1. Quy định chung về Quốc hội
Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra theo các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội có nhiệm kì là 5 năm.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định các chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.
Quốc hội vừa mang chủ quyền nhà nước vừa mang chủ quyền của nhân dân.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1) Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2) Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
3) Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;
4) Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
5) Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
6) Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và chính quyền địa phương;
7) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
8) Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải tán đơn vị hành chính – kính tế đặc biệt.
9) Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;
10) Quyết định đại xá;
11) Quyết định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác, quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước,
12) Quyết định vấn đề về chiến tranh-và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
13) Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại, phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp kí. Phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điểu ước quốc tế khác đã được kí kết hoặc gia nhập theo để nghị của Chủ tịch nước;
14) Quyết định việc trưng cầu ý dân.
2. Quy định chung về Đại biểu Quốc hội
Đai biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.
Đại biểu Quốc hội có địa vị pháp lí đặc biệt, họ vừa là đại diện chính thức của nhân dân vừa là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; đại biểu quốc hội là cầu nối quan trọng giữa chính quyền nhà nước với nhân dân.
Đại biểu Quốc hội phải là công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên, có quyển ứng cử, được hiệp thương và đưa vào danh sách ứng cử viên chính thức và được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu; trong cuộc bầu cử Quốc hội theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã được cử trí tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội và được Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội xác định đủ tư cách làm đại biểu Quốc hội. Ở Việt Nam hiện nay có đại biểu Quốc hội chuyên trách và đại biểu quốc hội không chuyên trách (Xt. Đại biểu Quốc hội chuyên trách; Đại biểu quốc hội không chuyên trách).
Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra bằng tổng tuyển cử tự do. Đó là những đại biểu chân chính của nhân dân. Các đại biểu Quốc hội là những người được bầu ra để thay mặt nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Các đại biểu Quốc hội nước ta theo tinh thần của Lênin là những người:
“Tự mình công tác, tự mình áp dụng những luật pháp của mình, tự mình kiểm tra lẩy những tác dụng của luật pháp ẩy, tự mình chịu trách nhiệm trước cử tri của mình”.
Địa vị pháp lý đặc biệt của đại biểu Quốc hội được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội, bao gồm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức hoạt động của đại biểu Quốc hội.
3. Nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội
Được cử tri tín nhiệm bầu ra, đại biểu Quốc hội phải chịu trách nhiệm trước cử tri đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri. Để cử tri có thể thực hiện được sự giám sát đó, đại biểu Quốc hội phải thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan đồng thời phải báo cáo với cử tri không những về hoạt động của mình mà cả về hoạt động của Quốc hội. Mỗi năm ít nhất một lần đại biểu phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Cử tri có thể trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc yêu cầu đại biểu báo cáo công tác và có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các kì họp Quốc hội, tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, tích cực làm cho các kì họp đạt kết quả tốt. Trong kì họp của Quốc hội, đại biểu có nhiệm vụ tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội, của tổ hoặc đoàn đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tuyên truyền, phô biến Hiến pháp, luật, các nghị quyết của Quốc hội và pháp luật của Nhà nước, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý nhà nước.
Tiếp công dân là nhiệm vụ thường xuyên của đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội tiếp dân theo định kì, theo lịch tại trụ sở tiếp dân và tiếp dân tại nhà ở, tại nơi công tác. Đại biểu Quốc hội tiếp dân để nghe nhân dân góp ý xây dựng nhà nước đồng thời giúp dân giải quyết những thắc mắc, kiến nghị, khiếu nại và tố cáo.
Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội theo chương trình và lịch của đoàn.
Đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội có nhiệm vụ tham gia hoạt động, hoàn thành các phần việc được giao, tham gia sinh hoạt đều đặn theo chương trình và kế hoạch của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban đó của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ giữ mối quan hệ và thông báo tình hình hoạt động của mình với Chủ tịch Quốc hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc địa phương.
4. Quyền hạn của đại biểu Quốc hội
Quyền hạn quan trọng nhất của đại biểu Quốc hội là tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội tại các kì họp Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có quyền tham gia thảo luận, tranh luận hoặc tham gia về các vấn đề ghi trong chương trình kì họp hoặc những vấn đề được đưa ra để thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, tại các cuộc họp tổ, đoàn hoặc các tổ chức khác của Quốc hội mà các đại biểu Quốc hội là thành viên.
Đại biểu Quốc hội có quyền sáng kiến lập pháp, tức là quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội, dự án pháp lệnh ra trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang hoặc của công dân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt những hành vi trái pháp luật đó.
Đại biểu Quốc hội có quyền gặp gỡ và yêu cầu các cơ quan nhà nước, Ưỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên Mặt trận, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ hang cung cấp tình hình và tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động của đại biểu.
Đại biểu Quốc hội có quyền tham gia bầu cử và có thể được bầu vào các cơ quan nhà nước, các cơ quan lãnh đạo, các tổ chức của Quốc hội; các đại biểu Quốc hội đều bình đẳng trong bầu cử.
Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết về các dự án luật, các nghị quyết, các dự án, các báo cáo …Các đại biểu Quốc hội được quyền tự do thể hiện quan điểm của mình về một vấn đề được đưa ra Quốc hội quyết định bằng cách biểu quyết thông qua các vấn đề đó. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc bỏ quyền biểu quyết.
Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự các ki họp Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có quyền phát biểu ý kiến nhung không biểu quyết. Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp thông báo cho đại biểu Quốc hội ngày họp Hội đồng nhân dân cấp mình, mời đại biểu Quốc hội tới dự và cung cấp tài liệu cần thiết
5. Quy định của Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 về Đại biểu Quốc hội
Về tiêu chuẩn của Đại biểu Quốc hội, theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, để trở thành đại biểu Quốc hội phải đáp ứng 05 điều kiện như trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp; Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội… Hiện nay Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội bổ sung thêm 01 điều kiện là “Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”.
Về số lượng đại biểu quốc hội, Luật Tổ chức quốc hội năm 2014 quy định tổng số đại biểu Quốc hội không quá 500 người, gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách. Trong đó, số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, Luật sửa đổi đã nâng số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên “ít nhất là 40% tổng số đại biểu Quốc hội”.
Đồng thời Luật bổ sung quy định: số lượng và danh sách đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, phê chuẩn. Cơ quan cỏ thẩm quyền quản lý cán bộ ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo phân cấp chịu trách nhiệm quản lý công tác cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại địa phương mình theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của các đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương. Chính quyền địa phương ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bố trí trụ sở làm việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội, tổ chức và bảo đảm kinh phí hoạt động cho Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.