1. Không có thu nhập có quyền nuôi con khi ly hôn không? 

Thưa Luật sư của LVN Group, Nếu không có thu nhập có thể nuôi 2 con được không? Tài sản của mình mà người khác đứng tên mình có đuợc hưởng quyền lợi không? Nếu vợ chồng thuận tình ly hôn thì cần những thủ tục gì và mất thời gian bao lâu ?
Cảm ơn!

Luật sư tư vấn

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Quyền nuôi con sau khi ly hôn, trước hết do cha mẹ thỏa thuận, nếu cha mẹ không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Bạn không có thu nhập nhưng nếu chứng minh được mình có khả năng chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con thì vẫn có khả năng giành được quyền nuôi con.

Tài sản của bạn nhưng người khác đứng tên, nếu là tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân thì được xác định là tài sản chung của vợ chồng, ai đứng tên thì cũng vẫn là tài sản chung, khi ly hôn đều được đem ra chia. Để có căn cứ chính xác cho rằng đó là tài sản của bạn, bạn cần chứng minh được công sức đóng góp của mình trong quá trình hình thành khối tài sản đó.

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Trong thủ tục thuận tình ly hôn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ, gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Bản sao hợp lệ CMTND (hoặc hộ chiếu) của vợ và chồng;

+ Trích lục khai sinh của con (nếu đã có con);

+ Bản sao hợp lệ sổ hộ khẩu;

+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (Theo mẫu của Tòa án);

Sau đó nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên hoặc cả hai vợ chồng cùng cư trú.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu.

Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Thủ tục ly hôn đơn phương cần chuẩn bị hồ sơ, gồm:

– Đơn xin ly hôn.

– Bản sao hợp lệ giấy tờ tùy thân của vợ và chồng.

– Bản sao hợp lệ sổ hộ khẩu.

– Trích lục khai sinh của con.

– Các tài liệu khác về tài sản và quyền tài sản.

Trường hợp hồ sơ không đủ giấy tờ nêu trên, bạn có thể đề nghị Tòa án tiếp nhận đơn của bạn sau đó bổ sung hoàn thiện các giấy tờ thiết.

Thủ tục khi đăng ký kết hôn:

Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.

Khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, cả hai bên phải có mặt trực tiếp tại nơi đăng ký.

 

2. Giải đáp vấn đề ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình ?

Luật LVN Group giải đáp những thắc mắc về các trình tự, thủ tục ly hôn và các vấn đề khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình:

Trả lời:

Trường hợp bạn muốn ly hôn, nếu hai vợ chồng thỏa thuân được về việc ly hôn. Hai vợ chồng bạn cùng thỏa thuận được về việc chia tài sản, chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con, thì Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn giữa 2 bên theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội:

“Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Nếu cả hai vợ chồng bạn đều đồng ý ly hôn, thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con và chia tài sản sau khi ly hôn thì hai vợ chồng bạn có thể thực hiện thủ tục xin ly hôn thuận tình như sau:

Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn:

+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

+ Bản sao giấy khai sinh của con

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng kí kết hôn

+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

Thẩm quyền giải quyết: Bạn nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai vợ chồng.

Thời hạn giải quyết:

+ Trong vòng 5 ngày từ ngày nhận được hờ sơ hợp lệ của bạn thì tòa án sẽ tiến hành thu lý đơn của bạn và thông báo nộp tiền án phí cho hai vợ chồng bạn

+ Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thì hai vợ chồng bạn phải tiến hành nộp án phí.

+ Thời gian chuẩn bị xét xử đối với vụ án ly hôn là 4 tháng, trong vòng 4 tháng này thì tòa án sẽ gửi thông báo mời hai bạn đến hòa giải, trường hợp hòa giải không thành thì tòa án sẽ ra quyết định hòa giải không thành.

+ Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày có quyết định hòa giải không thành tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho hai vợ chồng bạn.

Lệ phí: 300.000 đồng.

Còn trường hợp, ly hôn đơn phương. Thì bạn có thể nộp đơn lên Tòa án và yêu cầu đơn phương ly hôn theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Theo quy định này, pháp luật cho phép vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, nếu như thuận tình ly hôn thì Tòa án xem xét sự thuận tình, tự nguyện của các bên, còn đơn phương ly hôn thì Tòa án lại xem xét chủ yếu dựa vào căn cứ mà bên đơn phương ly hôn đưa ra. Điều luật quy định rằng: “hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”.

Hôn nhân của vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

Như vậy, khi nộp đơn ly hôn tại Tòa án bạn phải chứng minh về việc cuộc hôn nhân của vợ chồng bạn không hạnh phúc và không thể kéo dài được nữa.

