1.Quy định của pháp luật về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

>>Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

Điều 91 BLHS năm 2015 quy định bảy nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

Bảo đảm lợi ích tốt nhất và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ người dưới 18 tuổi phạm tội là trong mọi tình huống, mọi trường hợp Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện và áp dụng các biện pháp phi hình phạt đối với họ. Các cơ quan tiến hành tố tụng khi điều tra, truy tố, xét xử phải xác định độ tuổi của người phạm tội. Tuổi càng ít thì khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội càng hạn chế, ngay cả khi đối với những người cùng độ tuổi, không phải người nào cũng có khả năng nhận thức như nhau, người ở thành phố nhận thức khác người ở vùng sâu, vùng xa, người có trình độ văn hóa cao nhận thức khác người có trình độ văn hóa thấp …

>> Xem thêm: Xúi giục phạm tội là gì? Quy định về xúi giục phạm tội ?

Nội dung quan trọng của nguyên tắc này còn đòi hỏi Cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định nguyên nhân và điều kiện khiến người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội. Yêu cầu của nguyên tắc này là giáo dục, giúp đỡ người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Do đó, việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi cũng phải thể hiện sao cho bảo đảm việc giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, chứ không nhằm trừng trị. Do đó ngay từ khi khởi tố, điều tra, Cơ quan điều tra không chỉ áp dụng các biện pháp pháp lý có lợi nhất, đồng thời phải quán triệt tinh thần là: Nếu không cần thiết bắt giữ tạm giữ, tạm giam đối với họ thì không được áp dụng các biện pháp này. Mặt khác, phải bảo đảm các quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với họ như: Phải có người bào chữa ngay từ khi bị bắt; nếu trường hợp buộc phải bắt giữ để ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội thì sau khi bị bắt, nếu có người bảo lĩnh hoặc thấy việc cho tại ngoại không gây ảnh hưởng cho xã hội thì cương quyết phải cho tại ngoại.

Nguyên tắc thứ hai: Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này.

Điều 29 BLHS năm 2015 quy định các trường hợp được miễn hoặc có thể được miễn TNHS đối với bất cứ người nào không phân biệt người dưới 18 tuổi hay trên 18 tuổi. Tuy nhiên, đối với người dưới 18 tuổi thì việc miễn TNHS, ngoài các quy định tại Điều 29 của BLHS thì Cơ quan tiến hành tố tụng còn phải căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 91 BLHS.

Các trường hợp mà người dưới 18 tuổi có thể được miễn TNHS gồm:

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;

– Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án.

>> Xem thêm: Người giúp sức là gì ? Quy định pháp luật về người giúp sức

Nguyên tắc thứ ba: Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Nguyên tắc thứ tư: Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.

Nội dung nguyên tắc này đòi hỏi các Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn TNHS hoặc áp dụng một trong các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại trường giáo dưỡng nhưng không có hiệu quả. Như vậy, trước khi Tòa án áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi thì phải áp dụng các biện pháp không phải là hình phạt trước. Tuy nhiên, trên thực tế Tòa án chỉ cân nhắc và xem xét tính chất mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội để quyết định có áp dụng hình phạt hay không. Nếu xét thấy không cần áp dụng hình phạt thì mới áp dụng các biện pháp giáo dục khác.

Nguyên tắc thứ năm: Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Nguyên tắc thứ sáu: Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.

Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Đây cũng là nguyên tắc xử lý, đồng thời cũng là căn cứ quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Nội dung của nguyên tắc này cũng tương tự như nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 91 BLHS. Tuy nhiên, đây là căn cứ áp dụng hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Như vậy, BLHS 2015 đã quy định rõ hơn khi nào thì cần thiết áp dụng hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Còn tại BLHScũ lại không quy định rõ khi nào sẽ áp dụng hình phạt tù đối với NCTN phạm tội. Điều này đã làm cho việc áp dụng hình phạt tù ở NCTN phạm tội một cách tràn lan, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của NCTN phạm tội.

>> Tham khảo bài viết liên quan:Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự?

Trong BLHS 2015 đã bỏ đi phần “không áp dụng hình phạt tiền đối với NCTN phạm tội ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi” Như vậy, chỉ cần là người dưới 18 tuổi phạm tội, tùy theo mức độ tội phạm, nhân thân người phạm tội mà có thể áp dụng hình phạt tiền. Quy định mới này nhằm hạn chế việc áp dụng hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi đồng thời việc áp dụng phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp này vẫn đảm bảo đạt được mục đích của hình phạt.

Nguyên tắc thứ bảy: Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Theo bộ luật hnhf sự 2015 quy định:

Việc không quy định đối với người chưa đủ 16 tuổi bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm cũng là thể hiện nguyên tắc không coi việc trừng trị là mục đích đối với người dưới 16 tuổi và tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường trong cuộc sống trước mắt và lâu dài, vì đối với người chưa đủ 16 tuổi còn cả một tương lai phía trước.

1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi
và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triên lành mạnh, trở thành
công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết
giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29
(Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự) của Bộ luật ,Hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và
áp dụng một trong các biện pháp khiên trách, hòa giải tại cộng đông hoặc biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ
trường hợp quy định tại Điêu 134 (tội cô ý gây thưong tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người
khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuât trái phép chât
ma túy); Điêu 249 (tội tàng trữ trái phép chât ma túy); Điêu 250 (tội vận chuyển trái phép chât ma
túy); Điêu 251 (tội mua bán trái phép chât ma túy); Điêu 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật
này;
b) ;Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều
12 của Bộ luật hình sự 2015, trừ tội phạm quy định tại các Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố
ý gây thưong tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142
(tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi);
Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài
sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuât trái phép chât ma túy); Điêu 249 (tội
tàng trữ trái phép chât ma túy); Điêu 250 (tội vận chuyên trái phép chât ma túy); Điêu 251 (tội mua
bán trái phép chât ma túy); Điêu 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật hình sự 2015;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết
và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy
việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp khiên trách, hòa giải tại cộng
đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại
trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy
các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ
hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp
ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm
hoặc tái phạm nguy hiểm.

2. Những hạn chế, vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện về nguyên tắc xử lý người phạm tội chưa thành niên

>> Xem thêm: Quyền tự vệ hợp pháp là gì ? Quy định pháp luật về quyền tự vệ hợp pháp

Thứ nhất, về quy định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: Qua nghiên cứu bài viết “Một số vướng mắc trong thực tiễn xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội – Một số kiến nghị, đề xuất” của tác giả Võ Văn Thể ( Thẩm phán TAND huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đăng trên Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân, tác giả nhất trí với quan điểm bài viết đưa ra mà thực trạng này phổ biến ở hầu hết các Tòa án đó là việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét xử.

Theo quy định của BLHS năm 2015: Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 91 của Bộ luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của BLHS năm 2015 thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục quy định tại mục 2 Chương XII của BLHS.

Thực tiễn xét xử, rất ít khi Tòa án áp dụng quy định người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 91 BLHS. Bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ ý thức chủ quan của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, vì điều luật quy định “có thể” cho miễn trách nhiệm hình sự tức là quy định tùy nghi, không bắt buộc nên Thẩm phán có quyền lựa chọn, nếu xét thấy bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng có nhiều tình tiết giảm nhẹ và đã tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả và đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015 nhưng Thẩm phán thường chọn giải pháp là xử bị cáo hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo do chưa có hướng dẫn cụ thể.

Mặc khác, mặc dù BLHS năm 2015 và BLTTHS năm 2015 đã quy định đầy đủ về thẩm quyền, nghĩa vụ, thời hạn và trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục nhưng hiện chưa có Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn riêng về các biễu mẫu áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đối với những trường hợp trên nên Thẩm phán của các Tòa án địa phương rất ít khi áp dụng các biện pháp này.

Nghiên cứu 60 biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC chúng tôi thấy rằng các biểu mẫu này chỉ hướng dẫn chung cho thủ tục tố tụng của một vụ án hình sự.

