Căn cứ pháp lý : Luật cán bộ công chức năm 2008

1. Chế độ tuyển dụng, sử dụng, hành chính và thôi việc của công chức

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

1.1. Chế độ tuyển dụng công chức

– Khái niệm “tuyển dụng công chức”: 
+ Tuyển dụng là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn người vào làm việc trong cơ quan nhà nước. 
+ Kết quả pháp lý của quá trình tuyển dụng là việc bổ nhiệm công chức vào ngạch
– Nguyên tắc tuyển dụng công chức và cơ quan tuyển dụng
Luật Cán bộ công chức năm 2008 quy định như sau
Điều 38. Nguyên tắc tuyển dụng công chức 
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
2. Bảo đảm tính cạnh tranh.
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.
Điều 39. Cơ quan thực hiện tuyển dụng công chức
1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
2. Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
5. Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
– Điều kiện của người dự tuyển công chức
+ Điều kiện chung:
Điều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
+ Điều kiện riêng: là những điều kiện được áp dụng để tuyển dụng những chức danh công chức cụ thể, nhằm đảm bảo chuyên môn và tiêu chuẩn hóa chức danh đó, đó là thời gian công tác, tuổi, trình độ và năng lực, kinh nghiệm chuyên môn, học vấn, sức khỏe, trình độ ngoại ngữ, tin học, vv.
– Hình thức tuyển dụng công chức: THI TUYỂN VÀ XÉT TUYỂN
Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức
1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.
2. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng
xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc thi tuyển, xét tuyển công chức.

1.2. Sử dụng công chức

Sử dụng công chức bao gồm các công việc: bố trí, phân công công tác, chuyển ngạch, nâng ngạch, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, miễn nhiệm, từ chức, chế độ hưu trí và thôi việc
1. Chuyển ngạch công chức
 
Điều 43. Chuyển ngạch công chức
1. Chuyển ngạch là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Công chức được chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Công chức được giao nhiệm vụ không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì phải được chuyển ngạch cho phù hợp.
4. Không thực hiện nâng ngạch, nâng lương khi chuyển ngạch.
2. Nâng ngạch công chức (là việc nâng một công chức từ ngạch thấp lên ngach cao)
 
Điều 44. Nâng ngạch công chức
1. Việc nâng ngạch phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thông qua thi tuyển.
2. Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch.
3. Kỳ thi nâng ngạch được tổ chức theo nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, đánh giá công chức
– Điều động công chức: là việc công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác
– Bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 5 năm; khi hết tời hạn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phảo xem xét bổ nhiệm là hoặc không bổ nhiệm lại
– Luân chuyển công chức: (Luật Cán bộ, Công chức quy định chưa rõ ràng)
Điều 52. Luân chuyển công chức
1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc luân chuyển công chức.
– Biệt phái công chức: là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu, nhiệm vụ. Công chức được cử đi biệt phái vẫ thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi biệt phái. Cơ quan, tổ chức, đơn vị cử công chức đi biệt phái có trách nhiệm trả lương và đảm bảo các quyền lợi khác của công chức được cử đi biệt phái.
– Từ chức, miễn nhiệm đối với công chức: 
Điều 54. Từ chức hoặc miễn nhiệm đối với công chức
1. Công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức hoặc miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc.
3. Công chức lãnh đạo, quản lý xin từ chức hoặc miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý cho từ chức hoặc miễn nhiệm vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc từ chức hoặc miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
– Đánh giá công chức: Luật Cán bộ, Công chức dành hẳn Mục 6 Chương III gồm 4 điều từ 55-58 quy định về đánh giá công chức. Tuy nhiên vẫn mang nặng tính hình thức và chỉ có câu sau mang tính pháp lý: “công chức 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.
Sát hạch: là hình thức đánh giá, kiểm tra trình độ những công chức đang giữ chức vụ nào đó xem có còn đáp ứng tiêu chuẩn của chức vụ ấy hay không
Trong thực tiễn, người ta hay áp dụng hình thức bỏ phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, có nơi kết quả bỏ phiếu tín nhiệm là quan trọng, nhưng cũng có nơi cũng chỉ mang tính hình thức.
– Chế độ thôi việc của công chức: là một hình thức chấm dứt hoạt động công vụ phổ biến.
Điều 59. Thôi việc đối với công chức
1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức;
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.( 3. Công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác.)
Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.
2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.

2. Chế độ khen thưởng và trách nhiệm pháp lý đối với công chức

Chế độ khen thưởng và trách nhiệm pháp lý của công chức cũng thuộc nội dung quản lý nhà nước, vì vậy cần xem xét trong mục quản lý nhà nước đối với công chức.

2.1. Chế độ khen thưởng công chức

– Ý nghĩa chế độ khen thưởng công chức: Ngoài ý nghĩa chính trị, tinh thần thì còn có ý nghĩa khác như ảnh hưởng đến việc xem xét nâng ngạch thời hạn, hoặc xét cử đi đào tạo.
Điều 76. Khen thưởng cán bộ, công chức
1. Cán bộ, công chức có thành tích trong công vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
2. Cán bộ, công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.
Chính phủ quy định cụ thể khoản này.
– Các hình thức khen thưởng: 
+ Khen thưởng về vật chất (thường bằng hiện vật, tiền)
+ Khen thưởng về tinh thần (giấy khen, bằng khen, danh hiệu vinh dự nhà nước, huy chương, huân chương)
+ Khen thưởng được áp dụng cho tất cả cá nhân, tập thể

2.2. Chế độ trách nhiệm pháp lý của công chức

– Trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức: là sự gánh chịu những hậu quả bất lợi theo quy định của pháp luật đối với những cán bộ, công chức vi phạm pháp luật ( VPPL) có liên quan đến hoạt động công vụ hoặc dịch vụ công.
+ Chủ thể VPPL là cán bộ, công chức nhà nước;
– Các dạng trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức
+ Trách nhiệm hình sự: cơ sở của trách nhiệm hình sự là tội phạm
+ Trách nhiệm hành chính: được áp dụng đối với những cán bộ, công chức không tuân thủ các quy tắc hoạt động hành chính nhà nước
+ Trách nhiệm lỷ luật và trách nhiệm vật chất
+ Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.