Thủ tục ly hôn đơn phươn​gbao gồm:

+ Đơn xin ly hôn;

+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

+ Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng

+ Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng

+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

+ Bản sao giấy khai sinh của con.

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai vợ chồng.

Thời hạn giải quyết ly hôn đối với trường hợp đơn phương ly hô​n: Tóa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra quyết định giải quyết vụ án, thời hạn xét xử: từ ba tháng đến sáu tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Về vấn đề quyền nuôi con sau khi ly hôn Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. .Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”

Như vậy, theo quy định việc nuôi con sẽ do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Việc Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng dựa trên các nguyên tắc sau:

– Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

– Trường hơp khác Tòa án sẽ ấn định cho một người dựa trên các căn cứ như điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần để giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng. Điều kiện về vật chất bao gồm: Ă n, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ; Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.

Về vấn đề giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

 

3. Tư vấn về trình tự, thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi có hai con nhỏ, 1 cháu 32 tháng tuổi, một cháu 13 tháng tuổi, tôi đã thủ tục ly hôn đơn phương. Vậy ly hôn tôi có được nuôi cả hai con không. có cần phải chứng minh thu nhập không ? Cảm ơn!
Thưa Luật sư của LVN Group, Hai vợ chồng tôi sống không được hạnh phúc và muốn tiến hành ly hôn. Tôi có 3 người con 11 tuổi, 8 tuổi và 7 tuổi các bé và tôi đều có hộ khẩu ở nhà bố mẹ đẻ của tôi vậy khi ly hôn tôi có quyền nuôi con không cần thỏa thuận với chồng hay không ? Cảm ơn!

Trả lời:

Về vấn đề quyền nuôi con sau khi ly hôn Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. .Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”

Như vậy, theo quy định việc nuôi con sẽ do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Việc Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng dựa trên các nguyên tắc sau:

– Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

– Trường hơp khác Tòa án sẽ ấn định cho một người dựa trên các căn cứ như điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần để giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng. Điều kiện về vật chất bao gồm: Ă n, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ; Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.

 

Chào Luật sư của LVN Group. Luật sư cho em hỏi kể từ ngày nộp đơn ly hôn thì bao nhiêu ngày tòa xử ly hôn. Quá bao nhiêu ngày thì có thể nộp đơn khiếu nại. Mẫu đơn khiếu nại viết như thế nào, xin Luật sư của LVN Group hướng dẫn dùm. Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Thời hạn giải quyết đối với trường hợp thuận tình ly hôn:

+ Trong vòng 5 ngày từ ngày nhận được hờ sơ hợp lệ của bạn thì tòa án sẽ tiến hành thu lý đơn của bạn và thông báo nộp tiền án phí cho hai vợ chồng bạn

+ Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thì hai vợ chồng bạn phải tiến hành nộp án phí.

+ Thời gian chuẩn bị xét xử đối với vụ án ly hôn là 4 tháng, trong vòng 4 tháng này thì tòa án sẽ gửi thông báo mời hai bạn đến hòa giải, trường hợp hòa giải không thành thì tòa án sẽ ra quyết định hòa giải không thành.

+ Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày có quyết định hòa giải không thành tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho hai vợ chồng bạn.

Thời hạn giải quyết ly hôn đối với trường hợp đơn phương ly hô​n: Tóa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra quyết định giải quyết vụ án, thời hạn xét xử: từ ba tháng đến sáu tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Nếu như Tòa án không thụ lý đơn kiện thì bạn có thể làm đơn khiếu nại yêu cầu Tòa án trả lời bằng văn bản lý do tại sao không thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của bạn.

Mẫu đơn khiếu ại bạn có thể tham khảo tại đây.

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi muốn ly hôn đơn phương vì chồng tôi ngoại tình. Vậy tôi cần phải làm những thủ tục như thế nào? chồng tôi nhận ngoại tình, tôi không có bằng chứng ? Cảm ơn!

Trường hợp bạn muốn ly hôn đơn phương thì bạn có thể nộp đơn lên Tòa án và yêu cầu đơn phương ly hôn theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Theo quy định này, pháp luật cho phép vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, nếu như thuận tình ly hôn thì Tòa án xem xét sự thuận tình, tự nguyện của các bên, còn đơn phương ly hôn thì Tòa án lại xem xét chủ yếu dựa vào căn cứ mà bên đơn phương ly hôn đưa ra. Điều luật quy định rằng: “hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”.

