1. Khái niệm về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Bộ luật dân sự hiện hành đã quy định bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lãnh và tín chấp, cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. Khi các bên lựa chọn một trong các biện pháp này để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì giữa họ phát sinh một quan hệ pháp luật. Việc xác lập biện pháp bảo đảm giữa các chủ thể với nhau được thực hiện thông qua một giao dịch dân sự, vì thể giao dịch dân sự này được gọi là giao dịch bảo đảm và quan hệ hình thành từ giao dịch bảo đảm được gọi là quan hệ bảo đảm.
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể hiểu theo hai phương diện: Về mặt khách quan là sự quy định của pháp luật, cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện đồng thời xác định và đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó. Về mặt chủ quan là việc thởa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.
2. Khái niệm về bảo lãnh
Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) quy định về bảo lãnh như sau:
– Bảo lãnh là việc người thứ ba ( bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
3. Đối tượng và phạm vi bảo lãnh
3.1. Đối tượng của bảo lãnh
Đối tượng của bảo lãnh là các cam kết của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên để thực hiện được cam kết đó thì người bảo lãnh phải có tài sản hoặc công việc phù hợp để đáp lại lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
Lợi ích mà các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ hướng tới là lợi ích vật chất. Vì vậy người bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc thay cho người được bảo lãnh mới đảm bảo được quyền lợi cho người nhận bảo lãnh. Người bảo lãnh phải là người có khả năng thực hiện công việc đó.
Người bảo lãnh phải lấy tài sản thuộc sở hữu của mình giao cho người nhận bảo lãnh xử lí.
3.2. Phạm vi bảo lãnh
Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Quỹ bảo lãnh tín dụng là gì?
Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Quỹ bảo lãnh tín dụng hoặc Quỹ). Trong đó, khái niệm về Quỹ được đưa ra như sau:
Quỹ bảo lãnh tín dụng là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn.
Quỹ thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn và hỗ trợ vốn (hỗ trợ tài chính) cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ
Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
5. Bảo lãnh của pháp nhân khác
Một hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp tương tự với bảo lãnh ngân hàng là bảo lãnh vay vốn ngân hàng của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ bảo lãnh túi dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp bảo lãnh tín dụng. Việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Quỹ bảo lãnh tín dụng do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập và quản lý để cấp bảo lãnh tín dụng cho 4 đối tượng khách hàng sau: các doanh nghiệp nhỏ và vừa; các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các hộ kỉnh doanh; các chủ trang trại, các hộ nông dân, ngư dân thực hiện dự án nuôi thủy sản, đánh bắt xa bờ, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi.
Một trong những điều kiện được bảo lãnh tín dụng là doanh nghiệp phải có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tốì thiểu bằng 30% giá trị khoản vay.
Quỹ bảo lãnh tín dụng chỉ cấp bảo lãnh tín dụng tôì đa bằng 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng tại tổ chức tín dụng.
Doanh nghiệp đầu tư cho cơ sở vật chất – kỹ thuật hoạt động giải mã công nghệ, tổ chức, cá nhân thực hiện việc giải mã công nghệ được hưởng ưu đãi bảo lãnh vay vốn từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, tổ chức tín dụng.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự, doanh nghiệp được quyền bảo lãnh để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của cá nhân, doanh nghiệp và pháp nhân khác. Tuy nhiên, nếu Điều lệ doanh nghiệp không quy định rõ thì việc bảo lãnh phải bảo đảm không vi phạm nghĩa vụ của người quản lý và ngưồi đại diện theo pháp luật về việc trung thực, cẩn trọng, trung thành với lợi ích cửa doanh nghiệp, không “sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác”.
Đối với doanh nghiệp nhà nước thì được phép bảo lãnh cho công ty con vay vốn tại tổ chức tín dụng, với các điều kiện sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước chỉ thực hiện bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong nước với điều kiện công ty con được bảo lãnh phải có tình hình tài chính lành mạnh, không có các khoản nợ quá hạn; việc bảo lãnh vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phải trên cơ sở thẩm định hiệu quả của dự án đầu tư và phải có cam kết trả nợ đúng hạn đối với khoản vay được bảo lãnh;
Thứ hai, tổng số nợ phải trả (tổng mức vốn huy động để phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước), bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn của các công ty con do doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ, không quá 3 lần vốn chủ sỏ hữu của doanh nghiệp được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn;
Thứ ba, tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với một công ty con do doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ không quá giá trị vốn chủ sở hữu của công ty con theo báo cáo tài chính quý hoặc năm gần nhất tại thòi điểm bảo lãnh;
Thứ tư, tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với công ty con do doanh nghiệp nắm giữ trên 50% vốn đỉều lệ không được vượt quá giá trị vốn góp thực tế của doanh nghiệp tại thòi điểm bảo lãnh.
Đối với việc bảo lãnh phát hành chứng khoán được thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2018). Theo đó, tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán là công ty chứng khoán được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngân hàng thương mại được ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận hảo lãnh phát hành trái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.
Tuy nhiên, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) lại quy định, ngân hàng thương mại không được trực tiếp bảo lãnh phát hành chứng khoán, mà chỉ có thể sử dụng công ty con, công ty liên kết để thực hiện loại hình bảo lãnh này.
Như vậy, theo hai đạo luật này thì các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại phải là công ty chứng khoán thì mới được phép thực hiện việc bảo lãnh phát hành chứng khoán. Tuy nhiên, riêng đối với phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ngoài công ty chứng khoán thì tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác cũng được phép cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Có một số pháp nhân khác cũng được pháp luật quy định rõ có chức năng bảo lãnh. Đó là các quỹ phát triển khoa học và công nghệ được quy định một trong những nhiệm vụ là bảo lãnh vốn vay đối với một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ chuyên biệt hoặc phục vụ yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân.
Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia hỗ trợ việc bảo lãnh vay vốn từ tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp đầu tư cho cơ sở vật chất – kỹ thuật hoạt động giải mã công nghệ và đối với tổ chức, cá nhân thực hiện việc giải mã công nghệ.
Riêng công ty quản lý quỹ không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán để thực hiện các hoạt động cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào.
Những năm 1990, một số cơ quan nhà nước như úy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc sỏ Tài chính còn bảo lãnh cho một số Ban quản lý dự án trong việc vay vốn của ngân hàng thương mại để xây dựng các công trình của địa phương. Chẳng hạn như sở Tài chính thành phố Hải Phòng đã bảo lãnh cho Ban quản lý công trình cầu Tiên Cựu, Vĩnh Bảo, Hải Phòng vay vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank).
Đối với trường hợp bảo lãnh của công ty con cho công ty mẹ mà công ty con lại thuộc sở hữu vốn 100% của công ty mẹ thì vẫn là giao dịch bảo lãnh, vì đây là hai pháp nhân khác nhau. Tuy nhiên, về giá trị kinh tế thì rất ít ý nghĩa, vì toàn bộ tài sản của công ty con cũng chính là một phần tài sản của công ty mẹ.
Bên cạnh đó, có một loại giao dịch dễ bị nhầm lẫn với biện pháp bảo lãnh, đó là cam kết bảo lãnh của công ty cho chi nhánh hoặc một đơn vị phụ thuộc khác. Đây không phải là quan hệ bảo lãnh, mà chỉ là một cam kết trả nợ, vì chỉ có một pháp nhân duy nhất là công ty phải gánh chịu nghĩa vụ trả nợ cuối cùng, trong khi tham gia giao dịch bảo lãnh phải là các pháp nhân, cá nhân độc lập.