1. Kháng nghị là gì?

Kháng nghị là Hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.

Kháng nghị được đưa ra đối với những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đã có hiệu lực nhưng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phát hiện thấy có sai lầm, vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản hay một phần quan trọng trong nội dung bản án, quyết định của Tòa án mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định.

Kháng nghị là quyền và nghĩa vụ của một số chủ thể nhất định hoặc theo pháp luật tố tụng thì các chủ thể này có thẩm quyền ra quyết định khi có căn cứ nhất định.

Có ba hình thức kháng nghị: phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

2. Chủ thể kháng nghị

Hiện nay pháp luật quy định về các chủ thể có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án, bao gồm:

– Ở phúc thẩm thì Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát cùng cấp sẽ có quyền kháng nghị

– Ở Giám đốc thẩm thì Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự cấp trung ương, Viện trưởng VKS quân sự cấp trung ương, Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao sẽ có thẩm quyền kháng nghị.

– Còn đối với Tái thẩm thì thẩm quyền kháng nghị thuộc về Viện trưởng của VKSND tối cao, VKS Quân sự cấp trung ương, VKSND cấp cao.

3. Đối tượng và thời hạn kháng nghị

Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyển kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính như quy định tại Điều 279 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị, để Tòa án cấp sơ thẩm làm các thủ tục như Bộ luật tố tụng dân sự quy định và gửi hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm xem xét. Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.

3.1. Thời hạn kháng nghị, thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị: (Điều 280 Bộ luật tốtụng dân sự hiện hành):

Thời hạn kháng nghị đô’i với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

Theo hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 06/2012/NQ- HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tôì cao thì ngày tuyên án, ngày nhận được bản án, quyết định sơ thẩm sẽ không tính vào thời hạn kháng nghị. Vì vậy, thời điểm tính thồi hạn kháng nghị bản án sơ thẩm là ngày liền với ngày tiếp theo của ngày Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án, nếu Kiểm sát viên có mặt tại phiên tòa.

Ví dụ Ngày Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án là ngày 31- 01-2012, thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị mười lăm ngày của Viện kiểm sát cùng cấp và ba mươi ngày của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ngày 01-02- 2012 đối với trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp có tham gia phiên tòa.

Nếu Kiểm sát viên cùng cấp không tham gia phiên tòa sơ thẩm thì thời điểm tính thời hạn kháng nghị bản án sơ thẩm là ngày liền với ngày tiếp theo của ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án; Ví dụ: ngày 05-02-2012, Viện kiểm sát cùng cấp mới nhận được bản án thì điểm tính thời hạn kháng nghị mười lăm ngày đôi vối Viện kiểm sát cùng cấp và ba mươi ngày đôì vối Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ngày 06-02-2012.

Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đôì với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười lăm ngày kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.

Theo hưóng dẫn của Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP nói trên thì thời điểm bắt đầu thời hạn kháng nghị quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Viện kiểm sát cùng cấp là ngày tiếp theo của ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định đó.

Trường hợp quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án được ban hành tại phiên tòa sơ thẩm và Hội đồng xét xử đã giao ngay quyết định này cho đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa thì ngày bắt đầu tính thời hạn kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày ban hành quyết định đó. Nếu ngày giao quyết định không cùng ngày với ngày ban hành quyết định thì ngày bắt đầu tính thời hạn kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày giao quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Trường hợp quyết định tặm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án được ban hành trước khi mỏ phiên tòa hoặc tại phiên tòa sơ thẩm mà đại diện Viện kiểm sát cùng cấp không tham gia thì ngày bắt đầu tính thời hạn kháng nghị là ngày liền vối ngày tiếp theo của ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định đó.

3.2. Thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị:

Thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuôì tuần (thứ bảy, chủ nhật) hoặc ngày lễ thì thời hạn kháng nghị kết thúc vào lúc hai mươi tư giò của ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.

4. Vấn đề thay đổi, hổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị

4.1. Về việc thay đổi, hổ sung kháng cáo, kháng nghị:

Đối với trường hợp thời hạn kháng cáo, kháng nghị (theo quy định của Điều 273 và Điều 280 Bộ luật tố tụng đân sự hiện hành) vẫn còn thì ngưòi đã có đơn kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có toàn quyển thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị đôì với bản án, quyết định sơ thẩm mà không bị hạn chế, không bị cản trở bởi giới hạn nào. Điều đó có nghĩa là, lúc đầu người kháng cáo, Viện kiểm sát mới chỉ kháng cáo, kháng nghị một phần bản án sơ thẩm, thì nay họ có quyền thay đổi, bổ sung theo hướng kháng cáo, kháng nghị toàn bộ bản án sơ thẩm đó; hoặc họ đã rút một phần hay toàn bộ kháng cáo, kháng nghị, nhưng nay thời hạn kháng cáo, kháng nghị vẫn còn; người kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng cáo, kháng nghị lại một phần hay toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải xem xét toàn bộ nội dung kháng cáo, kháng nghị; Nếu toàn bộ nội dung kháng cáo, kháng nghị là có căn cứ, đúng pháp luật thì phải chấp nhận toàn bộ nội dung kháng cáo, kháng nghị đó.

Trong trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị và trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị vẫn có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị nhưng nội dung thay đổi, bổ sung không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị đã gửi cho Tòa án trong thồi hạn kháng cáo, kháng nghị.

4.2. Về việc rút kháng cáo, kháng nghị:

Trưốc khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã ban hành quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.

Nếu phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị mà kháng cáo, kháng nghị đó đã được rút độc lập vối phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị và việc xét kháng cáo, kháng nghị này không liên quan đến phần bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị đã được rút, thì Tòa án cấp phúc thẩm mới đình chỉ xét xử phúc thẩm đôì vối phần kháng cáo, kháng nghị đã rút.

Nếu có nhiều người kháng cáo trong cùng một phần của bản án hoặc có nhiều người kháng cáo, Viện kiểm sát có kháng nghị trong nhiều phần khác nhau của bản án, nhưng các phần này có liên quan đến nhau mà có một hoặc một số người rút kháng cáo, Viện kiểm sát rút kháng nghị nhưng vẫn có người khác kháng cáo về các phần đó thì Tòa án cấp phúc thẩm không ra quyết định đình chỉ xét xử đôì vôi phần của bản án mà có người rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút kháng nghị.

Trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo và Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị, trong vụ án không có kháng cáo, kháng nghị nào khác thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ. Nếu việc rút kháng cáo, kháng nghị đó trưốc khi mở phiên tòa, phải lập thành văn bản gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm và Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Nếu việc rút đó diễn ra tại phiên tòa thì phải ghi vào biên bản phiên tòa và Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

5. Sự khác nhau giữa kháng nghị và kháng cáo

5.1. Khái niệm

– Kháng cáo được hiểu là thủ tục tố tụng nhằm biểu thị sự bất đồng đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án đối với vụ án chưa có hiệu lực pháp luật.

– Kháng nghị:trường hợp hành vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Viện kiểm sát nhân dân phải kháng nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền phải giải quyết kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Pháp luật.

5.2. Hình thức

– Kháng cáo lên Tòa phúc thẩm

– Kháng nghị: 03 hình thức kháng nghị: Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm

5.3. Chủ thể

– Kháng cáo:

+ Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ;

+ Người bào chữa của người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần thể chất;

+ Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ;

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;

+ Người được Tòa án tuyên không có tội.

– Kháng nghị:

+ Kháng nghị phúc thẩm: Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

+ Kháng nghị Giám đốc thẩm: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án quân sự Trung ương; Chánh án tòa án nhân dân cấp cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

+ Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

5.4. Thời hạn.

– Kháng cáo:

+ Kháng cáo bản án sơ thẩm: 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày họ nhận được bản án hoặc kể từ ngày bản án được niêm yết (đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa)

+ Kháng cáo quyết định sơ thẩm: 7 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

– Kháng nghị:

+ Phúc thẩm: Kháng nghị bản án sơ thẩm (15 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa tuyên án); Kháng nghị quyết định sơ thẩm: thẩm (7 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa tuyên án)

+ Giám đốc thẩm: Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ; Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

+ Tái thẩm: theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại điều 27 của Bộ luật Hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện; theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ; Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.