Hôn nhân của vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

Như vậy, khi nộp đơn ly hôn tại Tòa án bạn phải chứng minh về việc cuộc hôn nhân của vợ chồng bạn không hạnh phúc và không thể kéo dài được nữa.

Thủ tục ly hôn đơn phươn​g bao gồm:

+ Đơn xin ly hôn;

+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

+ Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng

+ Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng

+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

+ Bản sao giấy khai sinh của con.

Thưa Luật sư của LVN Group. Tôi và vợ tôi cưới nhau năm 2012 và có với nhau một bé trai sinh năm 2013 và ngày 25/8/2016 vợ chồng tôi làm đơn ly hôn. Và tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group về tiền hàng tháng nuôi con tôi tới năm 18 tuổi là bao nhiêu? Vợ tôi là cô giáo còn tôi không có công việc ổn định mà vợ tôi nói tôi hàng tháng phải đóng 700 nghìn đồng tôi hỏi Luật sư của LVN Group như vậy có đúng không?

Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Như vậy, theo quy định thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 và Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

“Điều 117. Phương thức cấp dưỡng

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

 

Xin chào Luật sư của LVN Group! Xin nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi về việc nộp đơn ly hôn. Tôi muốn hỏi trường hợp của gia đình tôi như sau: Hai vợ chồng tôi đều có hộ khẩu thường trú ở Thái Nguyên. Nhưng hiện nay tôi đang công tác trong quân đội ở Sơn Tây, Hà Nội. Gia đình tôi hiện thuê nhà đang sinh sống tại Sơn Tây không có đăng ký tạm trú. Vợ tôi làm việc ở Sơn Tây. Vậy trong trường hợp tôi muốn ly hôn tôi phải nộp đơn ở đâu. Nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn!

Nơi cư trú của công dân được quy định tại Điều 12 Luật cư trú 2006 như sau:

“Điều 12. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.”

Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai vợ chồng. Nơi cư trú trong trường hợp này được xác định là nơi thường trú của vợ, chồng bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

 

4. Quên lấy quyết định ly hôn thì việc ly hôn có hiệu lực hay chưa?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi đã ra tòa ly hôn nhưng lại không lấy quyết định ly hôn vậy thì bản án hoặc việc ly hôn của tôi có giá trị pháp lý chưa ? Mong Luật sư của LVN Group giải đáp.

Luật sư tư vấn:

Với những thông tin mà bạn đã cung cấp, căn cứ Khoản 2 Điều 29 của luật hôn nhân gia đình năm 2014 Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có quy định:

“1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

2.Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

3.Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4.Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

6.Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

7.Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài

sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.

8.Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

9.Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

10.Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

11.Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, thời điểm có hiệu lực của việc ly hôn là thời điểm có hiệu lực của bản án hoặc quyết định cho ly hôn. Chính vì thế, theo quy định của pháp luật, vợ chồng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn thì tại thời điểm Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì quyết định này ngay lập tức có hiệu lực pháp luật, Nếu trong vòng 15 ngày kể từ ngày có quyết định này mà các bên không thay đổi ý kiến thì quyết định có hiệu lực ngay. Các bên không được quyền kháng cáo. Như vậy, về pháp lí, hai bạn đã hoàn thành việc ly hôn.

Việc hai bạn quên lấy quyết định ly hôn thì có thể lên cơ quan Tòa án để xin lấy lại bản quyết định có cập nhật đó. Trân trọng ./.

 

5. Tranh chấp tài sản khi ly hôn qua vụ kiện chia tài sản sau ly hôn và việc kháng nghị bản án ?

Năm 1987, anh Hồ Văn Phước (SN 1962) kết hôn với chị Trần Thị Tuyết Sương (SN 1966). Năm 2000, 2 vợ chồng có một con chung tên là Hồ Phước Thắng. Năm 2001, hai vợ chồng vay mượn rất nhiều tiền để mua một nhà máy xay lúa cũ với giá 70 triệu đồng và sắm sửa nhiều tài sản. Quá trình chung sống, vợ chồng phát sinh mâu thuẫn. Anh Phước đã bỏ nhà ra đi trong một thời gian dài, sau đó lại về nhà.

Bản án có vấn đề

Đến tháng 10.2004 thì vợ chồng chính thức ly thân. Trong thời gian anh Phước bỏ đi sống ở bên ngoài với người khác (lời chị Sương kể), chị Sương, một mình tần tảo kinh doanh để trả khoản nợ chung của vợ chồng trên dưới 250 triệu đồng. Đến khi mẹ con chị Sương ăn nên làm ra, mua sắm nhiều tài sản có giá trị cũng là lúc anh Phước trở về nhà yêu cầu ly hôn và chia tài sản.

