Nếu không thực hiện đúng cam kết họ sẽ phải bồi thường gấp đôi giá trị nhận đặt cọc.
Trong giấy nhận tiền đặt cọc có nhân chứng và xác nhận của Trưởng Ban nhân dân ấp.

Lần đầu đặt cọc 1,5 cây vàng.
Dự kiến lần 2: vẫn giao đủ số còn lại cho người chị ở Việt Nam. Tuy nhiên, người em bên Đài Loan yêu cầu giao trong tháng 6-2-2015 để người chị ở Việt Nam mua xe SH, đến tháng 7-2015 thì người em về nước tiến hành các thủ tục chuyển QSDĐ. Nếu họ không thực hiện được cam kết vẫn chịu bồi thường giá trị gấp đôi.
Xin hỏi:
– Như vậy có chắc chắn không? có hợp pháp không.
– Tiếp theo tôi phải làm sao ?
Xin cảm ơn Luật sư!

Người gửi: L T P

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật LVN Group.

Quy định của pháp luật về đặt cọc trong giao dịch dân sự

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau;

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự năm 2005

2. Nội dung phân tích:

Theo như bạn trình bày thì: “tháng 7-2015 thì người em về nước tiến hành các thủ tục chuyển QSDĐ” như vậy chúng tôi có thể hiểu rằng hợp đồng đặt cọc của bạn với người đó có thời hạn đến tháng 7/2015 và đến 7/2015 bạn sẽ tiến hành hoàn tất số tiền đặt cọc?

Điều 358 Bộ luật Dân sự quy định:

Điều 358. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Như vậy, theo quy định pháp luật thì đặt cọc là việc bảo đảm trong một thời hạn giao kết hay hợp đồng dân sự sẽ được thực hiện. 

Do đó, nếu hợp đồng đặt cọc bạn đã giao kết có nêu rõ bạn đặt cọc vào tháng 7/2015 thì hợp đồng sẽ được thực hiện xong mà bạn lại đưa tiền đặt cọc vào tháng 2/2015 thì bạn sẽ gặp rất nhiều rủi ro (Ví dụ sau khi nhận tiền cọc của bạn xong họ không thực hiện nghĩa vụ nữa…). Trong trường hợp này, nếu người kia có yêu cầu giao tiền vào tháng 2/2015 bạn có thể yêu cầu họ lập một văn bản giao kết khác ghi rõ việc thay đổi hợp đồng đặt cọc để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Nếu còn vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật:  1900.0191.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group