1. Ô nhiễm tiếng ồn là gì?
Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Hầu hết ở các nước, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa.
Phân loại tiếng ồn
– Tiếng ồn khí động: Những tiếng ồn phát ra và lan truyền trong không khí, tiếng nói, tiếng hát, tiếng từ các loa phát thanh, tiếng ồn do dòng khí chuyển động gây,…
– Tiếng ồn va chạm: Tiếng ồn tạo ra do sự va chạm của các vật thể, kim loại, máy móc, thiết bị,… lan truyền theo kết cấu nhà cửa, trong các vật thể rắn, kim loại, trong đất. Chẳng hạn tiếng chân người hoặc các vật rơi trên nền nhà, chấn động gây nên từ các phơng tiện vận tải,…
– Tiếng ồn kết cấu (hay vật liệu): Tiếng ồn lan truyền trong các kết cấu nhà cửa hay trong các vật chất ở thể rắn nói chung. Nguồn gốc của nó có thể là tiếng ồn khí động hay tiếng ồn va chạm,…
Pháp luật Việt Nam xếp “tiếng ồn” vào những vấn đề vể môi trường và cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định vể mức tiếng ồn được cho phép có thể bị các cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính vể các vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Hiện nay mức tiếng ổn cho phép được thực hiện theo Tiêu chuẩn Việt Nam số 5949-1998, cụ thể như sau:
Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: Là nơi cần có sự yên tĩnh để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, học tập, nghiên cứu, giảng dạy, để thờ cúng tôn nghiêm…
Trong đó có hai khu vực được khoanh vùng về phịm vi hạn chế tiếng ồn
+ Khu vực đặc biệt:là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác.
+ Khu vực thông thường: gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.
+ Mức nền: là mức gia tốc rung đo được khi không có các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ và xây dựng tại các khu vực được đánh giá.
Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính: Là khu vực để ở và làm việc hành chính là chủ yếu. Mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi nằm trong khu vực này đểu không được gây ra tiếng ồn cho khu vực có mức vượt quá giá trị giới hạn cho phép tương ứng nêu trong bảng. Nếu mức độ ồn ở khu vực này vượt quá giá trị giới hạn nêu trong bảng thì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở đó cũng không được gây ra mức ồn tổng cao hơn mức ồn nền đã có.
Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại dịch vụ và sản xuất: Là khu vực hoạt động thương mại, dịch vụ và sản xuất là chủ yếu, trong đó có thể có khu dân cư nằm kề hoặc xen kẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ. Mọi hoạt động thương mại, dịch vụ hoặc sản xuất không được gầy ra tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép tương ứng nêu trong bảng. Nếu mức ồn nền ở khu vực này vượt quá các giá trị giới hạn nêu trong bảng thì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở đó cũng không được gây ra các mức ồn tổng cao hơn mức ổn nền đã có.
2. Hậu quả của ô nhiễm tiếng ồn đối với con người
Một trong những vấn đề gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và làm việc của người dân trong xã hội hiện đại là “tiếng ồn”. Khác với xã hội ngày xưa khi mà dần cư sinh sống còn thưa thớt và cũng không có nhiều phương tiện giao thông, nhà xưởng sản xuất, và khu giải trí như hiện nay, xã hội hiện đại của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Thành phố Hô Chí Minh và Hà Nội thì tiếng ổn thực sự là một vấn đề gây ra nhiều phiền toái mà ắt hẳn bản thân bạn cũng đã rất nhiều lần phải chịu đựng. Đó có thể là một quán cà phê cạnh bên nhà bạn hay mở nhạc quá lớn để thu hút khách hàng. Đó cũng có thể là từ tiếng máy khoan, máy cắt của một công trình xây dựng gần chỗ bạn ở hoặc có thể đó đơn giản chỉ là tiếng ổn từ một bữa tiệc nào đó của nhà hàng xóm của bạn vào đêm khuya.