Quá trình xét xử, TAND tỉnh Kiên Giang xác định, tổng giá trị tài sản chung của 2 vợ chồng là 1.015.000.000 đồng, bao gồm: nhà máy xay lúa trị giá: 400 triệu đồng; Nhà ở, nhà kho, nhà xe: 200 triệu đồng; Đất thổ cư: 195,6 m2: 120 triệu đồng; 6030 m2 đất ruộng: 80 triệu đồng; 30.001 m2: 150 triệu đồng; đất vườn 750 m2 (hai bên thoả thuận cho con nên không tính giá trị). Bản án số 27 ngày 28.9.2007 tuyên: anh Phước – chị Sương mỗi người được hưởng 482.500.000 đồng. Về tổng số tiền nợ của hai người là 255 triệu đồng, mỗi người phải có trách nhiệm trả một nửa; Buộc chị Sương thanh toán số nợ 230 triệu đồng cho chủ nợ Kim Lê (150 triệu đồng và Minh Hội: 80 triệu đồng).

TANDTC ra quyết định kháng nghị

Dường như thấy bản án dân sự phúc thẩm số 27/HNPT ngày 28.9.2007 của TAND tỉnh Kiến Giang có vấn đề, nên VKSND tỉnh Kiên Giang đã làm đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm bản án này gửi lên VKSNDTC. Theo đó, việc chia đôi giá trị tài sản cho anh Phước và chị Sương như TAND tỉnh Kiên Giang là không xem xét cụ thể đến công sức đóng góp của chị Sương trong việc nâng cấp, duy trì và phát triển khối tài sản chung của anh chị. TAND tỉnh Kiên Giang khi xét xử chỉ xác định tổng giá trị tài sản đã thoả thuận được để chia hai mà không xem xét quyền lợi chính đáng của chị Sương là chưa thoả đáng. Mặt khác, trong các khoản nợ được chị Sương khai thì có số nợ đất của ông Hội là 150 triệu đồng trước đây anh Phước chỉ thừa nhận 70 triệu đồng là nợ chung, còn 80 triệu đồng chị Sương tự trả. Do số nợ này chị Sương đã vay nợ chỗ khác khi mua đất, cho nên tại phiên toà phúc thẩm chính chủ toạ phiên toà đã động viên và anh Phước thống nhất số nợ 80 triệu đồng còn lại sẽ cùng có trách nhiệm trả. Nhưng bản án phúc thẩm khi tuyên chỉ chấp nhận 70 triệu đồng nợ ông Hội là của chung, còn 80 triệu đồng chị Sương phải trả. Trong khi bút ký phiên toà (bút lục số 556) số tiền 150 triệu đồng của ông Hội, anh Phước, chị Sương đồng ý mỗi bên trả 75 triệu đồng. Như vậy, theo VKSND tỉnh Kiên Giang, bản án phúc thẩm số 27 của TAND tỉnh Kiến Giang tuyên là hoàn toàn trái với diễn biến tại phiên toà ngày 28.9.2007.

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn qua điện thoại

Ngày 20.2.2009, TANDTC đã ra Quyết định kháng nghị số 40 đối với bản án dân sự phúc thẩm số 27/2007/DSPT ngày 28.9.2007 của TAND tỉnh Kiên Giang. TANDTC xét thấy anh Phước chỉ yêu cầu chia giá trị đất nền của nhà ở, nhà xe và nhà kho nhưng Toà án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm lại chia đôi toàn bộ nhà ở, nhà xe, nhà kho và các tài sản khác là không đúng, gây thiệt hại đến quyền lợi của chị Sương. Khoản nợ 150 triệu đồng chị Sương vay của bà Triệu Kiêm Lê, Toà sơ thẩm, phúc thẩm xác định khoản nợ trên là nợ riêng, để buộc chị Sương trả là không đủ căn cứ và không chính xác…, Do vậy, TANDTC quyết định kháng nghị phần chia tài sản khi ly hôn tại bản án dân sự phúc thẩm số 27 của TAND tỉnh Kiên Giang, đề nghị toà Dân sự TANDTC xét xử giám đốc thẩm huỷ phần chia tài sản khi ly hôn tại bản án dân sự sơ thẩm số 29/2007 ngày 2.7.2007 của TAND huyện Châu Thành và huỷ phần chia tài sản khi ly hôn tại bản án dân sự phúc thẩm nên trên; giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo nội dung liên quan: Tư vấn thủ tục xin cấp lại quyết định ly hôn của tòa án ?