Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2015
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015
2. Luật sư tư vấn:
1. Quyền phản tố là gì ?
Điều 200. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Phản tố là quyền của bị đơn (người bị kiện) trong các vụ án dân sự, quyền phản tố được hiệu là bị đơn có quyền kiện ngược lại nguyên đơn (người đã nộp đơn khởi kiện tịa tòa án). Người phản tố cần nộp đơn phản tố cho tòa án để được xem xét giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án khi các nội dung trong đơn phản tố có liên quan đến đơn khởi kiện.
2. Điều kiện hợp lệ của yêu cầu phản tố
Đơn phản tố của bị đơn được tòa án chấp thuận khi đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, Đơn phản tố phải được nộp trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Pháp luật cũng đặt ra giới hạn việc thực hiện quyền phản tố được tiến hành trong vòng 15 ngày kể từ khi bị đơn nhận được yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, trường hợp cần gia hạn thì được phép gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
“3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”. (Khoản 3 điều 200, bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)
Thứ hai, về mặt nội dung: Đơn phản tố chỉ được chấp thuận khi yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được nhanh và chính xác.
“2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn“. (Khoản 2 điều 200, bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)
Thứ ba, Về trình tự, thủ tục phản tố:
Việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện một vụ việc. Có nghĩa là Bị đơn cần phải soạn thảo đơn phản tố bằng văn bản và gửi tới tòa án, sau đó bị đơn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí như nguyên đơn. Thời gian chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại kể từ ngày bị đơn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.
3. Yêu cầu phản tố và ý kiến bị đơn có khác nhau không?
Yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định cụ thể tại điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Cùng với việc nộp cho tòa án văn bản trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn (Khởi kiện ngược) và nội dung yêu cầu phản tố độc lập với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Việc nêu ýkiếncủa bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn được quy định tại điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
Điều 199. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi nhận được thông báo
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có). Trường hợp cần gia hạn thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
Cũng theo hướng dẫn của TAND tối cao thì ý kiến của bị đơn không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn nếu bị đơn có yêu cầu cùng nội dung với nguyên đơn (trong phạm vi khởi kiện của nguyên đơn).
VD: Nguyên đơn yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng thuê nhà xưởng vô hiệu, bị đơn đưa ra các bằng chứng, chứng cứ tài liệu pháp lý chứng minh hợp đồng có hiệu lực (không bị vô hiệu).
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group