1 Quy định của pháp luật về xét xử tái thẩm vụ án hình sự

Tái thẩm là thủ tục tố tụng hình sự, trong đó toà án có thẩm quyền xét lại những bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.

Những tình tiết mới là điều kiện để xét xử tái thẩm:

– Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điều quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;

– Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;

– Vật chứng hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật. Thẩm quyền xét xử tái thẩm: Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; các toà chuyên trách toà hình sự, toà dân sự, toà kinh tế, toà lao động, toà hành chính Toà án nhân dân tối cao tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban thẩm phán Toà án quân sự trung ương, Toà án quân sự cấp quân khu tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo quy định của pháp luật. Quyết định của Hội đồng tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra Quyết định.

2 Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Điều 398 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định năm 2015: Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ:

– Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;

– Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;

– Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

-Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Về thẩm quyền kháng nghị, theo quy định tại Điều 400 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, gồm: Viện trưởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.

Cũng theo quy định tại Điều 400 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

Mặt khác, điều luật trên còn quy định, Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

3 Những người có quyền kháng nghị tái thẩm

Căn cứ theo quy định tại Điều 263 Bộ luật tố tụng Hình sự 1988 có quy định:

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân hoặc Toà án quân sự các cấp. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự các cấp.

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự khu vực.

– Bản kháng nghị phải được gửi cho người bị kết án và những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị.

Theo quy định tại đoạn 3 Điều 263 Bộ luật tố tụng hình sự thì bản kháng nghị phải được gửi cho người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị. Mặc dù điều luật này không quy định bản kháng nghị phải gửi cho Toà án xử tái thẩm, nhưng căn cứ vào khoản 2 Điều 262 Bộ luật tô’ tụng hình sự thì nếu Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị tái thẩm thì chuyển hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền. Do đó, việc gửi bản kháng nghị tái thẩm cho Toà án có thẩm quyền tái thẩm là việc bắt buộc đối với người có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm

Còn theo điều 400 BLTTHS năm 2015 về Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

– Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

4 Thời hạn kháng nghị tái thẩm

Điều 399 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 trước kia và Điều 401 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 hiện nay quy định người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo kèm theo các tài liệu liên quan cho viện kiểm sát hoặc toà án. Trường hợp toà án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện tình tiết mới của vụ án thì phải thông báo ngay bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan cho viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. Viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.Viện kiểm sát phải xác minh những tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tình tiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho viện kiểm sát.Khi tiến hành xác minh tình tiết mới của vụ án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

Điều 401 BLTTHS năm 2015 quy định Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

1. Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.

2. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

Kháng nghị tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án phải tiến hành trong thời hạn về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự và không được quá một năm kể từ ngày Viện kiểm sát nỊiận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.

Kháng nghị tái thẩm theo một thời gian nhất định Theo Điều 27 Bộ luật hình sự thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

+ 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

+ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

+ 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự đối với các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này.

5 Tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị tái thẩm

Tạm đình chỉ thi hành bản án bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vụ án dân sự

Tạm đình chỉ thi hành án bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là việc thi hành án là việc cơ quan thi hành án quyết định tạm ngừng thi hành bản án, quyết định của Toà khi bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.

– Tạm đình chỉ thi hành án là việc Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị.

Trong thời gian tạm đình chỉ thi hành án do có kháng nghị thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thông báo của Tòa án về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án.Thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được một trong các quyết định sau đây:

+ Quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền;

+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị;

+ Quyết định của Tòa án về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

Còn Theo quy định tại Điều 264 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, thì những người đã kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị.

Cũng như ở trình tự giám đốc thẩm, việc tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là hoàn toàn khác việc tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù và hoãn thí hành hình phạt tù quy định tại các Điều 231, 232 Bộ luật tố tụng hình sự. Việc tạm đình chỉ thi hành bản án là. tạm đình chỉ thi hành toàn bộ bản án chứ không chỉ riêng hình phạt tù. Hiện nay, thực tiễn xét xử có một số người do không hiểu sự khác nhau giữa hai loại đình chỉ này nên đối với người phạm tội bị phạt tù nhưng chưa bị bắt vào trại giam, người đã kháng nghị lại ra quyết định hoãn thi hành án thay vì ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án vì họ cho rằng chỉ có người đang bị giam thì mới gọi là tạm đình chì. Quan niệm như vậy rõ ràng là chưa phân biệt được thế nào là “thi hành bản án” và thế nào là “thi hành hình phạt tù”.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật hình sự, luật tố tụng hình sự về tái thẩm- Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê