1 Quy định chung về bản án phúc thẩm
Cho đến nay bản án phúc thẩm được viết theo mẫu do Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn căn cứ vào quy định tại điều 260 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2020 . Bản án phúc thẩm gồm bốn phần: mở đầu, nội dung vụ án, nhận định và quyết định. Mặc dù đã có mẫu. chung, nhưng thực tiễn xét xử phúc thẩm, mẫu bản án phúc thẩm đã không còn phù hợp và các Toà án cấp phúc thẩm đã tự thay đổi theo cách hiểũ riêng của mình, do vậy bản án phúc thẩm hiện nay mỗi Toà án cấp phúc thẩm viết một kiểu khác nhau, tuy nhiên, vẫn đảm bảo các nội dung chính theo quy định tại Điều 198 Bộ luật tố tụng hình sự. Qua thực tiễn xét xử chúng tôi thấy bản án phúc thẩm bao gồm những nội dung sau:
1.1 Phần mở đầu
Khoản 3 điều 260 BLTTHS năm 2015 quy định Trong phần mở đầu của bản án phúc thẩm phải ghi rõ Tên Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo, bị kháng nghị và những bị cáo không kháng cáo, không bị kháng cáo, không bị kháng nghị nhưng Tòa án cấp phúc thẩm có xem xét; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người giám định, người phiên dịch và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, địa chỉ của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; tên của Viện kiểm sát có kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử
Bên góc trái của bản án là tiêu đề và cũng là vấn đề rất quan trọng, phần này có các nội dung sau:
– Tên Toà án xét xử phúc thẩm, nếu là Toà án cấp tỉnh thì chỉ ghi “Toà án nhân dân tỉnh…” nhưng nếu là Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thì ghi “Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại…”
– Dưới tên Toà án xét xử phúc thẩm ghi “bản án SỐ…HS-PT ngày /…/200…, thụ lý số… ngày /…/200…
Bên phải đối diện với góc trái là hai hàng chữ “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Độc lập tự do hạnh phúc”. Dưới hai hàng chữ này là hàng chữ “Nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tiếp sau đó là phần ghi thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm, Kiểm sát viên tham gia phiên toà, Thư ký phiên toà, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên toà phúc thẩm.
Tiếp theo là lý lịch bị cáo kháng cáo, chú ý ghi các nội dung: họ và tên, các tên gọi khác; ngày tháng năm sinh; quê quán; trú quán; nghề nghiệp (nếu bị cáo là cán bộ viên chức nhà nước thì ghi rõ chức vụ khi phạm tội, đã bị đình chỉ hay chưa); tên bố, tên mẹ; hoàn cảnh giạ đình (vợ hoặc chồng, các con); tiền án tiền sự; ngày bị bắt giam, ngày tha, ngày bắt lại nếu có. Nếu vụ án có nhiều bị cáo kháng cáo thì ghi số thứ tự từ 1 đến hết. Các bị cáo không có kháng cáo, kháng nghị thì chỉ ghi “trong vụ án này còn có… không kháng cáo” hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu các bị cáo có người bào chữa thì ngay sau khi tóm tắt lý lịch, ghi ngay có Luật sư của LVN Group… bào chữa cho bị cáo.
Tiếp theo phần lý lịch bị cáo là ghi họ tên, địa chỉ của những người kháng cáo khác như người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị. Người nào có người bảo vệ quyền lợi cho họ tại phiên toà phúc thẩm thì ghi tên họ ngay sau khi ghi họ tên, địa chỉ người kháng cáo khác.
Nếu có những người không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị mà Toà án cấp phúc thẩm triệu tập ra toà thì phải ghi họ tên, địa chỉ của họ cùng với tư cách tham gia tố tụng của họ tại phiên toà
1.2 Phần nội dung vụ án
Trong phần nội dung phải tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; nội dung đơn kháng cáo, kháng nghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm; điểm, khoản và điều của văn bản quy phạm pháp luật mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án.Trong nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị
Hầu hết các bản án phúc thẩm hiện nay, phần này thường bắt đầu bằng câu: “theo bản án sơ thẩm thì nội đung vụ án như sau” và chép lại toàn bộ nội dung phần nội dung của bản án sơ thẩm. Việc chép toàn bộ nội dung của bản án sơ thẩm chỉ đúng với trường hợp nội dung dó phản ảnh sự thật khách quan đúng với các tình tiết của vụ án.
Trong trường hợp nội dung vụ án do cơ quan điều tra, truy tố xác định chưa đầy đủ hoặc chưa phản ảnh thực tế khách quan, sau khi xét hỏi, Toà án cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm thấy có những tình tiết mới phản ảnh thực tế khánh quan thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể bổ sung để vụ án có nội dung thực hơn. Tóm lại nội dung vụ án trong bản án phúc thẩm là các tình tiết do Toà án cấp phúc thẩm xác định chứ không phải do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp sơ thẩm xác định; Toà án cấp phúc thẩm phải chịu trách nhiệm về các tình tiết trong phần nội dung vụ án.
1.3 Phần nhận định
Trong phần quyết định của bản án phúc thẩm phải ghi rõ các quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về việc phải chịu án phí sơ thẩm, phúc thẩm.
Trong bản án nói chung và bản án phúc thẩm nói riêng, thì phần nhận định là phần rất quan trọng, nó là quan điểm xử lý vụ án của Hội đồng xét xử phúc thẩm, mọi lý lẽ của Hội đồng xét xử phúc thẩm đều được thể hiện trong phần này.
Phần nhận định của bản án phúc thẩm tuỳ theo từng vụ án và yêu cầu kháng cáo, kháng nghị mà bao gồm những nội dung sau:
Chứng minh bị cáo có tội hay không có tội, nếu có tội thì đó là tội gì, được quy định tại điều khoản nào của Bộ luật hình sự;
– Xác định các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đối với bị cáo;
– Xác định các thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
– Xác định vai trò của từng bị cáo trong vụ án (nếu vụ án có đồng phạm);
– Xét yêu cầu kháng cáo, bị kháng cáo, kháng nghị có hay không có căn cứ pháp lý;
Ngoài những người kháng cáo, bị kháng cáo hoặc bị kháng nghị, Hội đồng xét xử phúc thẩm có xét phần nào của người tham gia tố tụng nào không, vì sao lại phải xét;
Giải quyết các vấn đề khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Tóm lại, nếu phần nội dung vụ án cần phản ảnh thực tế khách quan các tình tiết của vụ án thì phần nhận định là phần thể hiện ý thức chủ quan của Hội đồng xét xử phúc thẩm. Một bản án phúc thẩm có sức thuyết phục hay không phụ thuộc hoàn toàn vào phần nhận định của bản án phúc thẩm.
1.4 Phần quyết định
Đây là phần quan trọng nhất của bản án phúc thẩm vì nó là kết quả của hoạt động xét xử phúc thẩm và nó là hệ quả của phần nhận định.
Quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm.Nội dung của phần quyết định rất ngắn gọn, súc tích, nó chỉ thể hiện dưới hình thức áp dụng điều luật để buộc bị cáo phải chịu hình phạt, phải bồi thường thiệt hại, phải bị phạt tiền hoặc bị tịch thu tài sản hoặc các biện pháp tư pháp khác… Căn cứ vào phần quyết định, có thể biết Toà án cấp phúc thẩm có chấp nhận kháng cáo, kháng nghị hay không
2 Các quyết định của Hội đồng phúc thẩm
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền quyết định:
– Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
– Sửa bản án sơ thẩm;
– Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
– Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Tùy từng trường hợp cụ thể, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể ra một trong các quyết định trên hoặc cùng một lúc ra nhiều quyết định khác nhau. Ví dụ: Hội đồng xét xử phúc thẩm bác kháng cáo đối với bị cáo A nhưng lại sửa bản án sơ thẩm đối với bị cáo B và huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án đối với c… Điều luật chỉ quy định hướng quyết định còn quyết định cụ thể như thế nào, trong bản án phúc thẩm Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ghi cụ thể chứ không thể ghi một cách chung chung
a) Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm
Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm là không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của những người tham gia tố tụng như bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án…; yêu cầu kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát trên một cấp và giữ nguyên bản án sơ thẩm (còn gọi là y án sơ thẩm).
b) Sửa bản án sơ thẩm
Sửa bản án sơ thẩm là việc Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định khác với quyết định của bản án sơ thẩm theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
– Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;
– Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
– Giảm hình phạt cho bị cáo;
– Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;
– Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;
– Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
c) Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại
Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại là trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại sơ thẩm.
Căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để điếu tra lại là trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.
Căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại là trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
– Huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại
Theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thì Hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để tiến hành lại tố tụng từ giai đoạn điều tra khi nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.
Việc xác định như thế nào là điều tra không đầy đủ là vấn đề vô cùng quan trọng, nó liên quan đến chất lượng xét xử của toà án các cấp. Hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn về vấn đề này, do đó thực tiễn xét xử phúc thẩm cũng có những hạn chế và đã có không ít bản án của Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm không đúng bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Muốn biết thế nào là điều tra không đầy đủ thì trước hết phải biết những vấn đề cần điều tra đối với một vụ án hình sự là những vấn đề gì ? Như chúng ta đã biết, mục đích của việc điều tra là để chứng minh tội phạm và người phạm tội, do đó những vấn đề cần phải điều tra chính là đối tượng chứng minh. Đối tượng chứng minh là những sự kiện, tình tiết của vụ án cần được xác định bằng các chứng cứ. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra cần phải làm sáng tỏ, khẳng định nhóm các sự kiện trong vụ án.
