1. Quy định mới về phù hiệu xe ô tô ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Xin cho hỏi xe tải có trọng tải từ 04 – 16 tấn thuộc quyền sở hữu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư nhân nhưng không kinh doanh dịch vụ chỉ chở hàng cho Công ty thì phải làm thủ tục xin cấp phù hiệu như thế nào, và Cơ quan nào cấp phù hiệu đó?

Xin cảm ơn và mong được hồi âm.

>> Hướng dẫn thủ tục cấp phù hiệu cho xe tải, gọi ngay: 1900.0191

 

Trả lời:

Đối với xe ô tô vận chuyển hàng hóa sử dụng nội bộ thì việc cấp phù hiệu được thực hiện theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Công ty bạn cần đăng ký kinh doanh vận tải và đăng ký phù hiệu với phù hiệu “XE TẢI” hoặc ” XE ĐẦU KÉO” hoặc ” XE-CÔNG-TEN-NƠ” tùy thuộc vào loại xe.

Đơn vị có xe ô tô vận tải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ bao gồm:

“a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này.

b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp), Giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.”

Kính gửi Tổng đài tư vấn luật – Công ty tôi là công ty sản xuất nông sản, chuyên về chế biến hạt điều và có nhà máy đặt tại tỉnh Tây Ninh, Long An và Phan Thiết. – Công ty có 1 số xe tải tải trọng từ 7 tấn đến 10 tấn dùng để vận chuyển hàng hoá nội bộ trong công ty, từ các kho ở nhà máy này đi nhà máy kia và không sử dụng các xe tải này cho mục đích vận chuyển thuê hay cho thuê. – Vậy trong trường hợp này, công ty tôi có phải đăng ký GẮN PHÙ HIỆU VÀ GẮN THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH XE như trong TT86/2014 không?

=> Theo quy định tại THÔNG TƯ 12/2020/TT-BGTVT QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ DO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN HÀNH nêu trên thì công ty bạn cần đăng ký phù hiệu ” XE TẢI” cho các xe này

Theo quy định tại Thông tư 12/2020 thì công ty bạn phải lắp đặt thiết bị giám sắt hành trình xe.

2. Thắc mắc về cấp phù hiệu xe tải hệ thống giám sát hành trình xe ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Anh chị vui lòng cho e hỏi: cty em có xe tải 15mt, có 2 tài xế xe tải, em muốn làm phương án kinh doanh va an toàn giao thông thi làm sao ah? Cảm ơn Anh/Chị.

Thưa Luật sư của LVN Group, Xin hỏi tôi đang đi xe ford transit chuyển đăng ký thành xe tải van.trọng tải đăng ký 1350kg. Xin hỏi tôi có phải xin giấy phù hiệu vận tải không, và khi tham gia giao thông đi vào làn xe nào, nếu có biển cấm xe tải 1 tấn xe tôi có được đi vào không ? Xin cảm ơn

Thưa Luật sư của LVN Group, cho em hỏi: về việc lô gô xe lớn được dán trên cánh cửa được viết tắt như thế nào? khối lượng toàn bộ và tất cả được sắp xếp như thế nào? tại e thấy những người lưu thông đều gì khác nhau ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Cho hỏi Quy trình bảo đảm an toàn giao thông cần hướng dẫn tài xế làm những gì? nội dung cụ thể như thế nào? ( bên đoàn thanh tra yêu cầu HTX làm bảng hướng dẫn tài xế liên quan đến phụ lục 8b quy trình bảo đảm ATGT) ?

Nhờ anh chị tư vấn giúp em ạ. Xin cảm ơn!

 

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, là điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Căn cứ Điều 12, 13 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, Đơn vị kinh doanh vận tải phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

2. Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:

a) Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

b) Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

c) Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

3. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

a) Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

b) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);

c) Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.

5. Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

6. Về tổ chức, quản lý:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;

b) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông

d) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.

Thứ hai là quy định về việc lắp thiết bị giám sát hành trình của xe.

Căn cứ Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 12. Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.”

Thứ ba là Quy định đối với lái xe, người điều hành vận tải và xe oto hoạt động kinh doanh vận tải và phù hiệu xe

Căn cứ Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 11. Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách, bến xe hàng phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông.2. Quy trình bảo đảm an toàn giao thông phải thể hiện rõ các nội dung sau:a) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải: theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải; thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị); chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình; có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách); tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe; có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;b) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng: Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông.3. Đơn vị kinh doanh vận tảia) Sử dụng xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải phải đáp ứng các điều kiện tham gia giao thông theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 53, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 55 của Luật giao thông đường bộ; phải có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm (trừ xe buýt nội tỉnh) và có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe;b) Không sử dụng xe ô tô khách có giường nằm hai tầng để hoạt động trên các tuyến đường cấp V và cấp VI miền núi;c) Sử dụng lái xe kinh doanh vận tải phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng;d) Lập, cập nhật đầy đủ các nội dung quy định về quá trình hoạt động của phương tiện và lái xe thuộc đơn vị vào lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề lái xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 việc cập nhật được thực hiện qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ Giao thông vận tải.4. Đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe kinh doanh vận tải phải thực hiện thời gian làm việc trong ngày và thời gian lái xe liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật giao thông đường bộ. Thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục như sau:a) Đối với lái xe taxi, xe buýt nội tỉnh tối thiểu là 05 phút;b) Đối với lái xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt liên tỉnh, xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô vận tải khách du lịch, xe ô tô vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe ô tô vận tải hàng hóa tối thiểu là 15 phút.5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về xây dựng, thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và lộ trình áp dụng quy trình bảo đảm an toàn giao thông đối với bến xe; quy định nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông; hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe; hướng dẫn lập, cập nhật lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề lái xe.”

3. Mua xe tải 5 tấn làm nghề kinh doanh vận tải có phải đăng ký phù hiệu không ?

Chào Luật sư của LVN Group LVN Group. Nhà em mới mua 1 chiếc xe tải 5 tấn. Nay em muốn làm thủ tục cấp phù hiệu xe tải. Em đã xin được giấy phép kinh doanh vận tải do huyện cấp. Luật sư cho em hỏi là có phải xin giấy phép kinh doanh vận tải do sở GTVT cấp nữa không ạ ?

Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến:1900.0191

 

Trả lời:

Thứ nhất, theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư số 12/2020/TT- BGTVT yêu cầu toàn bộ xe tải có tải trọng từ 7 tấn trở lên, xe container, xe khách phải có phù hiệu xe tải do Sở giao thông vận tải cấp. Đối với trường hợp của anh sở hữu xe tải trọng 5 tấn nên cần đăng ký phù hiệu xe tải.

Thứ hai, bạn đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cấp huyện cấp và bạn cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe oto thì nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Giao thông vận tải cấp tỉnh cấp.

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ – CP:

“Điều 17. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).2. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;c) Người đại diện theo pháp luật;d) Các hình thức kinh doanh;đ) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”

 

4. Không đăng ký kinh doanh có được cấp phù hiệu xe không ?

Kính gửi: công ty luật LVN Group. Do yêu cầu của bộ GTVT, tôi làm hồ sơ xin cấp “Phù Hiệu Xe Tải” để kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường. Tôi có 05 xe tải cần cấp phù hiệu, trong đó 3 chiếc do tôi đứng tên, 2 chiếc do vợ tôi đứng tên. Khi xin cấp phù hiệu thì bên sở giao thông yêu cầu tôi làm hợp đồng thuê lại 2 chiếc xe của vợ tôi đứng tên.

Với điều kiện vợ tôi phải đăng ký “hộ kinh doanh” trong đó có đăng ký ngành nghề là “cho thuê xe”. Xin nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn yêu cầu như thế có đúng không. Nếu vợ tôi *không* đăng ký “hộ kinh doanh” thì hợp đồng thuê xe của tôi và vợ tôi có giá trị pháp lý hay không, và có thể dùng hợp đồng đó để xin cấp phù hiệu cho 2 chiếc xe mà vợ tôi đứng tên được không?

Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp gọi:1900.0191

 

Trả lời:

Phù hiệu xe được cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, và hồ sơ để cấp phù hiệu xe tải bao gồm cả hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản.

– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy , trường hợp vợ bạn có 02 xe ô tô tải và muốn kinh doanh không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh theo quy định nêu trên. Cho nên, vợ bạn muốn kinh doanh thì phải thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương VIII Nghị định 78/2015/NĐ- CP về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp, vợ bạn không đăng ký kinh doanh mà cho bạn thuê xe thì hợp đồng đó không có giá trị pháp lý và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 185/2013/ NĐ- CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 185/2013/ NĐ- CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.