Một nguyên nhân khác nữa là khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015 quy định một trong các điều kiện để người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự là họ phải có “nhiều tình tiết giảm nhẹ” và theo thiết kế về kỹ thuật lập pháp của BLHS thì có từ hai tình tiết trở lên là nhiều nhưng không quy định rõ các tình tiết giảm nhẹ này đều ở khoản 1 Điều 51 hay cả khoản 1, 2 Điều 51 BLHS. Trong khi tham khảo Điều 54 BLHS năm 2015 quy định rất rõ trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng thì phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS. Với quy định chưa rõ ràng như vậy cũng tạo sự thiếu thống nhất trong xét xử nên các Thẩm phán rất khó áp dụng mà hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể cho trường hợp này.

Thứ hai, về khoản 3, Điều 91 BLHS năm 2015

Nguyên tắc thứ 3 quy định “việc truy cứu TNHS người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”.

Tuy nhiên điều luật lại không quy định trường hợp nào là “cần thiết”, điều này rất có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật khác nhau khi tiến hành xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo tác giả “cần thiết” ở đây là phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, đặc điểm nhân thân người phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Khi xét thấy việc miễn TNHS cho người dưới 18 tuổi phạm tội là vượt quá giới hạn của việc để cho người phạm tội tự kiểm điểm, hối lỗi đối với hành vi của mình, cho rằng với hành vi này không thể để tự người phạm tội nhận ra lỗi lầm, tự ăn năn hối cải mà cần phải có sự can thiệp của các cơ quan chức năng, cần phải có một chế tài mạnh hơn để xử lý.

Ví dụ: Vào tháng 11 năm 2019, A (17 tuổi) phạm tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1, Điều 173 BLHS 2015 là tội phạm ít nghiêm trọng, tuy nhiên cách đây 2 năm, A đã phạm tội cướp tài sản (theo quy định tại Điều 168 BLHS), bị áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng, sau khi chấp hành xong thời hạn, trở về với xã hội, A lại tiếp tục hút chích ma túy, đánh bạc, thường xuyên gây gổ đánh nhau. Như vậy, việc miễn TNHS cho A đối với hành vi trộm cắp là điều không thể, A sẽ không thể nhận ra lỗi lầm của mình để tự sửa chữa, cần phải có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước.Trong trường hợp này, các cơ quan chức năng cần áp dụng các biện pháp xử lý hình sự mạnh hơn.

Thứ ba, về khoản 6, Điều 91 BLHS năm 2015

Nguyên tắc thứ sáu có viết “Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất”. Tác giả cho rằng không nên đưa cụm từ “thời hạn thích hợp ngắn nhất” vào trong điều luật. Cụm từ này khá trừu tượng, thế nào là “ngắn nhất”, thế nào là “thích hợp”?. Theo tác giả cần hạn chế tối đa những cụm từ hoặc từ ngữ khó áp dụng trong thực tế. Mặt khác, đây là nguyên tắc xét xử chung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, do vậy chỉ cần nêu những nguyên tắc định hướng cơ bản mà không nên can thiệp quá sâu. Việc quyết định hình phạt cho người dưới 18 tuổi phạm tội là tùy thuộc vào sự phán quyết của Hội đồng xét xử dựa trên những căn cứ như: quy định của pháp luật, tính chất mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. Việc quy định “thời gian thích hợp và ngắn nhất” sẽ gây ra khó khăn cho Hội đồng xét xử khi đưa ra quyết định hình phạt của mình. Bởi họ đã tuân thủ đúng các nguyên tắc xét xử áp dung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhưng vẫn không hiểu thời hạn đưa ra đã “thích hợp và ngắn nhất chưa”.

Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của người dưới 18 tuổi phạm tội và áp dụng pháp luật được thống nhất. Theo tác giả, các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng quy định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015 mà trong các bài viết khác về quy định trên đã kiến nghị; giải thích thống nhất các cụm từ áp dụng mang tính tùy nghi như “chỉ trong trường hợp cần thiết” quy định tại khoản 3 Điều 91, “thích hợp và ngắn nhất” quy định tại khoản 6 Điều 91. Bên cạnh đó cần có Nghị quyết ban hành các biễu mẫu hướng dẫn riêng đối với những trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục quy định tại Chương XII của BLHS.

3.Thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

>> Xem thêm: Đặc điểm của nhân thân người phạm tội là gì ? Cách phân loại người phạm tội ?

