Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191
1. Cơ sở pháp lý:
– Hiến pháp năm 2013
– Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
– Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
– Luật tổ chức Quốc hội năm 2014
– Bộ luật dân sự năm 2015
2. Quy đinh về quyền tự do lập hội, hội họp hòa bình
2.1. Trong pháp luật quốc tế
Trong pháp luật quốc tế, quyền này đầu tiên được ghi nhận trong Điều 20 UDHR. Ngoài việc quy định mọi người đều có quyên tự do hội họp và lập hội một cách hoà bình, Điều này còn nêu rõ (trong khoản 2), không ai bị ép buộc phải tham gia vào bất cứ hiệp hội nào. Sau đó quyền này được tái khẳng định và cụ thể hóa trong hai Điều 21 và Điều 22 ICCPR.
Theo Điều 21 ICCPR, quyền hội họp được kèm theo điều kiện “hòa bình”, tức là phải mang tính ôn hòa, không được mang tính bạo lực, gây rối, làm ảnh hường đến hoạt động chung của xã hội. Đặc biệt, cả hai Điều 21 và 22 đều nêu rõ, việc thực hiện quyền hội họp và lập hội có thể phải chịu những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏe và đạo đức xã hội hoặc bảo vệ quyền và tự do của những người khác. Điều đó có nghĩa là quyền này cũng không mang tính tuyệt đối. Ngoài hạn chế đó, theo Điều 22 các quốc gia có thể đặt ra những hạn chế về thực hiện quyền này với những người làm việc trong các lực lượng vũ trang và cảnh sát.
2.2. Trong pháp luật Việt Nam
Về quyền này, trong pháp luật Việt Nam, Điều 25 Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Đê hiện thực hóa quy định này của Hiến pháp, (Điều 163) BLHS quy định về tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Quyền lập hội còn được quy định chi tiết trong Luật về quyền lập hội (năm 1957), Nghị định 88/2003/NĐ-CP (ngày 30/7/2003) hướng dẫn thi hành luật và một số văn bản dưới luật khác.
Căn cứ vào những giới hạn có thể áp đặt với quyền này nêu ở các Điều 21, 22 ICCPR, Điều 118 BLHS đồng thời quy định tội phá rối an ninh mà cấu thành hành vi là kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức. Về khía cạnh này, Nghị định của Chính phủ số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 cũng quy định cụ thê’ về các hành vi bị cấm nhằm bảo đảm trật tự noi công cộng, thủ tục đăng ký tập trung đông người ở noi công cộng với ƯBND có thẩm quyền.
3. Quy định về quyền được bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước
3.1. Trong pháp luật quốc tế
Trong Luật nhân quyền quốc tế, quyền này được quy định trong Điều 25 ICCPR, theo đó, mọi công dân không có bất kỳ sự phân biệt hoặc sự hạn chế bất hợp lý nào đều có quyền bầu cử, ứng cử và quyền có cơ hội tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn.
Theo ủy ban giám sát thực hiện ICCPR, để bảo đảm tốt quyền bầu cử, ứng cử của công dân, các quốc gia thành viên cần có biện pháp khắc phục những trở ngại về ngôn ngữ, tình trạng mù chữ cũng như đói nghèo khiến công dân không thể thực hiện đầy đủ quyền này. Thêm vào đó, các quốc gia cũng phải bảo đảm là các cuộc bầu cử phải diễn ra một cách tự do và công bằng.
3.2. Trong pháp luật Việt Nam
Trong pháp luật Việt Nam, quyền này trước hết được ghi nhận trong các Điều 27, 28 của Hiến pháp. Theo Điều 28:
“1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
Điều 27 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”
Các quy định trong Hiến pháp về quyền bầu cử và ứng cử của công dân được cụ thể hoá trong Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Theo các Điều này, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Để bảo vệ quyền bầu cử, ứng cử của công dân, BLHS có hai điều về Tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân (Điều 160), và Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân (Điều 161).
Về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, ngoài quy định nêu trên của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam còn có nhiều quy định khác nhằm tạo điều kiện cho công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua việc giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ công chức nhà nước và đại biểu dân cử. Cụ thể, Điều 96 Hiến pháp quy định Chính phủ có trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của nhân dân; Điều 8 Hiến pháp quy định: Các cơ quan, cán bộ và viên chức nhà nước phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của dân; Điều 79 Hiến pháp quy định: Nghĩa vụ của các đại biểu Quốc hội phải thu thập và phản ánh trung thực ý kiến của cử tri vói Quốc hội và các cơ quan nhà nước hữu quan. Theo Điều 27 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 đại biểu Quốc hội chịu sự giám sát của cử tri, mỗi năm một lần đại biểu phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ của mình; cử tri có thể trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu đại biểu báo cáo công tác và có thể nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu.
4. Quy định về quyền được bảo vệ đời tư
4.1. Trong pháp luật quốc tế
Trong Luật nhân quyền quốc tế, quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 12 UDHR. Theo Điều này, không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy.
Quy định trong Điều 12 LTDHR sau đó được tái khẳng định trong Điều 17 ICCPR. Một số khía cạnh liên quan đến nội dung Điều 17 ICCPR sau đó được ủy ban giám sát công ước làm rõ thêm trong Bình luận chung số 16 thông qua tại phiên họp lần thứ 31 năm 1988 của ủy ban, có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau:
Thứ nhất, Điều 17 ICCPR nhằm ngăn chặn những hành vi xâm phạm tùy tiện và bất hợp pháp vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự, uy tín của mọi người mà có thể do bất kỳ chủ thể nào gây ra, kể cả các quan chức và cơ quan nhà nước (các đoạn 1 và 9).
Thứ hai, thuật ngữ can thiệp “bất hợp pháp” (unlawful) dùng trong Điều 17 hàm nghĩa bất kỳ sự can thiệp nào vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự, uy tín của mọi người mà không được quy định trong pháp luật. Những can thiệp hợp pháp vào đời tư phải được quy định trong pháp luật và phải phù họp với các quy định khác của ICCPR (đoạn 3).
Thứ ba, thuật ngữ “can thiệp tùy tiện” (arbitrary interference) dùng trong Điều 17 hàm nghĩa cả những can thiệp bất hợp pháp và những can thiệp được quy định trong pháp luật nhưng không phù hợp với các quy định khác của ICCPR (đoạn 4).
Thứ tư, thuật ngữ “gia đình” (family) dùng trong Điều 17 cần được hiểu theo nghĩa rộng là bất cứ từ nào chỉ nhà ở hay nơi cư trú của một người mà được sử dụng trong xã hội của các quốc gia thành viên, ví dụ như từ “home” ở nước Anh, “manzel” ở các nước A-rập, “zóhzhi” ở Trung Quốc, “domicile” ở Pháp, “zhilische” ở Liên bang Nga, “domiciUo” ở Tây Ban Nha… (đoạn 5).
Thứ năm, vì sự an toàn của tất cả mọi người trong xã hội, quyền về sự riêng tư không phải là quyền tuyệt đối. Tuy nhiên, các quốc gia chỉ nên thu thập thông tin về đời tư nếu như những thông tin đó là thiết yếu để bảo đảm lợi ích chung của xã hội như được thừa nhận trong ICCPR (đoạn 7).
Thứ sáu, theo quy định ở Điều 17, tính toàn vẹn và bảo mật của thư tín phải được bảo đảm cả về mặt pháp lý và thực tế. Thư từ phải được giao tận tay người nhận mà không bị chặn lại, mở ra hay nói cách khác là xem trước. Việc theo dõi, bất kể bằng biện pháp điện tử hay các biện pháp khác, ví dụ như nghe trộm điện thoại, điện tín… đều bị nghiêm cấm. Việc lục soát nhà cửa phải bị giới hạn chỉ được sử dụng trong trường hợp để tìm chứng cứ cần thiết và không được phép gây phiền nhiễu cho chủ nhà. Việc khám xét thân thể phải theo cách thức phù hợp để bảo đảm nhân phẩm của người bị khám xét; người khám xét phải cùng giới tính với người bị khám xét (đoạn 8).
Thứ bảy, việc thu thập và lưu giữ các thông tin cá nhân trong máy tính, các ngân hàng dữ liệu và các thiết bị khác, cho dù là bởi các quan chức nhà nước hay các thể nhân, pháp nhân khác, đều phải được quy định trong pháp luật. Để bảo đảm bảo vệ đời tư một cách hiệu quả, mỗi cá nhân cần có quyền được biết liệu thông tín cá nhân của mình có bị thu thập, lưu giữ bời chủ thể nào không và nếu có, thì ở đâu, nhằm mục đích gì, chủ thể quản lý thông tin cá nhân của mình là ai? Mỗi cá nhân cũng cần có quyền yêu cầu sửa chữa hoặc xóa bỏ thông tín cá nhân của mình nếu thông tin đang được lưu trữ không chính xác, hoặc bị thu thập hay lưu trữ một cách trái pháp luật (đoạn 10).
Thứ tám, Điều 17 cũng đặt ra trách nhiệm vói các quốc gia thành viên trong việc ban hành các quy định pháp luật cần thiết để bảo vệ danh dự và uy tín của các cá nhân, bao gồm những quy định cho phép mọi người có khả năng tự bảo vệ trước những hành vi can thiệp hoặc xâm hại bất hợp pháp hay tùy tiện vào danh dự, uy tín của mình (đoạn 11).
4.2. Trong pháp luật Việt Nam
Trong pháp luật Việt Nam, quyền được bảo vệ đời tư trước hết được quy định tại Điều 73 Hiến pháp và được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật khác. Theo các quy định này, mọi công dân, không có sự phân biệt về bất cứ yếu tố gì, trong đó có vấn đề sức khoẻ, đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức thông tin điện tử khác. Điều 38 (khoản 2) BLDS nêu rõ, việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập