hạn kháng cáo không?

Nếu qua kiểm tra mà phát hiện thấy đơn kháng cáo là của người không có quyền kháng cáo, hoặc nội dung kháng cáo không thuộc giới hạn của việc kháng cáo, thì trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Tòa án cấp sơ thẩm phải trả lại đơn và ghi chú vào sổ nhân đơn về việc trả lại đơn.

Nếu đơn kháng cáo trong thời hạn luật định và người kháng cáo có quyền kháng cáo, nhưng đơn chưa đầy đủ các nội dung như quy định tại khoản 1 Điểu 272 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành hoặc đơn kháng cáo chưa nêu cụ thể thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo (bằng văn bản) ngay cho người kháng cáo để họ sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo cho đầy đủ, cụ thể, rõ ràng. Trong thông báo phải nêu rõ những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi để người kháng cáo biết và thời gian thực hiện việc bổ sung, sửa đổi không tính vào thời hạn kháng cáo.

Theo quy định tại Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo bổ sung, sủa đổi đơn trong một thòi hạn do Tòa án cấp sơ thẩm ấn định, nhưng không quá mười lăm ngày làm việc kể từ ngày ngưòi kháng cáo nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo, trừ trường hợp có trở ngại khách quan, thì thòi gian có trở ngại khách quan không tính vào thòi hạn mưồi lăm ngày nói trên.

Thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo không tính vào thời hạn kháng cáo.

Sau khi người kháng cáo đã sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án thì Tòa án cấp sơ thẩm tiêp tục thực hiện các thủ tục tiếp theo (như thông báo việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm). Nếu quá thời hạn do Tòa án ấn định mà người kháng cáo không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo… thì đơn kháng cáo không được coi là hợp lệ. Tòa án cấp sơ thẩm trả lại đơn cho ngưòi kháng cáo và ghi chú vào sổ nhận đơn về việc trả lại đơn.

Nếu qua kiểm tra phát hiện thấy đơn kháng cáo là của người không có quyền kháng cáo hoặc nội dung kháng cáo không thuộc giới hạn của việc kháng cáo, thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, Tòa án cấp sơ thẩm trả lại đơn và ghi chú vào sổ nhận đơn về việc trả lại đơn.

Trong tất cả các trường hợp mà Tòa án cấp sơ thẩm trả lại đơn kháng cáo đểu phải được thông báo bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do của việc trả lại đơn.

Đối với các trưòng hợp đơn kháng cáo quá hạn mà người kháng cáo chưa có bản tường trình hoặc có tưòng trình nhưng lý do về việc kháng cáo quá hạn không rõ ràng thì Tòa án cấp sơ thẩm phải có văn bản yêu cầu người kháng cáo tường trình cụ thể bằng văn bản trong thời hạn do Tòa án ấn định, nhưng không quá mười lăm ngày làm việc kể từ ngày người kháng cáo nhận được thông báo, để người kháng cáo nêu rõ lý do kháng cáo quá hạn và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.

“Lý do chính đáng” là trường hợp bất khả kháng hoặc trỏ ngại khách quan khác (như thiên tai, lũ lụt, ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện…) làm cho người kháng cáo không thể thực hiện việc kháng cáo trong thời hạn luật định.

Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo quá hạn, bản tường trình về lý do kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ về việc kháng cáo quá hạn mà người kháng cáo đã xuất trình cho Tòa án cấp phúc thẩm để xét việc kháng cáo quá hạn. Nếu trong vụ án chỉ có đơn kháng cáo quá hạn, không có đơn kháng cáo khác, không có kháng nghị, thì Tòa án cấp sơ thẩm chưa phải gửi hồ sơ vụ ári cho Tòa án cấp phúc thẩm.

Trong trưòng hợp Tòa án cấp sơ thẩm chưa thu thập tài liệu làm rõ lý do kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm khẩn trương xử lý.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét đơn kháng cáo quá hạn. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn cô quyền triệu tập người kháng cáo quá hạn đến phiên họp trình bày bổ sung về lý do kháng cáo quá hạn hoặc yêu cầu họ cung cấp tài liệu, giấy tờ bổ sung để chứng minh cho việc kháng cáo quá hạn là có lý do chính đáng. Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên hợp xét lý do kháng cáo quá hạn theo quy định tại khoản 2 Điểu 294 của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

Trưốc khi Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn thảo luận, một thành viên của Hội đồng nêu tóm tắt nội dung đơn kháng cáo quá hạn. Nếu người kháng cáo quá hạn được triệu tập đến phiên họp thì Hội đồng xét đơn kháng cáo có thể yêu cầu trình bày bổ sung lý do kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm và người kháng cáo quá hạn.

Thẩm phân đã tham gia Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn vẫn có quyền tham gia Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án đó theo thủ tục chung.

Việc xem xét đơn kháng cáo quá hạn của Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn phải được thực hiện trưốc khi mỏ phiên tòa phúc thẩm, không phụ thuộc vào việc chỉ có đơn khâng ‘cáo quá hạn hay vừa có đơn kháng cáo quá hạn, vừa có đơn kháng cáo trong hạn. Do đó, khi nhận được hồ sơ vụ án Tòa án cấp phúc thẩm phải kiểm tra xem có đơn kháng cáo quá hạn hay không? Nếu có đơn kháng cáo quá hạn phải xem xét đơn kháng cáo quá hạn trước khi mở phiên tòa xét xử phúc thẩm.

Có Hội đồng xét xử phức thẩm do không kiểm tra nên ra phiên tòa phúc thẩm vừa xử lý đơn kháng cáo quá hạn (nhận xét trong bản án phúc thẩm) vừa xét xử vụ án hoặc không đề cập gì đơn kháng cáo quá hạn, hoặc xem xét cả nội dung trong đơn kháng cáo quá hạn, việc xử lý như vậy của Hội đồng xét xử phúc thẩm là vi phạm tố tụng.

5. Thông báo nộp tạm ứng án phí phúc thẩm

Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ phải thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tiền án phí phúc thẩm. Trong thông báo phải nói rõ sô tiền tạm ứng án phí phải nộp, nơi nộp tiền, thòi hạn nộp tiền và hậu quả của việc không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

Trong thòi hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Nếu hết thời hạn này, ngưòi kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm mà không có lý do chính đáng thì được coi là họ từ bỏ việc kháng cáo.

Nếu sau khi hết thời hạn mười ngày, người kháng cáo mới nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và không có tường trình về lý do chậm nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu ngưòi kháng cáo trong hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án yêu cầu phải làm bản tường trình kèm theo tài liệu chứng cứ (nếu có) gửi cho Tòa án sơ thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án. Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tôì cao thì trong trường hợp này cũng được coi như kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi các tài liệu nói trên cho Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, xử lý giống như trường hợp nộp đơn kháng cáo quá hạn. .Tùy theo việc tường trình, việc xuất trình chứng cứ chứng minh của đương sự để có xử lý thích hợp. Nếu việc để quá thời hạn quy định nói trên mới nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm là có lý do chính đảng thì phải chấp nhận xem xét đơn kháng cáo của đương sự.