1. Khái niệm giám định tư pháp
Giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021) thì giám định tư pháp được định nghĩa như sau:
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.
2. Vị trí, vai trò của giám định tư pháp trong tố tụng dân sự
Giám định tư pháp là việc sử dụng những kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ án) do người giám định tư pháp thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án.
Vì vậy, để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự nói riêng và vụ án hình sự, hành chính nói chung, việc thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có tính quyết định, mà một trong những nguồn chứng cứ quan trọng là kết luận giám định. Cho nên, vai trò của giám định thể hiện ở hai phương diện sau:
– Cung cấp nguồn chứng cứ cho hoạt động tranh tụng.
– Tham gia trực tiếp vào quá trình tranh tụng (thông qua việc giải thích kết luận giám định).
Trước tình hình ngày càng có nhiều vụ việc dân sự phức tạp, các tài liệu, chứng cứ do đương sự xuất trình chưa rõ ràng, mâu thuẫn nhau thì giám định tư pháp ngày càng thể hiện vị trí đặc biệt trong việc tìm ra sự thật khách quan, xác lập chứng cứ phục vụ điều tra, truy tố, xét xử, nhằm bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Có thể khẳng định kết quả giám định là một nguồn chứng cứ không thể thiếu trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, hình sự.
Do đó, công tác giám định và người giám định có VỊ trí, vai trò, ý nghĩa hết sức to lớn trong hoạt động tố tụng hình sự, hành chính nói chung và trong việc bảo đảm tính chính xác, khách quan đúng pháp luật của hoạt động tố tụng dân sự nói riêng. Giám định tư pháp đã và sẽ mãi mãi là hoạt động không thể thiếu trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính, kinh tế, hình sự. Với yêu cầu ngày càng cao trong việc nâng cao chất lượng xét xử thì giám định tư pháp ngày càng có vai trò quan trọng. Có rất nhiều vụ việc dân sự, vụ án hành chính, hình sự nếu không có giám định tư pháp thì không thể điều tra, truy tố xét xử đúng đắn, chính xác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên, bảo vệ trật tự xã hội. Ví dụ: Trong vụ án truy nhận cha cho con có nhiều người cùng quan hệ vối người phụ nữ trong khoảng thời gian có thể thụ thai hoặc chưa xác định được ai là ngưòi đã quan hệ vôi mẹ đứa trẻ, nếu không có giám định gen thì không thể kết luận chính xác ai là cha của đứa trẻ, hoặc trong giám định về giá, về thiệt hại trong xây dựng, nếu không giám định đúng thì làm sao có thể xác định được giá trị tài sản, mức độ vặ nguyên nhân thiệt hại.
Kết quả giám định không chỉ tạo cơ sở cho các phán quyết đúng đắn mà còn tiết kiệm được thời gian, tiền của, công sức cho cả cơ quan tố tụng lẫn các bên đương sự, giúp cho các bên có cơ sở để thương lượng, hòa giải hoặc rút đơn khởi kiện, từ đó tiết kiệm được thời gian xác minh, kiểm tra, thu thập chứng cứ, thời gian giải quyết vụ việc dân sự. Mặt khác, việc giám định bảo đảm tính khách quan, khoa học sẽ tạo ra cho đương sự nói riêng và những người tham gia tố tụng cũng như nhân dân nói chung tâm lý tin tưỏng vào phán quyết của Tòa án, đương sự sẽ ít kháng cáo, khiếu nại (đặc biệt trong các vụ án truy nhận cha cho con).
Tuy nhiên, công tác giám định ở Việt Nam từ trước tới nay chưa được quan tâm một cách đúng mức, chưa có một mô hình tổ chức hoàn chỉnh cho tất cả các loại giám định. Cán bộ làm công tác giám định chủ yếu kiêm nhiệm; có những lĩnh vực hoạt động giám định còn thiếu tính chất chuyên nghiệp, cán bộ giám định chưa được đào tạo một cách chíhh quy; các chế độ chính sách đốì vởi giám định viên cũng chưa được quan tâm đầy đủ, trong khi đó các quan hệ xã hội ngày càng phát triển, nhất là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự tậc động của mặt trái cơ chế thị trường các tội phạm và các tranh chấp dân sự, hành chính ngày càng diễn biến phức tạp. Vì vậy, phải không ngừng hoàn thiện, củng cố công tác giám định; đặc biệt là nâng cao năng lực của các tổ chức giám định và giám định viên hiện có là một yêu cầu cấp thiết. Bởi lẽ, sản phẩm giám định tư pháp là kết quả hoạt động của Giám định viên; nếu không có Giám định viên tư pháp sẽ không có giám định tư pháp, họ là một bộ phận cấu thành của giám định tư pháp.
3. Địa vị pháp lý của giám định tư pháp trong tố tụng dân sự
Người giám định tư pháp bao gồm:
– Giám định viên tư pháp;
– Người giám định tư pháp theo vụ việc.
Giám định viên tư pháp có thể làm việc tại tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn. Như vây, người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện như: có trình độ đại học trở lên, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn theo ngành đã học từ 5 năm trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực hành vi đầy đủ thì đều có thể được bổ nhiệm làm Giám định viên tư pháp mà không phân biệt là công chức nhà nưốc hay là người hoạt động chuyên môn ở đơn vị, tổ chức không phải là cơ quan nhà nưóc, thậm chí họ có thể là ngưòi hoạt động tự do. Những người này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp thẻ Giám định viên.
Người giám định tư pháp theo vụ việc, tuy không phải là Giám định viên tư pháp, nhưng họ có kiến thực sâu về lĩnh vực cần giám định và có uy tín trong lĩnh vực đó thì cũng có thể được trưng cầu giám định theo vụ việc.
Giám định viên tư pháp có địa vị pháp lý độc lập trong tố tụng dân sự, họ là người tham gia tố tụng, là chủ thể có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng, trong đó có những quyền về tố tụng nhằm tạo điều kiện cho người giám định hoàn thành tốt những nhiệm vụ như: “a) Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc giám định; b) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định” (Điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).
4. Giám định viên tư pháp là gì?
Khoản 6 Điều 2 Luật giám định tư pháp năm 2012 (sửa đổi năm 2020) giải thích: “Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp”.
Dẫn chiếu tới khoản 1 Điều 7 Luật giám định tư pháp, đó là những tiêu chuẩn như sau:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
– Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
– Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
– Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
Bên cạnh đó pháp luật quy định cụ thể người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
– Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
5. Thêm trường hợp bị miễn nhiệm giám định viên tư pháp
Giám định viên tư pháp bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012:
– Không còn đủ tiêu chuẩn;
– Thuộc một trong các trường hợp:
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
+ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
Thực hiện một trong các hành vi bị cấm;
– Đáng chú ý, Luật sửa đổi Luật Giám định tư pháp đã sửa đổi, bổ sung thêm một số trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp:
+ Có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật về viên chức và pháp luật về lao động;
+ Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
+ Theo đề nghị của giám định viên tư pháp và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp.