Khách hàng: Kính nhờ Luật sư tư vấn giúp! Trước khi mất Ông nội em cho Cô Hai 4 công đất, Cô Năm em 2 công đất và Cha em 1,5 công đất nhưng chưa sang tên, Cô Hai em đứng tên hoàn toàn 7,5 Công đất và Cha em cũng làm trên phần đất được cho khoảng 20 năm rồi! Trong giai đoạn 2004-2005 Cô Sáu em mượn sổ Đỏ cô Hai để vai tiền nhưng thực chất là tách quyền sử dụng đất ra là Cô 2 em 4 công , Cô Năm em 3,5 Công mà không có thông qua cô Hai em.
Cho đến cuối năm 2013 Cô 2 em thưa cha em ra Ấp và Xã nói rằng cha em chiếm đất của cô Năm vì Cô Năm có sở đỏ Phần Đó! nhưng bà con xung quanh và Cô 2 em làm chứng là Phần đất đó là của Cha em và cả ấp và Xã cũng đồng ý và xử cha em thắng. Cô Năm tiếp tục thưa lên Huyện Thì Huyện bảo là Cô năm có sổ Đỏ nên nói là cha em thua kiện! Cha em không muốn làm to chuyện nên chỉ nhờ Tòa án Huyện giám định chử ký nhưng cả 3 lần tòa đều thông báo không đủ cơ sở pháp lý (trong giấy sang nhượng chủ quyền đất cán bộ sang tên ghi dùm tất cả họ tên của Cô hai em và Con cô hai em. Chỉ có chữ ký là người làm giấy ký thôi). Mong Luật sư của LVN Group sớm hồi đáp để trong thời gian tới em có hướng giải quyết
Xin trân trong cám ơn.
Người gửi: Đoàn
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật dân sự của Công ty luật LVN Group,
Tư vấn quy định về giám định chữ ký gọi:1900.0191
Trả lời
Cơ sở pháp lý cần được sử dụng trong bài viết:
Luật Giám định tư pháp của Quốc hội, số 13/2012/QH13.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp (năm 2012)
1. Khái niệm giám định tư pháp
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp (năm 2012):
“1. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.
2. Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.”.
2. Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp
Căn cứ điểm a khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp (năm 2012):
“1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.”
3. Yêu cầu giám định tư pháp
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật giám định tư pháp năm 2012:
“Điều 26. Yêu cầu giám định tư pháp trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, vụ án hình sự
1. Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
2. Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:
a) Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
b) Nội dung yêu cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
e) Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.”
=> Như vậy, theo khoản 1 điều luật trên, người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
Như vậy trong trường hợp này của bạn là một vụ án dân sự nên sau khi bạn có đơn yêu cầu gửi tòa án nhưng không được giám định thì bạn có quyền tự mình yêu cầu giám định sau 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.Bạn nộp đơn yêu cầu và kèm theo giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật giám định tư pháp năm 2012.
4. Quy định về giám định cá nhân, giám định tập thể
Theo Điều 28 Luật Giám định tư pháp của Quốc hội, số 13/2012/QH13 quy định: “Giám định cá nhân, giám định tập thể”
– Giám định cá nhân là việc giám định do 01 người thực hiện. Giám định tập thể là việc giám định do 02 người trở lên thực hiện.
– Trong trường hợp giám định cá nhân thì người giám định thực hiện việc giám định, ký vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định đó.
– Trong trường hợp giám định tập thể về một lĩnh vực chuyên môn thì những người giám định cùng thực hiện việc giám định, ký vào bản kết luận giám định chung và cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám định đó; nếu có ý kiến khác thì giám định viên ghi ý kiến của mình vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó.
Trường hợp giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì mỗi người giám định thực hiện phần việc giám định thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình và chịu trách nhiệm cá nhân về phần kết luận giám định đó.
5. Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp
Theo Điều 9 Luật Giám định tư pháp của Quốc hội, số 13/2012/QH13 quy định về: Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp như sau:
– Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần hoạt động tại các cơ quan ở trung ương.
Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự hoạt động tại các cơ quan ở trung ương.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp hoạt động trong các lĩnh vực khác tại các cơ quan ở trung ương thuộc phạm vi quản lý.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.
– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y thuộc bộ mình.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc bộ mình.
Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý.
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 8 của Luật này, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, đăng tải danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung về giám định viên tư pháp.
Theo đó, tại Luật sửa đổi bổ sung Luật giám định tư pháp năm 2012 quy định:
“Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y thuộc bộ mình.
Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc bộ, ngành mình.
Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý.
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 8 của Luật này, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group