Việc thông báo việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội được hướng dẫntại Nghị định 10/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

Điều 6. Thông báo việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải chuyển bản sao bản án, quyết định của Tòa án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục người được giáo dục. Trường hợp tổ chức xã hội hoặc nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục người được giáo dục, thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải đồng gửi bản sao bản án, quyết định của Tòa án cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giáo dục cư trú để quản lý, theo dõi, chỉ đạo thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định tại khoản 3 Điều 113 của Luật Thi hành án hình sự và Nghị định này.

Trường hợp người được giáo dục đã thay đổi nơi cư trú, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác minh, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục chuyển bản án, quyết định của Tòa án áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đến nơi cư trú của người được giáo dục để tổ chức thi hành theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 11 của Nghị định này.

2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội hoặc Hiệu trưởng nhà trường được Tòa án chỉ định giám sát, giáo dục phải triệu tập người được giáo dục và mời cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, người được giao trực tiếp giám sát, giáo dục đến trụ sở để thông báo việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, xã hội, nhà trường, người được giao giám sát, giáo dục; quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục, đồng thời yêu cầu người được giáo dục làm bản cam kết việc chấp hành. Trường hợp người được giáo dục không biết chữ thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó viết thay. Bản cam kết của người được giáo dục phải có ý kiến xác nhận của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó. Việc thông báo được lập thành biên bản, lưu hồ sơ thi hành và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

3. Trường hợp người được giáo dục bỏ trốn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện ra quyết định truy tìm và tổ chức truy tìm. Khi phát hiện người được giáo dục bỏ trốn đang bị truy tìm, cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền nơi gần nhất. Khi tiếp nhận người được giáo dục, cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản và đưa ngay người được giáo dục đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được giáo dục bỏ trốn để thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đã ra quyết định truy tìm đến nhận, đưa người được giáo dục trở về nơi cư trú để tiếp tục chấp hành.

4.Chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục

>> Xem thêm: Tình huống phạm tội là gì ? Vai trò của tình huống trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội

Chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội được hướng dẫn tại Nghị định 10/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

Điều 12. Chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

1. Khi người được giáo dục đã chấp hành được một phần hai thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, có nhiều tiến bộ thì được đề nghị xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng đề nghị xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Chủ tịch Hội đồng; đại diện cơ quan hoặc tổ chức xã hội hoặc nhà trường được giao giám sát, giáo dục làm Phó Chủ tịch Hội đồng; đại diện Công an cấp xã làm Ủy viên; người được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục làm Ủy viên thư ký.

Hội đồng đề nghị xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội họp nghe đại diện cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trường và người được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục báo cáo, đề nghị xét chấm dứt thời hạn cho người được giáo dục, các thành viên Hội đồng phát biểu ý kiến và biểu quyết bằng hình thức giơ tay, sau đó hoàn chỉnh hồ sơ, làm văn bản báo cáo do Chủ tịch Hội đồng ký và chuyển đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

3. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thẩm tra, xác minh, lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cùng cấp xét chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục.

4. Ngay sau khi quyết định của Tòa án có thẩm quyền về chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục và gửi cho người được giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục, Tòa án đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội.

Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục tổ chức công bố công khai quyết định chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội và trao giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục.

5. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định chấm dứt thời hạn và trao giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục phải bàn giao hồ sơ thi hành và theo dõi sự tiến bộ của người được giáo dục cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Việc giao, nhận hồ sơ được lập thành biên bản và lưu hồ sơ thi hành.

5.Hết thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết ?

Hết thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội được hướng dẫn tại Nghị định 10/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

Điều 13. Hết thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

1. Trong thời hạn năm ngày làm việc trước khi hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục phải có văn bản thông báo, kèm theo hồ sơ thi hành và theo dõi sự tiến bộ của người được giáo dục bàn giao cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục. Việc giao, nhận hồ sơ được lập thành biên bản và lưu hồ sơ thi hành.

2. Đúng ngày hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục và gửi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group. Nếu còn vấn đề vướng mắc, vui lòng liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900.0191để được hỗ trợ pháp lí trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty Luật LVN Group