1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ở Việt Nam

Theo Điều 145 Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định về: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

Theo đó, Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được quy định là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Theo Điều 146 Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định về các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm 2 loại:

– Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

– Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

 

2. Hợp đồng thuê tàu theo pháp luật Việt Nam

Thứ nhất nguyên tắc áp dụng quy định pháp luật trong hợp đồng thuê tàu như sau:

“Các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của chủ tàu và người thuê tàu quy định tại Chương IX Bộ luật hàng hải này chỉ áp dụng khi chủ tàu và người thuê tàu không có thỏa thuận khác.”

Vậy chủ tàu và người thuê tàu theo quy định ở trên, họ có thể có các thỏa thuận khác giữ hai bên mà không nhất thiết phải có thực hiện quyền và nghĩa vụ trong chương IX Bộ luật hàng hải quy định.

Theo đó, tại Điều 215 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về hợp đồng thuê tàu như sau:

“Hợp đồng thuê tàu là hợp đồng được giao kết giữa chủ tàu và người thuê tàu, theo đó chủ tàu giao quyền sử dụng tàu biển của mình cho người thuê tàu trong một thời hạn nhất định với mục đích cụ thể được thỏa thuận trong hợp đồng và nhận tiền thuê tàu do người thuê tàu trả.” Như vậy hợp đồng thuê tàu là sự thảo thuận bày tỏ sự đồng thuận của mình khi muốn giao dịch với bên kia.

Về hình thức hợp đồng thuê tàu bao gồm: Hợp đồng thuê tàu được giao kết theo hình thức hợp đồng thuê tàu định hạn hoặc hợp đồng thuê tàu trần. Hợp đồng thuê tàu phải được giao kết bằng văn bản.

 

3. Quy định về hợp đồng thuê tàu định hạn ở Việt Nam

– Cơ sở pháp lý: Bộ luật hàng hải năm 2015

a. Khái niệm và nội dung hợp đồng thuê tàu định hạn

– Hợp đồng thuê tàu định hạn là hợp đồng thuê tàu, theo đó chủ tàu cung cấp một tàu cụ thể cùng với thuyền bộ cho người thuê tàu.

– Hợp đồng thuê tàu định hạn có các nội dung sau đây:

+ Tên chủ tàu, tên người thuê tàu;

+ Tên, quốc tịch, cấp tàu; trọng tải, công suất máy, dung tích, tốc độ và mức tiêu thụ nhiên liệu của tàu;

+ Vùng hoạt động của tàu, mục đích sử dụng, thời hạn hợp đồng;

+ Thời gian, địa điểm và điều kiện của việc giao và trả tàu;

+ Tiền thuê tàu, phương thức thanh toán;

+ Các nội dung liên quan khác…

b. Quyền và nghĩa vụ người thuê tàu định hạn

– Quyền người thuê tàu định hạn

+ Người thuê tàu có toàn quyền sử dụng các khu vực chuyên dùng ở trên tàu để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý.

+ Người thuê tàu không có quyền sử dụng khu vực khác ở trên tàu để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý, trừ trường hợp được chủ tàu đồng ý.

– Nghĩa vụ của người thuê tàu định hạn

+ Người thuê tàu có nghĩa vụ sử dụng tàu đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng và phải quan tâm thích đáng các quyền lợi của chủ tàu.

+ Người thuê tàu có nghĩa vụ bảo đảm tàu chỉ được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý hợp pháp.

+ Sau khi hết hạn cho thuê tàu, người thuê tàu có nghĩa vụ trả tàu cho chủ tàu đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kỹ thuật đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ những hao mòn tự nhiên của tàu.

c. Chấm dứt hợp đồng thuê tàu định hạn

Khi một hợp đồng thuê tàu định hạn được chấm dứt khi có một trong những nội dung sau;

– Người thuê tàu có quyền chấm dứt hợp đồng và được đòi bồi thường thiệt hại liên quan, nếu chủ tàu có lỗi trong khi thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 221 của Bộ luật này.

– Cả hai bên có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường, nếu xảy ra chiến tranh, bạo loạn hoặc do thực hiện các biện pháp cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm cản trở việc thực hiện hợp đồng mà các sự kiện đó không thể chấm dứt sau một thời gian chờ đợi hợp lý.

– Hợp đồng thuê tàu đương nhiên chấm dứt, nếu tàu mất tích, chìm đắm, phá hủy, bị coi là hư hỏng không sửa chữa được hoặc việc sửa chữa là không có hiệu quả kinh tế.

 

4. Hợp đồng thuê tàu trần theo pháp luật Việt Nam

– Cơ sở pháp lý: Bộ luật hàng hải năm 2015

a. khái niệm và đặc điểm nội dung của hợp đồng thuê tàu trần

– Hợp đồng thuê tàu trần là hợp đồng thuê tàu, theo đó chủ tàu cung cấp cho người thuê tàu một tàu cụ thể không bao gồm thuyền bộ.

– Hợp đồng thuê tàu trần có các nội dung sau đây:

+ Tên chủ tàu, tên người thuê tàu;

+ Tên, quốc tịch, cấp tàu; trọng tải và công suất máy của tàu;

+ Vùng hoạt động của tàu, mục đích sử dụng tàu và thời gian thuê tàu;

+ Thời gian, địa điểm và điều kiện của việc giao và trả tàu;

+ Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa tàu;

+ Tiền thuê tàu, phương thức thanh toán;

+ Bảo hiểm tàu;

+ Thời gian, điều kiện chấm dứt hợp đồng thuê tàu;

+ Các nội dung liên quan khác…

b. Nghĩa vụ của chủ thuê và người thuê tàu trần

– Nghĩa vụ của chủ tàu trong thuê tàu trần như sau:

+ Chủ tàu phải mẫn cán trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình để giao tàu đủ khả năng đi biển và các giấy tờ của tàu cho người thuê tàu trần tại địa điểm và thời gian được thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu.

+ Trong thời gian cho thuê tàu trần, chủ tàu không được thế chấp tàu nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người thuê tàu; trường hợp chủ tàu làm trái với quy định này thì phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người thuê tàu.

+ Trường hợp tàu bị bắt giữ vì các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu hoặc các khoản nợ của chủ tàu, chủ tàu phải bảo đảm lợi ích của người thuê tàu không bị ảnh hưởng và phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người thuê tàu.

– Nghĩa vụ của người thuê tàu trần

+ Người thuê tàu có nghĩa vụ bảo dưỡng tàu và các trang thiết bị của tàu trong thời gian thuê tàu trần.

+ Người thuê tàu có nghĩa vụ sửa chữa các hư hỏng của tàu trong thời gian thuê tàu và phải thông báo cho chủ tàu biết. Chủ tàu chịu trách nhiệm trả tiền sửa chữa, nếu các tổn thất phát sinh ngoài phạm vi trách nhiệm của người thuê tàu.

+ Trong thời gian thuê tàu trần, người thuê tàu phải chịu chi phí bảo hiểm cho tàu với giá trị và cách thức đã được thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu.

+ Trong thời gian thuê tàu trần, nếu việc sử dụng, khai thác tàu của người thuê tàu gây ra thiệt hại cho chủ tàu thì người thuê tàu có nghĩa vụ khắc phục hoặc bồi thường thiệt hại đó.

 

5. Khi nào hợp đồng thuê tàu được coi là đã xác lập và ràng buộc các bên theo pháp luật Anh

Theo pháp luật của Vương quốc Anh, pháp luật không có quy định bắt buộc nào về hình thức của hợp đồng thuê tàu giữa các chủ thể với nhau. Vì vậy, về mặt lý thuyết, hợp đồng thuê tàu giữa các bên có thể được lập bằng văn bản hoặc bằng miệng.

Tuy nhiên, trong thực tiễn hàng hải ở Anh nói riêng thường có hai giai đoạn để hình thành và xác lập hợp đồng thuê tàu đối với các bên, cụ thể như sau:

a. Giai đoan thứ nhất

Đây là giai đoạn đàm phán về các điều khoản cơ bản của hợp đồng thuê tàu. Nếu hai bên thống nhẩt được với nhau, thì giai đoạn này đuợc kết thúc bằng một thỏa thuận không chính thức (informal agreement), sau đó các bên tổng hợp và xác nhận lại các vấn đề đã thỏa thuận (recap).

b. Giai đoạn thứ 2

Đây là giai đoạn soạn thảo và ký kết hợp đồng thuê tàu.

Nếu trường hợp vì một lý do nào đó mà hợp đồng thuê tàu không được ký kết và xảy ra tranh chấp, Tòa án hay Trọng tài Anh thưòng nghiên cứu kỹ các thư từ, điện tín trao đổi giữa các bên ở giai đoạn đàm phán để xác định xem liệu hợp đồng thuê tàu đã được xác lập hay chưa? Thông thường, thỏa thuận không chính thức (thỏa thuận qua các văn bản giao d|ch) vẫn có giá trị ràng buộc các bên, nếu qua đàm phán hai bên đã đạt được sư nhất trí về các điều khoản cơ bản của hợp đồng thuê tàu.

Tuy nhiên, nếu trong các văn bản giao dịch các bên có bảo lưu rõ ràng rằng kết quả đàm phán, thương lượng “phụ thuộc vào việc ký hợp đồng” (subject to contract), thì trong trường hợp này, ý chí của các bên là mọi thỏa thuận đạt được trong giai đoạn đàm phán không có giá trị ràng buộc các bên cho đến khi hợp đồng thuê tàu chính thức được ký kết.

Ví dụ chứng minh: Trong vụ Sociedade Portuguesa V. Hvalsfslak Polaris (1952), sau một thời gian dài thương lượng giữa người thuê ở Bò Đào Nha và chủ tàu Na Uy, có một lượng lớn thư từ, điện tín được trao đổi qua các nhà môi giới ở London và Oslo. Trong một số văn bản giao dịch, nhà môi giới của chủ tàu nêu rô ràng thương lượng phụ thuộc vào việc ký hợp đồng (negotiating subject to contract). Các bên đã đạt được thỏa thuận về các điều khoản cơ bản của hợp đồng thuê tàu, nhung sau đó hợp đồng không đuợc ký kết và người thuê ỏ Bồ Đào Nha từ chối việc thuê tàu.

Chính vì vậy chủ tàu đã khởi kiện đòi bồi thường tổn thất vì cho rằng là người thuê đã vi phạm hợp đồng thuê tàu giữa hai bên đã thỏa thuận. Tòa án ra phán quyết rằng qua các văn bản giao dịch có thể thấy các bên chủ định rằng “thương lượng phụ thuộc vào việc ký hợp đồng”. Trong hoàn cảnh như vậy, hợp đồng thuê tàu chỉ được xác lập khi đã được hai bên chính thức ký kết. Vì vậy, thương nhân Bồ Đào Nha không phải bồi thường thiệt hại cho chủ tàu mà hai bên đã ký kết.

Trân trọng!.