Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Môi trường của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Môi trường, gọi:  1900.0191

Cơ sở pháp lý: 

– Luật bảo vệ môi trường năm 2020

– Nghị định 08/2022/NĐ-CP

– Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

1. Di sản thiên nhiên là gì?

Theo quy định tại Điều 20 Luật bảo vệ môi trường 2020, di sản thiên nhiên bao gồm:

a) Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

b) Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;

c) Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật này.

2. Nội dung bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

Nội dung bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định tại Điều 21 Luật bảo vệ môi trường gồm:

– Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.

– Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

– Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ di sản thiên nhiên. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được hưởng quyền lợi từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định của pháp luật.

3. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định, điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên bao gồm điều tra, đánh giá định kỳ 05 năm một lần và hoạt động điều tra, đánh giá khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Việc điều tra, đánh giá định kỳ bao gồm các nội dung sau đây:

a) Diễn biến môi trường và các giá trị thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn theo tiêu chí xác lập, công nhận di sản thiên nhiên;

b) Hoạt động phát triển kinh tế – xã hội có tác động xấu đến môi trường di sản thiên nhiên; hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị tài nguyên, dịch vụ hệ sinh thái của di sản thiên nhiên;

c) Hoạt động phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn các giá trị của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên; thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật;

d) Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên thực hiện điều tra, đánh giá định kỳ di sản thiên nhiên theo các nội dung quy định; gửi báo cáo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có di sản thiên nhiên và cập nhật kết quả điều tra, đánh giá theo nội dung quy định vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được ưu tiên sử dụng nguồn lực và thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, quy định pháp luật có liên quan và quy định dưới đây:

a) Quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn tỉnh. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; tổ chức xây dựng và phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên đối với di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối với các di sản thiên nhiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường đã có quy chế, kế hoạch, phương án quản lý trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy chế, kế hoạch, phương án quản lý đó có trách nhiệm lồng ghép, cập nhật các nội dung theo quy định tại Nghị định này vào quy chế, kế hoạch, phương án theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản, di sản văn hóa trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;

b) Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên phải đáp ứng tiêu chí về năng lực quản lý và bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức, huy động lực lượng và nguồn lực, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật, các quy chế, kế hoạch đã được phê duyệt; được bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; tổ chức giám sát, kịp thời ngăn chặn hành vi xâm hại di sản thiên nhiên; tổ chức bán vé, thu phí tham quan và dịch vụ; quản lý, sử dụng nguồn thu theo quy định của pháp luật; tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ và quản lý di sản thiên nhiên; tham gia quản lý, liên kết và giám sát các hoạt động đầu tư, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong khu vực di sản thiên nhiên; thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan có thẩm quyền giao.

Đối với khu dự trữ sinh quyển thế giới và công viên địa chất toàn cầu nằm trên địa bàn rộng, có các khu vực sản xuất, khu dân cư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban quản lý liên ngành và bảo đảm nguồn lực hoạt động để quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;

c) Việc thành lập ban quản lý hoặc giao tổ chức quản lý di sản thiên nhiên trong trường hợp di sản thiên nhiên là khu bảo tồn thiên nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản. Việc thành lập ban quản lý hoặc giao tổ chức quản lý trong trường hợp di sản thiên nhiên là danh lam thắng cảnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Trường hợp di sản thiên nhiên có các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc các danh lam thắng cảnh do các ban quản lý khác nhau quản lý hoặc được giao cho các tổ chức khác nhau quản lý thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sắp xếp hoặc chỉ giao một ban quản lý hoặc một tổ chức có năng lực và bảo đảm nguồn lực quản lý di sản thiên nhiên đó.

Trường hợp di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sáp nhập hoặc giao một ban quản lý hoặc giao một tổ chức quản lý di sản thiên nhiên đó;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mô hình ban quản lý hoặc giao tổ chức quản lý di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này. Trường hợp di sản thiên nhiên không thuộc quy định tại điểm c khoản này nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mô hình quản lý hoặc giao tổ chức quản lý di sản thiên nhiên đó;

đ) Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng đầu tư, thành lập, quản lý, sử dụng và phát triển bền vững các di sản thiên nhiên.

4. Mẫu báo cáo kết quả điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên

>>> Mẫu số 08 phụ lục I ban hành tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

(1)
(2)
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:  /BC-(3)..

(Địa danh), ngày …..tháng…năm…..

 

BÁO CÁO

Kết quả điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên (4)

1. Thông tin chung về di sản thiên nhiên:

– Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích di sản thiên nhiên và phân vùng di sản thiên nhiên kèm theo bản đồ;

2. Diễn biến môi trường và các giá trị thiên nhiên của di sản

2.1. Hiện trạng di sản thiên nhiên (của năm điều tra, đánh giá)

– Chất lượng môi trường di sản thiên nhiên (chất lượng môi trường đất, nước, không khí);

– Hiện trạng cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học (mô tả hiện trạng cảnh quan, hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên, các loài và các giá trị đặc trưng của di sản thiên nhiên theo các tiêu chí xác lập).

– Hiện trạng quản lý di sản thiên nhiên: Mô tả thực trạng quản lý di sản thiên nhiên: tổ chức quản lý, công tác quản lý, nguồn lực quản lý, năng lực quản lý và các thông tin liên quan đến hiện trạng quản lý di sản thiên nhiên (nếu có).

2.2. Diễn biến và các giá trị thiên nhiên của di sản

– Diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí trong khu vực di sản thiên nhiên;

– Diễn biến các giá trị thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn của di sản thiên nhiên (đánh giá theo các tiêu chí xác lập, công nhận di sản thiên nhiên);

– Đánh giá sự biến động về chất lượng môi trường và các tiêu chí xác lập, công nhận di sản thiên nhiên theo các mốc thời gian điều tra, đánh giá.

3. Các hoạt động tác động đến di sản thiên nhiên

– Các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội có tác động xấu đến môi trường di sản thiên nhiên: liệt kê các hoạt động và đánh giá mức độ tác động;

– Các hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị tài nguyên, dịch vụ hệ sinh thái của di sản thiên nhiên: liệt kê các hoạt động và mức độ khai thác, sử dụng; đánh giá tác động đến di sản thiên nhiên.

– Các mối đe dọa khác tới di sản thiên nhiên và đánh giá tác động đến di sản thiên nhiên.

4. Các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên

– Các hoạt động phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn các giá trị của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên: liệt kê các hoạt động, kết quả triển khai và đánh giá kết quả;

– Thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật: liệt kê các giải pháp đã triển khai, kết quả đạt được và đánh giá kết quả.

5. Tổng hợp kết quả điều tra di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có)

– Kết quả điều tra, kiểm kê rừng trong di sản thiên nhiên;

– Kết quả kiểm kê hiện trạng sử dụng đất trong di sản thiên nhiên;

– Kết quả điều tra, quan trắc đa dạng sinh học, các dịch vụ hệ sinh thái của di sản thiên nhiên.

7. Phương hướng, kế hoạch trong 5 năm tới; đề xuất, kiến nghị

Các phụ lục đính kèm báo cáo:

– Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài bản địa, loài đặc hữu;

– Các kiểu, loại hình hệ sinh thái và sự phân bố trong khu vực di sản thiên nhiên;

– Kết quả quan trắc chất lượng môi trường, đa dạng sinh học di sản thiên nhiên;

– Danh mục các văn bản áp dụng và ban hành trong quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên;

– Danh mục các chương trình, dự án, đề tài trong nước và quốc tế liên quan đến quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học di sản thiên nhiên;

– Các phụ lục khác (nếu có).

 

Nơi nhận:
– UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
– Lưu: …

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA
NGƯỜI KÝ

(chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)

Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản của cơ quan xây dựng báo cáo

(2) Tên cơ quan xây dựng báo cáo

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan xây dựng báo cáo

(4) Tên di sản thiên nhiên và địa điểm

5. Nội dung quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

>>> Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

Nội dung quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

– Phạm vi điều chỉnh;

– Đối tượng áp dụng;

– Giải thích từ ngữ.

CHƯƠNG II. QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DI SẢN THIÊN NHIÊN

Mục 1. Quy định về ranh giới và phân vùng di sản thiên nhiên

– Ranh giới di sản thiên nhiên

– Phân vùng di sản thiên nhiên: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp (nếu có)

Mục 2. Quản lý các hoạt động trong di sản thiên nhiên

– Quy định tại vùng lõi

– Quy định tại vùng đệm

– Quy định tại vùng chuyển tiếp

Căn cứ vào từng phân vùng, quy định cụ thể các nội dung sau đây:

– Các hoạt động bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững di sản thiên nhiên

– Bảo tồn và phát huy các giá trị tạo nên di sản thiên nhiên;

– Kiểm soát các hoạt động phát sinh chất thải trong di sản thiên nhiên: hệ thống trang thiết bị, bố trí nguồn lực cho các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý các chất thải phát sinh trong khu vực di sản thiên nhiên;

– Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập trong di sản thiên nhiên;

– Tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ và quản lý di sản thiên nhiên;

– Quan trắc, giám sát môi trường;

– Kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học;

– Tham quan, du lịch sinh thái và quảng bá hình ảnh di sản thiên nhiên;

– Các hoạt động của dân cư sống hợp pháp trong di sản thiên nhiên;

– Cơ chế chia sẻ dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trong di sản thiên nhiên;

– Các hoạt động liên kết và giám sát các hoạt động đầu tư, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong khu vực di sản thiên nhiên;

– Các hoạt động phòng chống rủi ro, thiên tai, thảm họa thiên nhiên, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các biện pháp cụ thể kịp thời ngăn ngừa những tác động xấu đối với những trường hợp cố tình phá hoại di sản thiên nhiên;

– Phối hợp cấp phép đối với các hoạt động trong di sản thiên nhiên;

– Những vấn đề quan trọng khác cần xây dựng thành quy định trong việc: bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phối hợp, thực hiện bảo vệ di sản thiên nhiên đối với các cấp quản lý và các bên liên quan.

Đối với vùng lõi là vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, bổ sung quy định thực hiện theo pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản đối với từng phân khu: bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi hệ sinh thái và dịch vụ hành chính.

Mục 3. Tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

– Phương án tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

– Vai trò, chức năng của tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

Mục 4. Nguồn lực và tài chính cho quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

– Bố trí nguồn nhân lực và phân công trách nhiệm

– Bố trí nguồn vật lực: tài chính và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Quyền hạn, trách nhiệm của ban quản lý, cơ quan hoặc tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên; UBND cấp huyện, cấp xã có ranh giới hoặc diện tích nằm trong di sản thiên nhiên;

– Trách nhiệm phối hợp quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên giữa tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên với cơ quan, tổ chức có liên quan và cộng đồng sống trong và xung quanh di sản thiên nhiên;

– Quy định trách nhiệm của các đơn vị có liên quan;

– Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành.

Ghi chú:

Quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được xây dựng trên cơ sở xác định những yếu tố, nguy cơ có khả năng ảnh hưởng xấu tới các thành phần di sản thiên nhiên để đưa ra các quy định cụ thể nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các di sản thiên nhiên.

6. Nội dung kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

>>> Mẫu số 10 phụ lục I ban hành tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

Nội dung kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

MỞ ĐẦU

PHẦN 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DI SẢN THIÊN NHIÊN

1.1. Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; di tích lịch sử – văn hóa khu vực di sản thiên nhiên.