Tất cả những hình ảnh này bạn đều có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày và có thể vì những lý do cá nhân khác nhau, bạn có thể cũng đã từng chấp nhận những tiếng ổn đó và xem đó như là một điều không thể tránh khỏi của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, bạn cẩn lưu ý thực tế tiếng ổn rất có hại cho sức khỏe của bạn và gia đình bạn. Do đó, pháp luật Việt Nam cũng đã có các quy định riêng về giới hạn tiếng ồn và biện pháp xử lý đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về mức tiếng ồn được cho phép.
Hầu hết các loại tiếng ồn vượt quá quy chuẩn về tiếng ồn đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Thậm chí là hành vi, tâm lý và tâm thần. Chúng cản trở những hoạt động bình thường của con người như trò chuyện, nghỉ ngơi, gây cản trở, rối loạn và giảm chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh đó, Ô nhiễm tiếng ồn làm tăng nguy cơ tử vong của động vật hoang dã. Khi thay đổi cân bằng sinh học, ảnh hưởng đến di truyền cái tiến hóa của các loại động vật. Đặc biệt động vật biển khi chúng sử dụng âm thanh để giao tiếp, nhưng nay đã bị tiếng ồn do con người làm giảm khả năng giao tiếp bằng sóng âm đi.
3. Các chế tài xử lý hành vi gây tiếng ồn trong khu dân cư
Việc xác định tiếng ổn có vượt quá ngưỡng quy định hay không sẽ do các cơ quan chức năng có thẩm quyển xác định dựa trên các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phù hợp. Khi xác định các các nhân, tổ chức có hành vi vi phạm vể tiếng ổn, các biện pháp xử phạt sau quy có thể được áp dụng:
3.1. Phạt tiền:
Mức phạt tiền sẽ phụ thuộc vào mức độ tiếng ổn gầy ra vượt quá quy chuẩn kỹ thuật vể tiếng ồn, cụ thể:
- Phạt tiền từ 1.000.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ đối với hành vi gầy tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật vẽ tiêhg ổn dưới 5 dBA;
- Phạt tiền từ 5.000.000 VNĐ đến 20.000.000 VNĐ đối với hành vi gây tiếng ổn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ổn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA;
- Phạt tiền từ 20.000.000 VNĐ đến 40.000.000 VNĐ đối với hành vi gây tiếng ổn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ổn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA;
- Phạt tiên từ 40.000.000 VNĐ đến 60.000.000 VNĐ đối với hành vi gây tiếng ổn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA;
- Phạt tiền từ 60.000.000 VNĐ đến 80.000.000 VNĐ đối với hành vi gây tiếng ổn vượt quy chuẩn kỹ thuật vể tiếng ổn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA;
- Phạt tiền từ 80.000.000 VNĐ đến 100.000.000 VNĐ đối với hành vi gây tiếng ổn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA;
- Phạt tiền từ 100.000.000 VNĐ đến 120.000.000 VNĐ đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ổn từ 30 dBA đêh dưới 35 dBA.
- Phạt tiền từ 120.000.000 VNĐ đến 140.000.000 VNĐ đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA; và
- Phạt tiền từ 140.000.000 VNĐ đến 160.000.000 VNĐ đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.
Mức phạt tiền nói trên là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lẩn mức phạt tiền này.
3.2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, cơ sở gây ô nhiễm tiếng ồn từ có thể bị đình chỉ hoạt động từ 3 đến 12 tháng.
4. Thẩm quyền xử phạt
Theo quy định tại Điều 54 về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngNghị định 179/2013/NĐ-CP như sau:
Thứ nhất: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường và phạm vi quản lý của mình đối với các vi phạm được quy định tại các Điều 8, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 29, 30, 31, 32, 38, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48 và 49 của Nghị định này;
Thứ hai: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các vi phạm quy định tại Nghị định này;
Thứ ba: Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý;
Thứ tư: Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền trên phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại điều, khoản nào của Nghị định này thì chỉ được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, điều tra, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trong phạm vi các điều, khoản đó của Nghị định này quy định; trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải thông báo và phối hợp ngay với cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với hành vi đó để kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Quy định về biên bản, thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 56 Nghị định 179/2013/NĐ-CP.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyển xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính; và
- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm vể tiếng ôn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành.