Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018
– Nghị định số 59/2019/NĐ-CP
2. Tham nhũng và phòng chống tham nhũng
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi
Hệ thống chính trị chậm được đổi mới, trình độ quản lý còn lạc hậu vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của việc quản lý tập trung bao cấp, cơ chế xin cho tạo ra các kẽ hở cho tệ nạn tham nhũng nảy sinh và phát triển. Cơ chế chính sách pháp luật về công tác phòng, chống tham nhũng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, việc phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương chưa rõ ràng. Chế độ công vụ hiện nay mới bắt đầu được thể chế hóa. Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường lối sống thực dụng và văn hóa biếu, nhận quà tặng đang bị lợi dụng dẫn đến những hành vi đưa hối lộ cho cán bộ, công chức trong cơ quan để dễ dàng làm ăn, dễ dàng chiếm đoạt tiền của Nhà nước và nhân dân, làm giàu bất chính Ngoài ra, thu nhập của cán bộ, công chức không đủ đảm bảo nhu cầu cuộc sống đã thúc đẩy một bộ phận cán bộ, công chức thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực khi có cơ hội. Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên; xử lý hành vi tham nhũng chưa nghiêm, vẫn còn sự nể nang, né tránh, bao che cho những người có hành vi tham nhũng. Cải cách hành chính vẫn còn chậm, cơ chế “xin cho” chưa được khắc phục triệt để; thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu. Bên cạnh đó, việc huy động tổng thể lực lượng toàn xã hội tham gia đấu tranh chống tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng chưa tạo ra sự chuyển biến tích cực.
Trong những năm gần đây, tệ nạn tham nhũng đã có những diễn biến hết sức phức tạp, tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, hành vi nhũng nhiễu, quan liêu, hách dịch, cửa quyền của một số cán bộ ở cơ sở đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của đảng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với đảng.
3. Nguyên tắc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cần đảm bảo nguyên tắc sau:
– Việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng phải đảm bảo tính chính xác, khách quan và tuân theo các quy định của pháp luật.
– Việc tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này.
4. Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng
Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng được xác định dựa trên kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
– Số lượng người có hành vi tham nhũng;
– Vị trí, chức vụ của người có hành vi tham nhũng;
– Lĩnh vực để xảy ra hành vi tham nhũng;
– Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng;
– Giá trị tiền, tài sản bị thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra;
– Số vụ việc, vụ án tham nhũng đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.
5. Tiêu chí đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Tiêu chí đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
– Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
– Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
– Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
6. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
– Kết quả thực hiện công khai, minh bạch;
– Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích;
– Kết quả ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
– Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử;
– Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác;
– Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt;
– Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập;
– Kết quả thực hiện quy định về trách nhiệm của người đứng đầu.
Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
– Kết quả xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ;
– Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch;
– Kiểm soát xung đột lợi ích;
– Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu.
7. Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng
Tiêu chí đánh giá việc phát hiện tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
– Kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;
– Kết quả phát hiện tham nhũng qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng;
– Kết quả phát hiện tham nhũng qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Tiêu chí đánh giá việc xử lý tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
– Kết quả xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính với tổ chức, cá nhân có vi phạm;
– Kết quả xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng;
– Kết quả xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng;
– Số lượng tiền, tài sản tham nhũng được kiến nghị thu hồi.
8. Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng
Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
– Tổng số tiền, tài sản tham nhũng phải thu hồi và kết quả thu hồi;
– Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng bằng biện pháp hành chính;
– Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng bằng biện pháp tư pháp.
9. Tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng
Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất, khách quan và đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Nội dung của tài liệu hướng dẫn bao gồm: nội dung, phạm vi, đối tượng, phương pháp đánh giá, trình tự, thủ tục tiến hành đánh giá.
Hằng năm, căn cứ vào Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở tổng hợp các thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc thực hiện việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đánh giá của ngành, cấp mình và gửi kết quả đánh giá cho Thanh tra Chính phủ để tổng hợp.
Kết quả đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được sử dụng để xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định tại Điều 16 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
10. Quy định về việc tặng quà và nhận quà tặng
Về việc tặng quà
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn chỉ được sử dụng tài chính công, tài sản công để làm quà tặng vì mục đích từ thiện, đối ngoại và thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Việc tặng quà phải thực hiện đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định của pháp luật; cơ quan, đơn vị tặng quà phải hạch toán kế toán và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị mình theo đúng quy định của pháp luật.
Việc nhận quà tặng
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định dưới đây.
Báo cáo, nộp lại quà tặng
Cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối; trường hợp không từ chối được thì phải giao lại quà tặng cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý quà tặng của cơ quan, đơn vị đó để xử lý theo quy định.
Người có chức vụ, quyền hạn khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối; trường hợp không từ chối được thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp và nộp lại quà tặng để xử lý theo quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quà tặng.
Báo cáo được thể hiện bằng văn bản và có đầy đủ các nội dung: Họ, tên, chức vụ, cơ quan, địa chỉ của người tặng quà; loại và giá trị của quà tặng; thời gian, địa điểm và hoàn cảnh cụ thể khi nhận quà tặng; mối quan hệ với người tặng quà.
Xử lý quà tặng
Đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Đối với quà tặng bằng hiện vật, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xử lý như sau:
– Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng quà cung cấp (nếu có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Trong trường hợp không xác định được giá trị của quà tặng bằng hiện vật thì có thể đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá;
– Quyết định bán quà tặng và tổ chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật;
– Nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.
Đối với quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục – đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước, dịch vụ khác thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.
Đối với quà tặng là động vật, thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác khó bảo quản thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ tình hình cụ thể và quy định của pháp luật về xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xử lý quà tặng, cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý quà tặng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người tặng quà hoặc Cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tặng quà để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
Xử lý vi phạm quy định về tặng quà và nhận quà tặng
Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài chính công, tài sản công tặng quà không đúng quy định thì phải bồi hoàn giá trị quà tặng cho Nhà nước. Cá nhân sử dụng tài chính công, tài sản công tặng quà không đúng thẩm quyền, không đúng quy định thì phải bồi hoàn giá trị quà tặng và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nhà nước.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm quy định về nhận quà tặng, xử lý quà tặng, người có chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định về nhận quà tặng, báo cáo, nộp lại quà tặng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nhà nước.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group