Việc điều tra không đầy đủ dẫn tới bản án sơ thẩm phải bị huỷ để điểu tra lại, chủ yếu là do điều tra không đầy đủ sự kiện chính (cơ bản) gồm các yếu tố như: sự kiện phạm tội (có hành vi phạm tội xảy ra hay không), ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay không có lỗi, lỗi cố ý hay vô ý, các tình tiết định khung hình phạt, các tình tiết có liên quan đến nhân thân người phạm tội mà những tình tiết này có ý nghĩa xác định họ có hay không có năng lực trách nhiệm hình sự…
Việc điều tra không đầy đủ làm cho việc xác định sự thật của vụ án không chính xác mà Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được thì bản án sơ thẩm mới bị huỷ, nếu Toà án cấp phúc thẩm có khả năng bổ sung mà không bổ sung thì bản án sơ thẩm không bỊ huỷ mà Toà án cấp phúc thẩm phải bổ sung. Ví dụ: trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm bị cáo không có biểu hiện gì về bệnh tâm thần, nhưng khi chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên toà phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm phát hiện bị cáo có biểu hiện tâm thần’, thì Toà án cấp phúc thẩm phải trưng cầu giám định tâm thần đối với bị cáo để xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự của bị cáo, Toà án cấp phúc thẩm không thể lấy lý do việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ và Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được để huỷ bản án sơ thẩm của Toà án cấp sơ thẩm.
Việc điều tra không đầy đủ thông thường gắn liền với vi phạm thủ tục tố tụng như: xác định dấu vết, truy tìm vật chứng, bảo quản vật chứng, v.v… Nhưng cũng có trường hợp làm đúng thủ tục tố tụng nhưng việc điều tra vẫn bị coi là không đầy đủ. Ví dụ: vụ án có nhiều nhân chứng và các nhân chứng này có người khai theo hướng gỡ tội, có người khai theo hướng buộc tội bị cáo, nhưng cơ quan điều tra chỉ lấy lời khai theo hướng buộc tội còn những nhân chứng khai theo hướng gỡ tội cho bị cáo thì lại không được triệu tập để lấy lời khai.
Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại khi việc điều tra không đầy đủ mà những vấn đề chưa đầy đủ đó có ảnh hưởng đến việc xác định sự’ thật của vụ án, nếu những vấn đề điều tra không đầy đủ không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không được huỷ bản án sơ thẩm.
Theo quy định tại khoản 1 điều 358 thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án trong trường hợp .Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.
– Hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại.
Theo quy định tại khoản 2 điều 358 BLTTHS năm 2015 thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong các trường hợp:Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà Bộ luật này quy định;Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm; Người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội; Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ; Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.
Khi hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại, Hội đồng xét xử phúc thẩm không quyết định trước những chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng như không quyết định trước về điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự cần áp dụng và hình phạt đối với bị cáo
Trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên hủy bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này
d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án
Theo quy định tại điều 359 của BLTTHS năm 2015 thì .Khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 157 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án.Khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Khi hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án, Hội đồng xét xử phúc thẩm tuỳ từng trường hợp cụ thể mà giải quyết luôn các hậu quả pháp lý của việc đình chỉ vụ án. Ví dụ: nếu đình chỉ vụ án trong trường hợp không có sự việc phạm tội thì trong quyết định của bản án phúc thẩm phải ghi rõ người đã bị kết án được hưởng những quyền lợi gì và cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội nào phải giải quyết đối với họ. Nếu đình chỉ vụ án trong trường hợp hành vi không cấu thành tội phạm thì quyết định phúc thẩm phải ghi rõ có cần xử lý hành chính hay không, nếu cần thì giao cho cơ quan Nhà nước nào xử lý hoặc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại v.v…
Trường hợp trong vụ án có đồng phạm, nhưng chỉ có một người thuộc trường hợp huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án hoặc vụ án có bị cáo bị kết án về nhiều tội phạm khác nhau mà một tội thuộc trường hợp phải huỷ bản án sơ thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ có thể huỷ một phần bản án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án đối với một hoặc một số người, một tội hoặc một số tội, còn đôi với những người khác hoặc đối với tội khác không thuộc trường hợp huỷ bản án sơ thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định theo pháp luật chứ không.huỷ hết bản án sơ thẩm . Vì vậy, trong phần quyết định của bản án phúc thẩm cần phải ghi rõ huỷ phần nào, đối với ai, đồng thời phải ghi rõ giữ nguyên phần nào của bản án đối với ai.
Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.0191 để đượcLuật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group
Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!