1.2. Thông tin về di sản thiên nhiên: tên di sản; phân cấp, vị trí địa lý, hiện trạng cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái; các tiêu chí đáp ứng di sản thiên nhiên và cộng đồng sinh sống bên trong, xung quanh di sản thiên nhiên; trang thiết bị phòng chống thiên tai, cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ, bảo vệ môi trường, tổ chức xử lý, thu gom rác thải.

1.3. Hiện trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên.

PHẦN 2. MỤC TIÊU VÀ QUY ĐỊNH VỀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DI SẢN THIÊN NHIÊN

2.1. Mục tiêu, phạm vi

– Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể

– Phạm vi Kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

2.2. Các nguy cơ tác động đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên

2.3. Các hoạt động về quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đối với các phân vùng di sản thiên nhiên

– Điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên; nội dung điều tra theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

– Các hoạt động cụ thể về quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại từng phân vùng di sản thiên nhiên.

Nêu rõ các phân khu, ranh giới và nội dung hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại mỗi phân vùng như sau:

– Vùng lõi di sản thiên nhiên;

– Vùng đệm di sản thiên nhiên;

– Vùng chuyển tiếp di sản thiên nhiên.

Đối với di sản thiên nhiên là vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan, thực hiện quy định tại Thông tư này và các quy định cụ thể đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ hành chính theo quy định pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.

2.4. Các chương trình về quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: nêu rõ tên, mục tiêu, nội dung, kết quả và thời gian thực hiện, đơn vị thực hiện.

2.5. Kế hoạch phục hồi, phát huy giá trị di sản thiên nhiên: nêu rõ kế hoạch cụ thể, định kỳ thời gian về phục hồi, phát triển di sản thiên nhiên và từng phân vùng di sản thiên nhiên. Ví dụ kế hoạch nghiên cứu khoa học, chương trình giảng dạy, học tập trong bảo tồn di sản thiên nhiên; Kế hoạch ứng phó với sự cố, rủi ro các yếu tố môi trường tác động đến di sản thiên nhiên.

2.6. Trang thiết bị kỹ thuật quản lý, bảo vệ di sản thiên nhiên: thu gom, quản lý chất thải; phòng ngừa ứng phó với sự cố, rủi ro các yếu tố môi trường tác động đến di sản thiên nhiên; quan trắc, giám sát môi trường; thống kê, kiểm kê, quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học; cứu hộ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm; bảo đảm an toàn sinh học và ngăn ngừa, kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại; các trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường khác.

2.7. Phương án tổ chức quản lý và bố trí nguồn lực cho quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên;

2.8. Các đề tài, dự án ưu tiên và khái toán kinh phí vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng di sản thiên nhiên; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong di sản thiên nhiên.

– Liệt kê các đề tài, dự án ưu tiên đầu tư xây dựng di sản thiên nhiên và khái toán kinh phí vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng di sản thiên nhiên;

– Liệt kê các đề tài, dự án các hoạt động bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học: tên, mục tiêu, nội dung, đơn vị thực hiện, kinh phí thực hiện;

– Liệt kê các nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững dịch vụ hệ sinh thái chi từ kinh phí thường xuyên từ sự nghiệp bảo vệ môi trường.

PHẦN 3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1. Giải pháp thực hiện: nêu rõ giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch quản lý, trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý hiệu quả di sản thiên nhiên.

3.2. Tổ chức thực hiện: nêu rõ cách thức tổ chức thực hiện kế hoạch; lộ trình thực hiện kế hoạch; thời gian điều chỉnh kế hoạch.

3.3. Kế hoạch giám sát, đánh giá định kỳ về tình trạng quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: chỉ số cần giám sát; chu kỳ và thời gian giám sát; tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm giám sát; những biện pháp bảo vệ cần thực hiện để ngăn chặn các nguy cơ tác động, ảnh hưởng tới di sản thiên nhiên.

PHỤ LỤC (nếu có)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Môi trường – Công ty luật LVN Group